Vụ WikiLeaks: Binh nhì Manning ra tòa
Ngày 16-12, binh nhì Bradley Manning, người cung cấp hàng trăm ngàn tài liệu ngoại giao mật của Chính phủ Mỹ cho trang web WikiLeaks, đã được đưa ra trước tòa án binh ở căn cứ quân sự Fort Meade, bang Maryland.
Biểu tình ủng hộ binh nhì Bradley Manning ở London (Anh) – Ảnh: Reuters
Đây là lần đầu tiên giới báo chí được tận mắt thấy binh nhì Manning, 24 tuổi, kể từ khi anh bị bắt giữ tại Iraq ngày 26-5-2010 và bị biệt giam. Từ khi bị bắt, Manning đã bị đối xử rất tàn nhẫn. Theo báo Telegraph, khi ở căn cứ quân sự tại Virginia, Manning bị biệt giam trong một xà lim nhỏ, đèn sáng 23 giờ/ngày. Nhiều hôm anh bị lột sạch quần áo.
Mỗi đêm, cứ năm phút là lính gác lại hỏi thăm sức khỏe của anh, nếu không nghe anh trả lời là lính gác khám xét ngay. Trong hơn 18 tháng Manning bị giam giữ, hầu như không một thông tin nào được tiết lộ. Trang Politico cho biết việc tìm thông tin về các tù binh nước ngoài bị giam ở nhà tù vịnh Guantanamo trên trang web của Lầu Năm Góc còn dễ dàng hơn.
Là chuyên viên phân tích tình báo của quân đội Mỹ tại Iraq, Manning có quyền tiếp cận hệ thống mạng SIPRNet mà Chính phủ Mỹ sử dụng để chuyển tải thông tin mật. Quân đội Mỹ cáo buộc Manning đã tải tài liệu mật từ hệ thống SIPRNet xuống máy tính cá nhân và trao cho người sáng lập trang WikiLeaks Julian Assange.
Trong số những tài liệu mật này có hàng trăm ngàn báo cáo của quân đội Mỹ về cuộc chiến Afghanistan và Iraq, bao gồm những vụ giết hại thường dân bị che giấu và một vụ tấn công bằng trực thăng năm 2007 làm hai phóng viên Reuters thiệt mạng. Manning cũng đã trao cho WikiLeaks khoảng 250.000 bức điện tín ngoại giao từ các đại sứ quán Mỹ trên toàn thế giới.
Video đang HOT
“Giết gà bằng dao mổ trâu”
Theo báo Washington Post, quân đội Mỹ cáo buộc Manning 22 tội danh, trong đó nghiêm trọng nhất là tội “hỗ trợ kẻ thù” và vi phạm Luật phản gián. Nếu bị kết án, Manning có thể sẽ phải lãnh án tù chung thân đến tử hình. Phiên điều trần tại Fort Meade sẽ kéo dài đến ngày 23-12.
Dưới mắt giới chức chính quyền Mỹ, Manning là một kẻ tội đồ. Các công tố viên quân đội Mỹ khẳng định có đủ bằng chứng để khởi tố khi coi binh nhì Manning là kẻ phản loạn muốn đánh sập toàn bộ cộng đồng ngoại giao Mỹ. Họ sẽ sử dụng một đoạn video quay cảnh Manning gặp gỡ các tin tặc ở Boston hồi năm 2010 và các đoạn đối thoại trên mạng giữa Manning và Adrian Lamo, người đã tố cáo anh với chính quyền.
Khi đó, Manning lấy biệt danh trên mạng là Bradass87 và viết: “Hillary Clinton và hàng chục ngàn nhà ngoại giao trên toàn thế giới sẽ bị lên cơn đau tim khi một sớm mai thức giấc họ phát hiện thấy ai cũng có thể đọc được những tài liệu mật về chính sách ngoại giao”.
Trước phiên tòa, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố “Manning vi phạm luật pháp”. Nhiều quan chức Mỹ cũng cho rằng những tiết lộ của Manning đã “đe dọa sự an toàn của quân đội Mỹ và đồng minh trên chiến trường Iraq và Afghanistan”.
Giới chuyên gia luật pháp Mỹ nhận định quân đội và chính quyền Mỹ quyết trừng phạt Manning để ngăn chặn những vụ rò rỉ thông tin tương tự trong tương lai. Báo Los Angeles Times dẫn lời chuyên gia Elizabeth Goitein thuộc Trường luật Đại học New York mô tả các cáo trạng chống lại Manning là “trò giết gà bằng dao mổ trâu”! Luật sư của Manning là David Coombs chỉ trích tuyên bố của ông Obama là hành vi gây sức ép lên tòa án, còn những tuyên bố của nhiều quan chức Mỹ là đã thổi phồng thiệt hại (nếu có) đối với an ninh Mỹ.
Sự thật cao hơn bí mật
Các nhà hoạt động chống chiến tranh Mỹ và quốc tế lại cho rằng Manning xứng đáng được xem là một người hùng vì đã lật tẩy những bí mật mà công chúng cần biết. Theo Reuters, ngày 16-12 Mạng lưới ủng hộ Bradley Manning (BMSN) đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài căn cứ Fort Meade để phản đối phiên tòa xử Manning. Các cuộc biểu tình cũng sẽ tiếp tục diễn ra trong hôm nay 17-12 ở Fort Meade và thủ đô Washington.
Tạp chí Đức Der Spiegel dẫn lời ông Daniel Ellsberg, người từng gây chấn động dư luận Mỹ năm 1971 khi đưa tập tài liệu Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam cho báo New York Times, nhận định: “Liệu có bao nhiêu người lên tiếng về các tội ác chiến tranh do lính Mỹ gây ra ở Iraq nếu không có các tài liệu do Manning cung cấp?”.
Theo ông Ellsberg, binh nhì Manning đã làm nên lịch sử và xứng đáng được tôn vinh. Năm 1971, tổng thống Mỹ Richard Nixon đe dọa sẽ tống Ellsberg vào tù. Nhưng các tòa án cấp cao nhất ở Mỹ lại đã xác định sự thật còn quan trọng hơn cả bí mật nhà nước. Nhờ đó, ông Ellsberg được tự do. Giờ ông hi vọng Manning cũng sẽ chiến thắng giống như ông.
Vẫn theo tạp chí này, luật sư Coombs sẽ sử dụng chính kết luận của Nhà Trắng cho rằng các tài liệu bị rò rỉ “không gây nguy hại cho an ninh quốc gia” để “gậy ông đập lưng ông” và bảo vệ Manning. Hi vọng dành cho binh nhì Manning rất mong manh. Ở Anh, tổng biên tập WikiLeaks cũng đang phải chiến đấu chống việc bị dẫn độ về Thụy Điển để phục vụ điều tra nghi án cưỡng hiếp. Nhưng cả hai đều không đơn độc trong cuộc chiến của họ.
Theo Tuổi Trẻ
Bé gái người Việt bị sát hại tại Mỹ
Jessica Nguyen, một học sinh 12 tuổi tại trường trung học Gaithersburg, bang Maryland, Mỹ, bị phát hiện nằm chết trên sàn nhà hôm 31/5. Cảnh sát nhận định đây là một vụ giết người.
Jessica Nguyen. Ảnh: Montgomery County Schools.
Cảnh sát thành phố Montgomery hôm qua cho biết cuộc điều tra ban đầu cho thấy cô bé về nhà vào lúc 3 giờ chiều hôm 31/5. Năm tiếng sau, cô bị giết trong ngôi nhà lớn ở cùng với 5 thành viên trong gia đình. Cô bé bị các vết chấn thương ở cơ thể.
"Chúng tôi sẽ tìm hiểu bất cứ ai hoặc bất cứ tình huống nào mà Jessica đã có liên hệ", Paul Starks, phát ngôn viên cảnh sát Montgomery, nói. "Gia đình họ đang rất đau khổ. Chúng tôi thông cảm với họ. Nhưng đó là những nguồn cung cấp thông tin quan trọng".
Theo Washington Post, cảnh sát từ chối tiết lộ hướng điều tra.
Terrianne Small, hiệu trưởng trường Gaithersburg, cho biết Jessica là một cô bé thông minh và có một tương lai rạng rỡ ở phía trước. "Cô bé rất tuyệt vời, chăm chỉ và luôn nở nụ cười trên môi", Small nói.
Theo VNExpress