Vụ “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình: “Nhóm lợi ích” ngày càng hoạt động tinh vi
Theo ghi nhận của PV Dân trí, cho đến hôm nay tình trạng “ xe dù”, “bến cóc” quanh khu vực bến xe Mỹ Đình không hề giảm đi mà chúng tồn tại ngày càng tinh vi, với cách “ngụy trang” khó phát hiện hơn trước.
Bến xe Mỹ Đình chỉ đảm bảo phục vụ cho tối đa 800 lượt xe/ngày, nhưng thực tế bến xe này đang phải gồng mình phục vụ gần 1233 lượt xe/1ngày. Năm 2009, Sở GTVT Hà Nội ban hành Thông báo 1382 yêu cầu không tiếp nhận bổ sung xe vào bến Mỹ Đình. Nhưng sau đó, Sở GTVT Hà Nội vẫn chấp thuận cho hàng loạt xe vào bến này hoạt động gây ra cảnh “vỡ trận”.
Phóng viên Dân trí đã chất vấn lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội tại cuộc họp ngày 21/5/2013 và nhận được câu trả lời từ lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội về việc giải quyết tình trạng trên. Cũng ngay sau đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ GTVT, UBND TP. Hà Nội, Uỷ ban ATGT Quốc gia khẩn trương vào cuộc xử lý vụ việc trên. Nhưng đến nay tình trạng quá tải, xe dù bến cóc vẫn đang còn tiếp diễn ở nhiều bến xe trên địa bàn Hà Nội.
Hàng ngày trên dọc tuyến đường Phạm Hùng và Phạm Văn Đồng các xe khách vẫn ngang nhiên bắt trả khách ở những điểm cấm dừng đỗ. Hầu hết các lái xe đều cho xe chạy với tốc độ “con rùa” và luôn có sẵn đội ngũ “cò xe” báo trước các chốt của cảnh sát giao thông.
Hình ảnh các bãi xe dù cạnh bến xe Mỹ Đình trước khi báo Dân trí phản ánh tình trạng “vỡ trận”
Video đang HOT
Sau loạt bài của Dân trí, các bến bãi phía sau bến xe Mỹ Đình đã bị phá bỏ, nay chỉ còn lại là những khoảng đất trống hoặc là nơi đỗ của vài chiếc taxi nhưng trên thực tế, bến cóc này không hề mất đi mà chúng tồn tại ngày càng tinh vi hơn, chuyển từ đất rộng, đường lớn sang những ngõ, ngách với quy mô nhỏ lẻ, khó phát hiện hơn trước. Mỗi bến cóc giờ chỉ chứa khoảng 5 – 7 chiếc xe và thường ẩn nấp sau những khu đang xây dựng.
Trước tình hình báo chí phản ánh về vụ việc và tạo nên luồng dư luận mạnh mẽ, đột nhiên Hiệp hội vận tải Hà Nội có công văn “lạ đời” đề nghị “hoãn việc điều chuyển phương tiện nhằm giảm tải cho bến xe Mỹ Đình” với những nội dung bất thường. Điều đặc biệt đáng nói trong Công văn của Hiệp hội Vân tải Hà Nội còn cảnh báo: “ Ngoài ra cũng cần phải lưu ý đến các mối quan hệ: Thái Bình là quê của 1 Phó Thủ tướng, 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng Công an, Nam Định là quê của 1 Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương, Phó Ban Kinh tế Trung ương…”để “nhắc nhở” UBND TP. Hà Nội “ cân nhắc”.
Văn bản “lạ đời” của Hiệp hội vận tải Hà Nội đi ngược lại chủ chương Chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan chức năng (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Về phía UBND TP. Hà Nội, phải đến ngày 21/6/2013 mới có báo cáo gửi Thủ tướng về tình trạng trên, trong khi theo đúng yêu cầu phải là ngày 15/6/2013. Nhưng điều đáng nói là tại báo cáo này, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã báo cáo nhiều nội dung khác xa với tình trạng quá tải trầm trọng, hiện tượng “xe dù”, “bến cóc” gia tăng và những bất cập trong việc cấp phép các tuyến tại bến xe khách Mỹ Đình.
Trước cách giải quyết của UBND TP. Hà Nội như trên, nhiều bạn đọc ví vụ “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình như là một bộ phim Hàn Quốc, rất loằng ngoằng, mọi chuyện có vẻ cứ kéo dài mãi. Đơn giản là vì những vấn đề cơ bản nhất vẫn không được xử lý dứt điểm trong quá trình giảm tải 525 lượt xe/ngày tại bến xe Mỹ Đình theo kế hoạch ban đầu của Sở GTVT Hà Nội.
Dư luận đề nghị Giám đốc Công an TP. Hà Nội mạnh tay trấn át nạn xe dù, đảm bảo cho người dân được đi lại an toàn. Hiện nay có hàng chục lượt xe dù “hoành hành” mỗi ngày tại khu vực bến xe Giáp Bát và bến xe nước Ngầm.
Tình trạng “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình rất cần được giải quyết một cách dứt điểm và nhanh chóng, triệt tiêu hoàn toàn những “nhóm lợi ích” đang hoành hành, cố thủ tại đây. Nhưng liệu kế hoạch giảm tải để cứu bến Mỹ Đình khỏi cảnh “vỡ trận” với gần 500 lượt xe/ngày có được thực hiện như kế hoạch của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội hay không? Cá nhân nào phải chịu trách nhiệm trước tình trạng “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình? Hay để xảy ra tình trạng “vỡ trận” trên là do trách nhiệm “tập thể”? Đó là những câu hỏi lớn mà đông đảo dư luận cả nước quan tâm, đang trông đợi sự vào cuộc một cách quyết liệt của các cơ quan chức năng Trung ương và Hà Nội.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
"Xóa" ổ trộm cắp trên xe buýt
Cơ quan CSĐT - CAQ Đống Đa đang tạm giữ hình sự Trần Văn Quý, SN 1993-ảnh, trú tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, tiếp tục truy bắt đồng bọn của đối tượng này để xử lý. Quý cùng một số đối tượng khác chuyên hoạt động trộm cắp móc túi tại các tuyến xe buýt trên địa bàn quận Đống Đa và khu vực lân cận.
Đầu tháng 6-2013, tại tuyến xe buýt Cầu Giấy - Đê La Thành - Giáp Bát (Hà Nội) xuất hiện một số đối tượng móc túi trộm cắp tài sản của hành khách. Giữa tháng 6-2013, trên một chuyến xe buýt chạy qua địa bàn phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, phụ xe và hành khách đã phát hiện, bắt quả tang đối tượng Trần Văn Quý, SN 1993, quê ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đang cùng đồng bọn trộm cắp tài sản của khách. Trần Văn Quý đã được bàn giao cho Công an quận Đống Đa. Tại cơ quan điều tra, Quý khai do lười lao động, nhưng lại muốn có tiền ăn chơi ở Hà Nội, Quý và Bùi Văn Tích, SN 1984, trú tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định hẹn nhau lên tuyến xe buýt số 28, chạy theo lộ trình Cầu Giấy - Đê La Thành - Giáp Bát để hoạt động trộm cắp móc túi. Mọi hành vi trộm cắp tài sản của Tích và Quý đã bị nhân dân và phụ xe buýt tuyến số 28 phát hiện. Tuy nhiên, trong lúc lộn xộn Tích đã bỏ trốn.
Ngoài vụ việc trên, tại cơ quan công an, Trần Văn Quý khai nhận đã cùng với Tích gây nhiều vụ trộm cắp móc túi trên tuyến xe buýt số 28, trong khoảng thời gian từ đầu tháng 6-2013 đến khi bị bắt. 6h30 ngày 11-6, Quý và Tích trộm cắp 1 chiếc ví của một phụ nữ đi trên xe buýt tuyến 28 tại khu vực xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội). Trong ví có 3 phong bao lì xì và một số tiền mặt. 30 phút sau, cũng tại tuyến xe buýt này, Quý và Tích móc túi trộm cắp được 1 chiếc điện thoại Nokia 1202 màu đen của một nam thanh niên. 17h cùng ngày, 2 tên tội phạm tiếp tục gây ra vụ trộm cắp chiếc điện thoại Nokia 1110i màu trắng của một nam sinh viên trên tuyến xe buýt số 28. Cũng trong buổi tối 11-6, Quý và Tích đã trộm cắp chiếc ví màu xanh của một phụ nữ đi trên tuyến xe buýt số 27. 6h sáng hôm sau, Tích và Quý lại lên tuyến xe buýt số 28 và trộm cắp được chiếc ví màu đen của một cô gái. Một giờ sau, cũng trên tuyến xe buýt này, Quý và Tích trộm cắp 1 chiếc điện thoại nhãn hiệu Samsung của một nam thanh niên. Buổi chiều và tối 12-6, Quý và Tích tiếp tục gây ra 3 vụ trộm cắp ví, điện thoại của khách đi trên tuyến xe buýt số 28.
Theo lời khai của Quý, Tích là đối tượng chủ mưu các vụ trộm tài sản trên. Quý được Tích phân công tẩu tán tang vật do Tích trộm cắp được, do vậy Quý không nhớ được cụ thể số tài sản chúng đã chiếm đoạt của hành khách là bao nhiêu. Mỗi ngày, Quý được Tích trả công 400 nghìn đồng. Hiện cơ quan CSĐT - CAQ Đống Đa đang truy bắt Tích, để làm rõ hành vi phạm tội của ổ nhóm tội phạm lưu động này. Ai là bị hại trong các vụ trộm cắp tài sản trên xe buýt do Quý và Tích gây ra, đề nghị liên hệ với CAQ Đống Đa, gặp đồng chí Nguyễn Hữu Quý, điều tra viên của cơ quan CSĐT - CAQ Đống Đa để giải quyết (ĐT: 0.906.051.905).
Theo ANTD
Vụ "vỡ trận" bến xe Mỹ Đình: Xuất hiện bản kiến nghị "lạ đời" Sau hơn 10 bài phản ánh về vụ "vỡ trận" bến xe Mỹ Đình, các cơ quan chức năng đang ra tay dẹp bỏ tình trạng quá tải, mất an ninh trật tự tại bến xe này thì bỗng dưng xuất hiện một bản kiến nghị "lạ đời" là "xin" các cơ quan chức năng để nguyên tình trạng "vỡ trận" này. Hà...