Vụ vượt ngục ly kỳ nhất trong lịch sử Thái Lan
Klong Prem (được thế giới biết dưới cái tên Bangkok hilton) là nhà tù được bảo vệ nghiêm ngặt nhất Thái Lan với hàng rào kẽm gai có điện, hào nước, tường cao. Lúc cao điểm, có đến 20.000 phạm nhân bị giam giữ tại đây.
Vào thời gian McMillan bị giam giữ, nhà tù Klong Prem có đến 1.158 tù nhân là người nước ngoài mang quốc tịch của 56 quốc gia. Mang án tử hình vì buôn ma túy, McMillan đã vượt ngục thành công và vẫn sống công khai, yên ổn cho tới giờ, bất chấp lệnh dẫn độ và truy nã gắt gao của chính phủ Thái Lan.
Là con trong một gia đình trung lưu chuyển từ Anh tới sinh sống ở Australia, ở tuổi 12, McMillan là một đứa trẻ hứa hẹn khi trở thành người dẫn chương trình nhí của chương trình Peter Jr. của Kênh truyền hình Nine Network, Australia. Năm 1976, McMillan làm việc trong ngành điện ảnh và xuất bản của Tp. Melbourne. Tuy nhiên, sự nghiệp lương thiện của y ngắn chẳng tày gang, McMillan bắt đầu lao vào con đường phạm tội khi kết thân với Wynne Wilson, bố già giấu mặt trong giới xã hội đen của Tp. Melbourne, đóng vai trò con thoi vận chuyển ma túy loại cần sa và hêrôin từ các quốc gia Nam Á như Pakistan, Afghanistan, Ấn Độ đến Anh qua ngả Australia.
Klong Prem là nhà tù được canh gác cẩn mật nhất Thái Lan.
Lần đầu vào khám của y là tháng 6-1979, McMillan bị bắt giữ tại sân bay Heathrow (London) với tang vật là 7kg cần sa và phải lãnh án 6 tháng tù giam. Sau khi ra tù, McMillan quay về lại Australia, thôi việc ở chỗ bố già Wilson để thiết lập riêng cho mình một đường dây buôn lậu ma túy. Ba năm sau, McMillan cùng một đàn em tên Michael Sullivan bị Cảnh sát bang Victoria bắt giữ về tội buôn lậu ma túy. Khám xét nơi ở của y, Cảnh sát thu giữ được 26kg cần sa, 11kg hêrôin chuẩn bị vận chuyển đến Anh, Bỉ và Thái Lan để tiêu thụ. Bị giam giữ tại nhà tù Pentridge của Tp. Melbourne, McMillan đã tìm cách vượt ngục bằng máy bay trực thăng nhưng không thành. Kết quả là y bị tuyên án 13 năm tù giam cho 11 tội danh khác nhau, trong đó nặng nhất là buôn lậu ma túy và âm mưu vượt ngục.
Video đang HOT
Sau khi được tha tù trước hạn vào năm 1993, McMillan đến Thủ đô Bangkok của Thái Lan để tiếp tục hoạt động buôn lậu ma túy. Ngày 11-7-1995, trong một đợt trấn áp tội phạm buôn lậu ma túy tại Khu người Hoa (Chinatown) của Thủ đô Bangkok, Cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ McMillan với tang vật là 21kg ma túy loại hêrôin cùng 32 giấy thông hành giả. Trong thời gian chờ đợi để được đưa ra Tòa án xét xử, McMillan bị giam giữ tại nhà tù trung tâm Klong Prem ở Thủ đô Bangkok. Tại đây, y đã thực hiện một cuộc vượt ngục “vô tiền khoáng hậu”.
McMillan bị giam giữ tại buồng giam số 030 nằm ở tầng thứ ba cùng với 18 tù nhân khác đều là người nước ngoài. Do có tiền lo lót cho giám thị nên McMillan được ưu tiên bố trí góc sinh hoạt riêng trong buồng giam là nơi mà hắn ta có cả radio, một bàn làm việc nhỏ. Tại góc riêng này có đầy đủ sách, báo, đồ dùng cá nhân, nhưng tất cả đều để che giấu những dụng cụ như lưỡi cưa, dao nhọn… mà McMillan kiếm được từ những buổi lao động hoặc nhờ người bên ngoài tìm mua. Y còn kiếm được cả ủng cao su, ô, cùng một đèn pin nhỏ. Tận dụng những buổi lao động ở bên ngoài, y gom được một số quần áo cũ của tù nhân, sau đó cắt nhỏ ra và bện lại thành dây dài. Thời tiết Thái Lan bắt đầu vào mùa mưa, McMillan bắt đầu cưa song sắt ngay tại góc riêng trong buồng giam của mình mà chẳng ai chú ý.
Sau khi đã cưa được một khoảng trống đủ để thoát ra ngoài, vào lúc 3 giờ 30 sáng ngày 12-8-1996, McMillan quyết định vượt ngục. Sau khi thoát ra ngoài buồng giam, y quấn dây vải vào những song sắt khác và leo xuống hàng rào điện. Do mang ủng cao su cách điện nên McMillan không bị giật. Y vượt tiếp qua hào nước, leo qua một tường rào và thoát ra đường Maha Chai tại Thủ đô Bangkok. Do trời mưa lớn và McMillan che ô nên không ai nghĩ rằng đó là tù vượt ngục. McMillan đi xe taxi đến khu người Hoa, kiếm một giấy thông hành giả và đến 6 giờ 20 sáng ngày 12-8-1996, y đã mua được vé máy bay bay đến Singapore. 7 giờ 30 sáng, McMillan được phát hiện đã đào thoát khỏi buồng giam và lệnh báo động được ban hành khắp nhà tù Klong Prem và sau đó là trên toàn lãnh thổ Thái Lan.
Tất cả những tù nhân bị giam giữ chung buồng giam với McMillan đều bị biệt giam để thẩm vấn suốt hai ngày nhưng mọi người đều lắc đầu không biết chuyện gì đã xảy ra. Vụ vượt ngục táo bạo này gây rúng động dư luận Thái Lan và khiến 4 sĩ quan giám thị cao cấp và 11 giám thị quản lý 11 buồng giam ở tầng thứ ba bị giáng chức, kỷ luật.
Sau khi vượt ngục thành công khỏi nhà tù Klong Prem đã đáp máy bay đến Singapore, sau đó bay tiếp sang Pakistan và được bảo trợ bởi một băng nhóm tội phạm vốn có quan hệ mua bán ma túy với hắn ta trước đó. Tại đây, y tiếp tục xây dựng các đường dây buôn lậu ma túy đến Australia, Bỉ và Anh. Năm 2002, McMillan bị bắt giữ tại sân bay Heathrow của Thủ đô London với 2,3kg ma túy loại hêrôin và phải lãnh án 5 năm tù giam. Cả Australia và Thái Lan đều ra lệnh truy nã đặc biệt McMillan nhưng y đã may mắn thoát cả hai yêu cầu dẫn độ này. Luật pháp Anh quốc không cho phép dẫn độ tù nhân đến các quốc gia có án tử hình, trong khi vi phạm lệnh quản chế của Australia lại không phải là lý do đủ năng để dẫn độ. Năm 2007, sau khi ra tù, McMillan chuyển đến sinh sống tại khu Kesington và xin làm công nhân tại một xưởng bao bì y tế tại Tp. Dorking để kiếm thu nhập sống qua ngày. Tuy nhiên, không ai biết liệu bao giờ y lại “ngựa quen đường cũ”?
Vào tháng 12-2008, Nhà xuất bản Mainstream của Anh đã cho xuất bản cuốn sách có tựa đề “Màn vượt ngục của McMillan” và ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, cuốn sách này đã bị cấm phát hành tại Thái Lan và Australia là hai quốc gia đã phát lệnh truy nã đặc biệt đối với McMillan.
Theo Báo Công Lý
"Lang Trần" Thành Lộc nói về vai diễn nặng ký nhất
Giám khảo cuộc thi Vietnam"s Got Talent dành nhiều lời khen cho đạo diễn Thạc Chuyên của "Lời nguyền huyết ngải" và khẳng định thầy giáo Hoàn Sinh trong phim này là vai điện ảnh nặng ký nhất của anh.
Lý do gì khiến anh nhận lời tham gia "Lời nguyền huyết ngải" mà không cần đọc kịch bản trước?
- Tôi ngưỡng mộ Bùi Thạc Chuyên từ những phim trước đó anh ta làm. Tôi thấy đây là một đạo diễn rất "tử tế". Tôi thích dùng từ này vì trong nền điện ảnh bây giờ, nhiều người đi vào dòng thị trường, có tính thương mại cao thì Chuyên lại đi theo dòng trải nghiệm. Có thể hay, có thể chưa hay, có thể không hay nhưng tôi thích cái sự tử tế trong phim của Chuyên.
Chính vì thế, khi anh ta mời đóng, tôi đồng ý ngay mà chưa cần biết là phim gì. Tôi cũng không hỏi là vai gì vì nghĩ Chuyên chắc chắn sẽ không giao cho mình một vai nhợt nhạt. Tôi không phân biệt chính hay phụ vì khi tổng thể nó hay, vai nào cũng sẽ có đất của nó. Khi Chuyên kể cho tôi một câu chuyện chưa hoàn chỉnh, gần như mới chỉ là một ý tưởng phác thảo trong đầu thì tôi đã muốn phiêu lưu với người đạo diễn trẻ này rồi.
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và NSƯT Thành Lộc tại buổi ra mắt
"Lời nguyền huyết ngải" ở TP HCM tối 5/1.
Ban đầu, "Lời nguyền huyết ngải" được quảng cáo là phim kinh dị, nhưng lúc gần ra mắt, Bùi Thạc Chuyên lại đính chính phim không kinh dị mà là dòng ly kỳ, huyền bí. Vậy theo anh, đây là bộ phim thế nào?
- Lời nguyền huyết ngải vẫn thuộc dòng phim kinh dị. Tuy nhiên, với khán giả bình thường thì không "cực" này thì sẽ là "cực" kia. Nhiều người vẫn nghĩ phim kinh dị là cứ phải hiệu ứng hình ảnh, kỹ thuật, kỹ xảo hoành tráng lắm như kiểu phim Mỹ, cho nên nếu không phải thế thì họ sẽ thất vọng. Đôi khi có rất nhiều chất liệu để làm ra dòng phim đó chứ không chỉ là những yếu tố trên.
Phim kinh dị châu Á, như của Nhật thì không giống phim Mỹ. Nó gợi mở sự ám ảnh và tạo cảm giác cho người xem. Chuyên cũng đi theo dòng kinh dị như vậy và tôi nghĩ đó là một lựa chọn thông minh bởi chúng tôi đâu có đủ tiền làm một phim mà kỹ xảo kiểu một con quái vật hay một con ma cứ lù lù lè lưỡi nhát mọi người đâu. Nếu mà làm như vậy khéo lại mang hiệu ứng ngược, khán giả sẽ buồn cười vì khi làm chưa tới, chưa chắc khán giả đã sợ.
Sức mạnh lớn nhất chúng tôi dồn vào phim chính là nội dung câu chuyện. Khi đọc truyện ma thì có những đoạn con ma không xuất hiện nhưng người đọc vẫn cảm thấy ghê và Chuyên chọn cách thể hiện như vậy. Tôi nghĩ Chuyên đính chính như vậy là để khán giả đừng có hy vọng quá nhiều theo một kiểu này, để khi ra một kiểu khác thì lại bị thất vọng.
Cảm xúc của anh khi lần đầu tiên xem "Lời nguyền huyết ngải" trên màn ảnh rộng?
- Lần đầu tiên tôi xem là một buổi chiếu mang tính thăm dò với những khán giả ngẫu nhiên. Tâm trạng tôi khi đó là thấy mừng khi phim tốt hơn kịch bản. Tư duy của người đạo diễn là tư duy bằng hình ảnh. Tôi thì không có được cái tư duy đó và chỉ là người thực hiện điều mà đạo diễn nói nên tôi không thể hình dung ra được tổng thể nó như thế nào. Đặc biệt là khi điện ảnh lại có một ngôn ngữ riêng.
Cảnh quay nào trong phim khiến anh nhớ nhất?
- Mỗi cảnh quay đều là một áp lực với tôi. Thời tiết lúc đó vào khoảng tháng 3, rất lạnh. Tôi thích trời lạnh lắm nhưng bộ trang phục của tôi không đủ ấm. Những đoạn quay ngoài trời, tôi hay bị run, răng va vào nhau và không thoại được. Có những lúc cô trợ lý đạo diễn phải cầm chăn trùm tôi lại và ôm tôi. Lúc ấy trông chúng tôi giống như một cặp tình nhân vậy.
Cảnh tôi sợ nhất là cảnh quay ở sân chỗ vườn cây huyết ngải. Nhiệt độ xuống chừng 7 độ, mưa phùn nên đất ẩm, lá cây ướt sũng nước. Các diễn viên lăn lê bò toài trong mưa gió. Ông đạo diễn thì cầu toàn, bắt quay đi quay lại mà không lần nào dưới con số 7. Cảm giác căng thẳng kinh khủng. Nhưng giờ tìm lại những kỷ niệm đó thì còn đâu mà tìm.
Chắc hẳn anh có rất nhiều kỷ niệm với dàn diễn viên trẻ trong phim?
- Họ đóng rất hay. Tôi đặc biệt có thiện cảm với hai người đóng vai hai cậu học trò Tùy và Khải béo. Khi xem lại phim, tôi lại càng cảm thấy yêu hai cậu Huy và Hoàng hơn vì họ đóng dễ thương quá. Còn Phan Anh, khi đóng với cậu ta tôi rất tò mò. Tôi cũng nổi tiếng, mà Phan Anh là người mới nổi tiếng. Tôi chờ đợi gặp người nổi tiếng này, xem anh ta chảnh chọe, kênh kiệu hay là một người khiêm tốn. Tuy nhiên, trong quá trình làm phim, tôi thấy Phan Anh là một người rất dễ gần và cầu thị. Yu Dương cũng làm tròn vai. Nhân vật của cô bé mang hiệu ứng rất đặc biệt về hình ảnh. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên rất may mắn khi chọn được một cô bé có gương mặt rất hợp, đặc biệt là mái tóc vô cùng "ma mị".
Tạo hình của NSƯT Thành Lộc trong vai thầy
giáo Hoàn Sinh của "Lời nguyền huyết ngải".
Anh từng tâm sự rằng lúc quay bộ phim này, đôi lúc muốn bóp cổ Bùi Thạc Chuyên vì đạo diễn này quá khó tính. Vậy khi phim đã hoàn thành, anh đã có dịp làm điều đó chưa?
- Tôi không làm được điều đó vì Bùi Thạc Chuyên cao hơn tôi hai cái đầu lận (cười lớn). Nếu bóp, tôi chỉ bóp được ngực chứ không tới được cổ. Chuyên có bộ mặt rất "sát thủ", nhưng lại là người rất hiền lành. Trong cách xử lý công việc, tôi phát hiện ra cậu ta còn hay thiếu tự tin nữa. Lúc bối rối thì Chuyên hò hét, chẳng qua là để che cái sự bối rối, thiếu tự tin mà thôi. Chính vì điều đó mà tôi lại càng yêu quý người đạo diễn trẻ này hơn.
Điện ảnh Việt Nam trong vài năm trở lại đây rất phát triển với nhiều giải thưởng quốc tế, nhưng cũng tạo ra không ít "thảm họa" khi nhiều nhà làm phim chạy theo yếu tố thương mại và quên đi tính nghệ thuật của điện ảnh. Anh nghĩ sao?
- Tôi nghĩ chuyện đó là bình thường trên con đường phát triển. Hollywood cũng có nhiều phim tệ mà, huống chi nền điện ảnh của chúng ta chưa có tầm cỡ gì so với thế giới. Chúng ta đã qua cái thời hoàng kim nên mọi thứ gần như phải mầy mò lại từ đầu. Ngay cả những phim chúng ta từng nghe là bom tấn này, bom tấn kia nhiều khi xem cũng "hỡi ôi" mà. Chính vì vậy nên có những phim chạy theo thương mại là bình thường, mà tôi nghĩ là cũng nên có.
Làm phim là để cho công chúng mua vé xem. Nói chung ai làm nghệ thuật mà nghĩ không cần người xem thì chắc người đó đang ở trên mây. Nhưng tôi cũng tôn trọng những người có suy nghĩ như vậy vì đó là quyền tự do mỗi người. Nghệ thuật cũng nên có nhiều ngã rẽ, lối đi và ai thích đi như nào thì người ta đi như thế đó.
Hơn 40 năm đi diễn, vai diễn nào khiến anh nhớ đến đầu tiên khi nhìn lại sự nghiệp của mình?
- Với sân khấu kịch thì có một vai mà nhiều năm rồi tôi không diễn nhưng vẫn nhớ tới. Đó là Inhaxio trong một vở kịch của Tây Ban Nha. Nhân vật này là một người mù trong một trường mù bẩm sinh. Nhưng anh ta là một người nổi loạn, giống tôi vì tôi cũng rất nổi loạn. Nhân vật thứ hai khiến tôi nhớ đến là ông Tư trong vở Dạ cổ hoài lang. Đây là một vở bi kịch và và vai diễn này đã tạo nên thương hiệu của tôi ở dòng chính kịch và bi kịch.
Vai diễn hài kịch tôi nhớ nhất là cô gái điếm trong vở Hợp đồng mãnh thú. Tôi yêu nhân vật này vì tính tư tưởng, vì chủ đề của câu chuyện là giá trị của con người được đặt trên cái giường chứ không phải cái bàn. Còn về điện ảnh thì vai diễn nặng ký nhất của tôi từ trước tới nay chính là thầy giáo Hoàn Sinh trong Lời nguyền huyết ngải.
Theo VnExpress
Ly kỳ chuyện đàn ông có "chục vợ, trăm bồ" giữa Thủ đô Chả mấy ai trong ngôi làng ở Hà Nội này lấy một vợ cả, cứ phải là đôi vợ, ba vợ, thậm chí là mười vợ. Trong một lần ngồi trò chuyện về ông nhà thơ Nguyễn Đăng Hành 16 vợ giữa thủ đô, một cô bạn quê ở làng Vân Côn (xã Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội) cười toe toét bảo:...