Vụ xả súng Orlando: Vì sao đặc nhiệm Mỹ chậm giải cứu con tin?
Người Mỹ đang bức xúc vì sao đặc nhiệm “cho” hung thủ Omar Mateen đến 3 giờ để bắn giết tại hộp đêm Pulse ở Orlando. Mateen dọa đã quấn bom vào con tin có thể là lý do của sự chần chừ đáng tiếc này.
Đến bao giờ nỗi đau mất mát 49 con người mới nguôi ngoai?. REUTERS
Trong vụ xả súng đẫm máu tại Orlando, nghi phạm chạy ra ngoài hộp đêm từ rất sớm, dường như chỉ là mới sau loạt bắn giết đầu tiên và đã có đấu súng với cảnh sát. Nhưng anh ta đã chạy vào trong lại, vẫn có thể ung dung tiếp tục chĩa súng vào đầu các nạn nhân vô tội, gây ra vụ thảm sát bằng súng khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Mỹ với 49 người chết, 53 người bị thương.
Một phụ nữ may mắn thoát ra khỏi hộp đêm – cô Jeannette McCoy – đã không giấu được sự giận dữ về việc cảnh sát rút lui sau loạt đấu súng đầu tiên, để cho Mateen – rõ ràng là trong tâm trạng kích động sau đấu súng – muốn làm gì các con tin thì làm. Theo cô, lẽ ra cảnh sát đã phải lập tức ập vào tòa nhà thì con số thương vong đã không cao đến thế.
Cô McCoy bức xúc: “Lúc tôi chạy được ra ngoài, tôi đã nói với cảnh sát rằng hắn ta đã bắn ít nhất 100 phát rồi. Tôi cũng nói rằng ít nhất 20 người đã chết rồi… Vậy mà họ vẫn để cho hắn có quá nhiều thời gian… Tiền tôi đóng thuế được sử dụng như thế này ư? Các ông có nhiệm vụ phải ở đó để bảo vệ và phục vụ. Các ông mặt mũi nào mà giải thích với tôi rằng vụ này bắt đầu từ lúc 2 giờ sáng mà mãi tới 5 giờ các ông mới hành động mà bắn hạ hắn ta?”.
Lời dọa đánh bom của Omar Mateen có thể đã khiến cảnh sát chậm chân. REUTERS
Tuy nhiên, báo New York Times ngày 15.6 dẫn lời thị trưởng Orlando, ông Buddy Dyer cho biết nghi phạm Mateen đã nói qua điện thoại với cảnh sát rằng anh ta sẽ quấn chất nổ quanh 4 con tin, trói họ vào các góc trong hộp đêm. Ngoài ra, cảnh sát ở đường dây khẩn cấp 911 cũng nhận được điện thoại, tin nhắn của các con tin, bạn bè, gia đình của họ cho biết hung thủ đã dọa nổ bom.
Video đang HOT
Thực tế, trái với thông tin ban đầu, cho tới nay các nhà điều tra vẫn không tìm thấy dấu vết nào của chất nổ. Hung thủ gây án bằng một khẩu súng trường bán tự động và một khẩu súng ngắn, bắn giết suốt 3 giờ đồng hồ trước khi bị cảnh sát đột nhập vào bắn gục.
Dẫu thế, đánh giá ban đầu về khả năng Mateen mang theo bom có thể lý giải cho việc lực lượng đặc nhiệm SWAT chần chừ quá lâu mới quyết định vào trong. Ông John Mina, cảnh sát trưởng Orlando nói rằng họ chần chờ vì có lý do để tin rằng họ đang đối mặt với tình huống “mất mạng sống ngay trước mắt”. Ông này không giải thích gì thêm.
Đánh giá về khả năng gài bom cũng có thể là lý do cảnh sát trì hoãn rất lâu trước khi vào bên trong tòa nhà thu dọn hiện trường ngay cả sau khi hung thủ đã bị bắn chết.
Việc cảnh sát chần chờ đột nhập vào tòa nhà đã khiến số người chết lên tới 49. REUTERS
Thị trưởng Dyer giải thích: “Khi hung thủ đã chết, anh có thể thấy một bộ pin nằm sát hắn. Điều này khiến chúng tôi lo ngại có một ngòi nổ ở đâu đó. Cạnh thi thể hắn cũng có một cái túi, cứ theo logic thông thường thì chúng tôi có thể kết luận rằng cái túi đó có thể chứa chất nổ…”.
Tới nay, các nhà điều tra đang đi theo hướng cho rằng động cơ của Mateen có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố: Hồi giáo cực đoan, mù quáng, bệnh lý tâm thần, thậm chí sự căm ghét bản thân – có thể xuất phát từ yếu tố anh ta là một người đồng tính. Trước đó, Mateen từng biểu thị sự thù ghét đồng tính và có nhiều tuyên bố mâu thuẫn về mối liên hệ với các tổ chức khủng bố. Trước khi gây án thì anh ta thề trung thành với tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS).
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Mỹ xem xét khởi tố vợ của kẻ xả súng trong hộp đêm Mỹ
Vợ của kẻ xả súng giết hại 49 người trong hộp đêm thành phố Orlando có thể bị khởi tố vì biết ý định tấn công của chồng nhưng không báo cáo chính quyền.
Noor Salman (trái), vợ của Omar Mateen (phải) có thể bị khởi tố. Ảnh: Vinmeo
Theo CNN, Noor Salman, người vợ thứ hai của Omar Mateen, kẻ đã xả súng giết chết 49 người trong hộp đêm Pulse, khai rằng chồng mình từng nói muốn thực hiện một cuộc tấn công jihad, nhưng cô phủ nhận không biết gì về kế hoạch của chồng.
Các nhà điều tra FBI tin rằng Salman không phải kẻ đồng mưu với Mateen nhưng cho biết đang xem xét khởi tố cô vì biết về ý định tấn công của chồng nhưng không báo cáo với chính quyền.
Salman và Mateen lấy nhau năm 2011 và sinh được một con trai 3 tuổi. Họ sống tại Fort Pierce, bang Florida, cách hộp đêm Pulse khoảng một giờ lái xe. Các nhà điều tra cho biết Salman từng đi cùng Mateen tới thám thính một số mục tiêu tấn công tiềm năng, nhưng không rõ cô này nắm rõ kế hoạch tới đâu.
Salman khai rằng cô thấy chồng có hành vi bất thường và thuyết phục anh ta chớ làm điều dại dột. Khi Mateen rời khỏi nhà hôm thứ bảy, vài tiếng trước khi vụ thảm sát đẫm máu, hắn nói dối vợ về nơi sắp đến. Hắn tới Disney Springs trước khi đến hộp đêm Pulse.
Hai vợ chồng từng tới Pulse và khu mua sắm giải trí phức hợp Disney Springs hồi đầu tháng 6. Salman cũng đi cùng chồng tới công viên Disney World hồi cuối tháng 4.
Cùng thời gian đi thám thính Disney Springs, Mateen đi mua vũ khí là khẩu súng trường tấn công AR-15 dùng trong vụ tấn công. Thượng nghị sĩ Angus King, thành viên Ủy ban Tình báo Thượng viện cho biết, không rõ Salman có đi mua súng cùng chồng không.
Công tố viên Bộ Tư pháp và các nhà điều tra FBI đang xem xét lời khai của Salman và các chứng cứ khác để quyết định có hay không khởi tố cô vì tội biết mà không khai báo kế hoạch tấn công của chồng.
"Có vẻ cô ấy biết chút ít về ý định của chồng, cùng anh ta đi tới một vài địa điểm. Chúng tôi không rõ liệu cô ấy có đi cùng và biết rõ mục đích mua súng của chồng không. Hắn ta mua súng chỉ một tuần trước vụ tấn công", ông King nói.
"Tuy nhiên, cô ấy tỏ ra rất hợp tác với các nhà điều tra và cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho chúng tôi như nhân thân, tính cách của hắn ta cũng như động cơ và kế hoạch của hắn".
Mateen, 29 tuổi, kẻ xả súng giết chết 49 người trong hộp đêm Pulse rạng sáng ngày 12/6 từng nhiều lần đến uống rượu trong câu lạc bộ dành cho người đồng tính nam nổi tiếng này. Hắn cũng nhắn tin trò chuyện với nhiều khách hàng trong câu lạc bộ qua một ứng dụng hẹn hò cho người đồng tính nam, theo lời các nhân chứng.
Tổng thống Obama hôm qua nói rằng Mateen dường như "đã trở thành một thanh niên luôn cáu bẳn, bất ổn, cực đoan hóa". Hắn là công dân Mỹ, sinh ra tại New York, có bố mẹ là người nhập cư gốc Afghanistan.
Mặc dù Mateen tuyên bố cam kết trung thành với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), và tổ chức này cũng đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công, nhưng các nhà điều tra cho biết không có bằng chứng cho thấy hắn liên lạc với bất kỳ nhóm khủng bố nào.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Chờ 3 tiếng mới đột kích diệt kẻ xả súng, cảnh sát Mỹ gây tranh cãi Việc lực lượng cảnh sát phải mất ba giờ mới quyết định xông vào hộp đêm đồng tính ở Orlando để giải cứu con tin hôm 12/6 đang gây tranh cãi. Một thành viên đội SWAT hôm 12/6 có mặt tại hiện trường vụ xả súng. Ảnh: AP Một số chuyên gia về chiến thuật cho rằng từ các bài học rút ra...