Vụ “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình: Sở GTVT làm rõ “quan hệ chỗ nọ, chỗ kia”
Sau khi báo Dân trí phản ánh vụ “vỡ trận” và những dấu hiệu tiêu cực ở bến Mỹ Đình, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định quyết tâm di chuyển 525 lượt xe ra khỏi bến này trong cuộc họp báo tại Thành ủy Hà Nội.
Dư luận đặt câu hỏi: Liệu Hà Nội có đủ dũng cảm để chặt đứt “nhóm lợi ích” để lập lại trật tự vận tải, sắp xếp theo đúng quy hoạch đã có từ lâu?!.
Trong cuộc họp báo tại trụ sở Thành ủy Hà Nội về các dự án giao thông đang triển khai, cùng những vấn đề giao thông nhức nhối trên địa bàn thành phố thời gian qua, vụ bến xe Mỹ Đình bị “vỡ trận”, cùng dấu hiệu cố ý làm trái vì “nhóm lợi ích” khiến bến xe Mỹ Đình bị quá tải và “vỡ trận”, buộc phải di chuyển hơn 500 lượt xe/ngày nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan báo chí.
Tại cuộc họp, PV Dâ n trí đặt câu hỏi, tháng 10/2009, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) ra thông báo số 1382 về việc tạm dừng bổ sung xe khách vào hoạt động ở bến xe Mỹ Đình, tuy nhiên, trên thực tế vẫn có hàng trăm lượt xe khách được cấp phép hoạt động ở bến xe Mỹ Đình, ngày cao điểm lên đến gần 1500 lượt xe/ngày. Vậy Sở GTVT giải thích mâu thuẫn này như thế nào?
PV Báo Dân trí chất vấn lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội tại cuộc họp chiều 21/5/2013
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí, ông Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội thừa nhận thực tế hiện nay bến xe Mỹ Đình đang quá tải với 1233 lượt xe/ngày. Tuy nhiên, ông Hùng khẳng định Sở GTVT Hà Nội chỉ thỏa thuận cấp phép cho gần 300 lượt xe khách, số còn lại do Sở GTVT các tỉnh và Tổng cục Đường bộ tự thỏa thuận với bến xe Mỹ Đình.
Sau khi Sở GTVT lập tờ trình di chuyển 525 phương tiện tại bến Mỹ Đình về bến Yên Nghĩa và bến Gia Lâm, dư luận đang lo ngại việc làm của Sở GTVT có thể tạo ra cuộc chạy đua “bôi trơn” giữa các nhà xe nhằm bám trụ lại bến Mỹ Đình để gỡ gạc khoản chi phí “chạy lốt” đã bỏ ra từ vài chục đến cả trăm triệu?.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng cam kết, việc lập danh sách các tuyến xe khách di chuyển khỏi bến xe Mỹ Đình đều dựa trên điều kiện và nhu cầu thực tế, sẽ không có chuyện Sở GTVT chịu tác động xem xét xe nào đi, xe nào ở như dư luận nghi ngờ. Với trách nhiệm của người đứng đầu ngành GTVT Hà Nội, Giám đốc Nguyễn Quốc Hùng khuyến khích các nhà xe gọi điện trực tiếp đến ông nếu phát hiện dấu hiệu nhũng nhiễu doanh nghiệp từ các bộ phận chức năng chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, cấp phép thuộc Sở GTVT Hà Nội.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quốc Hùng khẳng định Sở GTVT Hà Nội chỉ cấp phép hơn 300 lượt xe
Trước tình trạng bến xe Mỹ Đình “vỡ trận”, ngày 2/4/2013, Sở GTVT đã có tờ trình số 391/TTr-SGTVT gửi UBND TP. Hà Nội kiến nghị di chuyển 525 phương tiện thuộc 59 đơn vị vận tải đang hoạt động tại bến xe Mỹ Đình. Nội dung tờ trình số 391/TTr-SGTVT đưa ra phương án sẽ di chuyển 525 phương tiện về bến xe Yên Nghĩa và Hà Đông từ ngày 6/5/2013. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có phương tiện nào được di chuyển, bến Mỹ Đình vẫn ngày ngày gồng mình chịu cảnh quá tải không thể kiểm soát.
Về việc chưa tiến hành di chuyển 525 phương tiện ra khỏi bến xe Mỹ Đình theo nội dung tờ trình số 391/TTr-SGTVT gửi TP. Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng nguyên nhân chính xuất phát từ công văn chỉ đạo số 1605/VP-QHXDGT của UBND TP. Hà Nội có nội dung không rõ ràng nên Sở GTVT chưa có cơ sở thực hiện. Ông Hùng cho biết: “ Sau khi nhận được tờ trình số 391/TTr-SGTVT, trong công văn trả lời TP. Hà Nội chỉ đề nghị xử lý tình trạng xe dù, bến cóc. Thành phố đã chỉ đạo như vậy, là cấp dưới chúng tôi phải có trách nhiệm thực hiện“.
Ông Nguyễn Quốc Hùng tái khẳng định sẽ di chuyển 525 phương tiện ra khỏi bến xe Mỹ Đình
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Quốc Hùng khẳng định Sở GTVT vẫn giữ nguyên quan điểm sẽ di chuyển 525 lượt xe ra khỏi bến Mỹ Đình như nội dung nêu ra trong tờ trình số số 391/TTr-SGTVT ngày 2/4/2013 gửi UBND TP. Hà Nội. Bên cạnh đó, ông Hùng cho biết sẽ làm việc với ông Nguyễn Mạnh Tiến – Giám đốc bến xe Mỹ Đình để làm rõ việc cấp phép hoạt động là do “ quan hệ của chỗ nọ, chỗ kia” mà ông Tiến viện dẫn với phóng viên báo chí liên quan đến việc cấp phép khiến bến xe Mỹ Đình rơi vào cảnh “vỡ trận” suốt thời gian dài khiến dư luận bức xúc.
Sau những việc báo Dân trí đã phản ánh, ông Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cam kết sẽ chấn chỉnh lại cán bộ, các bộ phận liên quan đến việc cấp phép, quản lý, giám sát hoạt động tại bến xe Mỹ Đình thời gian qua.
Như thông tin báo Dân trí đã phản ánh trong nhiều bài viết, từ năm 2007, Sở GTVT Hà Nội thông báo bến xe Mỹ Đình không tiếp nhận thêm xe vào bến Mỹ Đình… vì quá tải. Nhưng thay vào đó, Sở lại “thả cửa” cho nhiều xe khách chạy “xuyên tâm” vào bến Mỹ Đình trái với chủ trương, quy hoạch của TP. Hà Nội. Chính các xe này đã gây nhiễu loạn luồng tuyến, tạo ra hàng loạt tiêu cực, mất an toàn giao thông (ATGT), đẩy các tuyến xe này vào cảnh cứ gần 3 phút lại có một xe phải xuất bến.
Từ năm 2006, Sở GTVT Hà Nội đã khẳng định công suất tối đa của bến xe Mỹ Đình là 800 lượt xe trên/ngày. Vậy mà “nhóm lợi ích” đã thả cửa bổ sung thêm gần 500 lượt xe xuất bến/ngày tại bến Mỹ Đình khiến bến xe này “bội thực” và “vỡ trận”
Ngày 14/10/2009, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội ban hành công văn số 1382/TB-GTVT về việc tạm ngừng đăng ký mới, bổ sung phương tiện từ các tỉnh phía Đông, Đông Nam, Nam thành phố Hà Nội đến bến xe Mỹ Đình và ngược lại. Tuy nhiên, tình trạng “bội thực” ở bến xe này không những chẳng giảm mà còn gia tăng gấp nhiều lần.
Ngày 2/4/2013, Sở GTVT có tờ trình số 391/TTr-SGTVT gửi UBND TP. Hà Nội về việc điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách ra khỏi bến xe Mỹ Đình, nhưng đến ngày 18/4/2013, UBND TP. Hà Nội lại ban hành không rõ ràng, chỉ nhấn mạnh việc xử lý tình trạng xe dù, bến cóc khiến dư luận đặt câu hỏi về những dấu hiệu bất thường trong văn bản của UBND TP. Hà Nội.
Qua điều tra, PV Dân trí đã thu thập nhiều chứng cứ cho thấy đang có những nhóm lợi ích trong việc để bến xe Mỹ Đình rơi vào cảnh “vỡ trận”:
Nhóm lợi ích thứ nhất thuộc cá nhân có chức năng thanh tra đã hưởng lợi từ việc làm ngơ hoặc tổ chức cho xe khách liên tỉnh xuyên tâm hoặc vào trong Thành phố Hà Nội, các văn phòng bán vé trong nội đô đón, trả khách.
Nhóm lợi ích thứ hai thuộc cá nhân có chức năng cấp phép vào các bến xe để hưởng lợi từ việc cho xe vào bến hoặc vào lốt (giờ) có nhiều khách, đi theo lộ trình qua khu tập trung dân cư, trường học hoặc bệnh viện, v.v…
Trước tình hình trên, dư luận cho rằng cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt từ các cơ quan Trung ương nhằm tổ chức lại giao thông đối với phương tiện vận tải khách ở Hà Nội với những giải pháp cơ bản để xóa bỏ tình trạng xe khách liên tỉnh vào đón khách tại các văn phòng bán vé của các doanh nghiệp vận tải khách trong nội đô; nghiêm cấm xe khách liên tỉnh giả danh xe du lịch, xe đưa rước… để đưa, đón khách ra, vào nội đô; sắp xếp tuyến vận tải khách liên tỉnh theo đúng “Quy hoạch vận tải khách liên tỉnh tại các bến xe năm 2007 trên địa bàn TP Hà Nội” .
Báo Dân trí đề nghị UBND TP. Hà Nội cần mạnh tay trong chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương trên để giữ nghiêm kỷ cương phép nước và kiên quyết triệt tiêu “nhóm lợi ích” đang “cố thủ” hoành hành. Hơn thế nữa, vấn đề an toàn giao thông của Thủ đô Hà Nội đã quá nhức nhối, đang thực sự là mối quan tâm lớn của dư luận cả nước. Nhằm lành mạnh hóa tình hình trật tự an toàn giao thông ở Thủ đô, đã đến lúc rất cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương, Bộ GTVT, Bộ Công an, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và UBND TP. Hà Nội.
Văn phòng Chính phủ yêu cầu UBND TP. Hà Nội dẹp nạn xe dù bến cóc Liên quan đến vụ việc trên, Văn phòng Chính phủ liên tiếp có hai văn bản gửi UBND TP. Hà Nội yêu cầu đơn vị này xử lý nghiêm nạn xe dù bến cóc tại bến xe Mỹ Đình. Cụ thể, Công văn số 9728/VPCP -KTN và Công văn số 391/PC-VPCP ngày 14/5/2013 nêu rõ: Văn phòng Chính phủ nhận được đơn kiến nghị của doanh nghiệp phản ánh về nạn xe dù tại bến xe Mỹ Đình, TP. Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến như sau: Yêu cầu UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra ngay và xử lý nghiêm những doanh nghiệp và cá nhân vi phạm các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô tại bến xe Mỹ Đình, TP. Hà Nội; Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ chuyển đơn kiến nghị của doanh nghiệp vận tải liên quan đến việc điều chỉnh một số tuyến xe tại bến Mỹ Đình đến UBND TP. Hà Nội nghiên cứu và trả lời theo quy định.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Cắt tiền đứng lớp của GV dôi dư: Làm trái quy định của Thủ tướng
Liên quan đến vấn đề báo Dân trí phản ánh về việc 230 giáo viên thuộc diện dôi dư trên địa bàn huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) bị cắt tiền đứng lớp, Thanh tra Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã chỉ ra việc làm trên của huyện là trái với quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Như thông tin đã phản ánh, hiện nay, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc có 26 trường THCS, trong đó có 23 trường có giáo viên (GV) dôi dư. Tổng số GV dôi dư của toàn huyện là 230 người. Những GV dôi dư này vẫn được sắp xếp dạy bình thường như những GV không dôi dư.
Kết luận của thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa về việc UBND huyện Ngọc Lặc cắt tiền đứng lớp của GV.
Thế nhưng, ngày 7/12/2012, UBND huyện Ngọc Lặc đã có Công văn số 1149/UBND-GD về việc giải quyết GV dôi dư bậc THCS. Trong công văn ghi rõ: Kể từ ngày 1/1/2013, các GV dôi dư được hưởng nguyên lương, không được hưởng phụ cấp ưu đãi của ngành và các chế độ khác theo quy định hiện hành đối với GV đứng lớp. Riêng thời gian đứng lớp trước đây (từ tháng 12/2012 trở về trước) đã được UBND tỉnh Thanh Hóa thẩm định thì được truy lĩnh phụ cấp thâm niên theo quy định.
Theo đó, 3 tháng đầu năm 2013, hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đều không nhận được tiền đứng lớp của GV dôi dư.
Ngay sau khi nắm bắt được thông tin, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo kiểm tra sự việc. Tại bản báo cáo kết luận thanh tra của Sở GD&ĐT số 77/BC-TTr ngày 8/4/2013 nêu rõ: "UBND huyện Ngọc Lặc ban hành Công văn số 1149/UBND-GD ngày 7/12/2012 và Quyết định số 140QĐ-UBND ngày 9/1/2013, không chi trả tiền phụ cấp cho số GV dôi dư, mặc dù số GV này vẫn đang trực tiếp giảng dạy tại các trường THCS ở huyện Ngọc Lặc là đúng như báo Dân trí đã phản ánh.
Công văn của Sở GD-ĐT cũng khẳng định, việc không cho GV thuộc diện dôi dư được hưởng phụ cấp ưu đãi là trái với điều 1, Quyết định 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Về phía UBND huyện Ngọc Lặc cũng đã ra Công văn số 204/UBND-TP về việc hủy bỏ nội dung: "Kể từ ngày 1/1/2013, các GV dôi dư được hưởng nguyên lương, không được hưởng phụ cấp ưu đãi của ngành và các chế độ khác theo quy định hiện hành đối với GV đứng lớp" tại Công văn 1149 UBND-GD ngày 7/12/2012".
Đồng thời ra Quyết định 1079QĐ-UBND về việc hủy bỏ nội dung: "Không cấp tiền phụ cấp đứng lớp cho các trường có GV dôi dư" hoặc "Không cấp đủ tiền phụ cấp đứng lớp cho GV dôi dư" được đưa ra trước đó tại Quyết định số 140/QĐ-UBND ngày 9/1/2013.
UBND huyện Ngọc Lặc cũng đã giao cho Phòng GD&ĐT chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Nội vụ, Tư pháp tham mưu cho UBND huyện giải quyết chế độ phụ cấp đứng lớp cho số GV dôi dư đúng theo quy định của Nhà nước. Thời gian giải quyết trong tháng 4/2013 (trong đó bao gồm cả các tháng 1, 2, 3 đối với các GV dôi dư chưa được nhận tiền đứng lớp).
Trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Lê Văn Nguồn - Chánh thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sự việc báo Dân trí phản ánh là hoàn toàn đúng sự thật. UBND huyện Ngọc Lặc tự ý cắt tiền phụ cấp đứng lớp của 230 GV dôi dư là việc làm trái với quy định của Thủ tướng Chính phủ về phụ cấp ưu đãi đối với GV. Sở đã chỉ đạo huyện đến tháng 4 này phải cấp đủ tiền phụ cấp đứng lớp cho GV dôi dư kể cả số tiền GV chưa được nhận của những tháng trước đó".
Theo Dantri
Lái xe buýt bị đánh rách đầu Khoảng 18h35 phút ngày 9/4, đang chạy trên tuyến theo hướng bến xe Yên Nghĩa - Long Biên, đến đoạn trước số nhà 181 đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân,Hà Nội) cả lái và phụ xe buýt số 01 BKS 29B-027.51 bị hai đối tượng nam thanh niên đèo nhau trên xe máy, chặn đầu. Tài xế Nhân (phải) và phụ xe Thọ (trái)...