Vụ “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình: Bó tay trước “nhóm lợi ích”
Sau gần 2 tháng kể từ khi Sở GTVT ký tờ trình gửi UBND TP. Hà Nội điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách ra khỏi bến xe Mỹ Đình, UBND Thành phố vẫn chưa “ra tay” xử lý, khiến nhiều doanh nghiệp và hành khách hoang mang, hoài nghi về sự chậm trễ này.
Trong khi Sở GTVT có tờ trình gửi UBND TP. Hà Nội rất cụ thể là có đồng ý về phương án giảm tải hơn 400 lượt xe xuất bến/ngày tại bến xe Mỹ Đình? Thì Văn phòng UBND TP. Hà Nội trả lời rất “chung chung” hiểu thế nào cũng được khiến dư luận bức xúc.
Hà Nội bỏ ra cả tỷ đô-la từ nguồn vốn vay để chống ùn tắc, xây dựng đường cao tốc trên cao nhưng nút giao thông Mai Dịch vẫn ngày càng ùn tắc nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình cảnh này là việc bến xe Mỹ Đình đã bị “nhồi nhét” dẫn đến “vỡ bến”. “Tác giả” gây ra cảnh “vỡ bến” đã rõ, UBND TP. Hà Nội đã có chỉ đạo làm rõ nhưng những người liên quan trực tiếp trong vụ nay dường như vẫn vô can. Sau khi Dân trí liên tục có những thông tin phản ánh, bạn đọc tiếp tục có đơn tố cáo, cung cấp bằng chứng về việc Sở GTVT Hà Nội có những hành vi cố ý làm trái chủ trương, quy hoạch của thành phố trong quản lý vận tải ở Hà Nội.
Cố tình quên quy hoạch hay thói quen “nói một đằng, làm một nẻo”
Trong một cuộc họp đầu tháng 5/2008, Giám đốc Công an Hà Nội kiêm Phó Ban chỉ đạo 197 Nguyễn Đức Nhanh đã chỉ đạo: “Xe đi các tỉnh phía Tây, Tây Bắc đón, trả khách tại bến xe Mỹ Đình; xe đi các tỉnh phía Nam đón trả khách tại bến xe phía Nam, Nước Ngầm; xe đi các tỉnh phía Bắc đón, trả khách tại Gia Lâm”.
Tiếp đến, cả Giám đốc Công an thành phố và Giám đốc Sở GTVT cùng kiến nghị (ngày 8/5/2008): “Sắp xếp, điều chỉnh các tuyến xe khách”. Một tháng sau, UBND TP. Hà Nội cũng đã có thêm văn bản hối thúc Sở GTVT, Công an TP, Tổng Công ty Vận tải HN rà soát và báo cáo.
Sở GTVT gửi văn bản lấy ý kiến các doanh nghiệp bến xe trên địa bàn Hà Nội. Họp sơ kết 3 tháng thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông liên ngành GTVT – Công an, Phó Chủ tịch UBND TP kiêm trưởng Ban Chỉ đạo 197 Nguyễn Văn Khôi nhắc lại và yêu cầu Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các bên liên quan để “đề xuất phương án điều tiết giữa các bến xe, xong trước ngày 10/9/2008″.
Mãi đến tháng 10/2009, Sở GTVT Hà Nội mới có Thông báo số 1382/TB-SGTVT về việc “Tạm ngừng đăng ký mới, bổ sung phương tiện từ các tỉnh phía Đông, Đông Nam thành phố Hà Nội đến bến xe Mỹ Đình và ngược lại”.
Tuy nhiên, như đã biết, Thông báo này chỉ ban hành để… cho vui!? Bởi vì ngay sau đó, chính Sở GTVT Hà Nội lại ban hành một loạt văn bản chấp thuận cho các doanh nghiệp bổ sung, thay thế xe khách vào hoạt động tại bến xe Mỹ Đình. Việc làm này diễn ra liên tục và thậm chí kéo dài đến tận năm 2013. Vì thế, theo nhiều doanh nghiệp vận tải, bến Mỹ Đình không bị “vỡ trận ” mới là chuyện lạ!
Tờ trình ngày 2/4/2013 của Sở GTVT Hà Nội đã thừa nhận tình trạng quá tải của bến xe Mỹ Đình.
Thông báo số 1382/TB-SGTVT ngày 14/10/2009 về việc “Tạm ngừng đăng ký mới, bổ sung phương tiện từ các tỉnh phía Đông, Đông Nam thành phố Hà Nội đến bến xe Mỹ Đình và ngược lại” của Sở GTVT nếu được thực hiện nghiêm túc thì chắc chắn không xảy ra tình cảnh “vỡ bến” Mỹ Đình, hơn 500 xe chạy một số tuyến từ các tỉnh về Mỹ Đình đã không bị “choáng váng” khi nhận được tin “bị đuổi” khỏi bến.
Có thể, những người có trách nhiệm tại Sở GTVT Hà Nội đưa ra biện minh: Những chủ trương trên mới dừng ở mức ý kiến chỉ đạo, chưa có văn bản chính thức. Tuy nhiên, đây là bằng chứng chứng minh điều ngược lại:
Ngày 27/12/2006, Sở GTVT Hà Nội ban hành “Định hướng quy hoạch vận tải khách liên tỉnh tại các bến xe năm 2007 trên địa bàn thành phố Hà Nội” (số 4023/GTCC-VTCN). Theo văn bản này, ngay từ thời điểm cuối năm 2006, Sở GTVT Hà Nội đã quán triệt nguyên tắc: Các xe đi phía Nam: tổ chức tại các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, Lương Yên; Các xe đi phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam: tổ chức tại bến xe Mỹ Đình…
Video đang HOT
Cụ thể, bến xe Mỹ Đình có công suất tối đa 800 lượt xe/ngày, gồm 61 luồng tuyến. Lộ trình đi từ các tỉnh về bến xe Mỹ Đình không hề có cung đường chạy xuyên tâm như tình trạng bát nháo sau năm 2008 đến nay. Văn bản định hướng này cũng nêu rõ việc ngăn chặn, khắc phục tình trạng xe xuyên tâm bằng việc đưa ra phương án điều chuyển 82 lượt xe/ngày (gồm 46 doanh nghiệp) đang hoạt động tại bến xe Giáp Bát đi các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phú, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang về bến xe Mỹ Đình; điều chuyển 92 lượt xe/ngày (gồm 33 doanh nghiệp) đang hoạt động tại bến xe Giáp Bát đi các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Phòng về bến xe Lương Yên; điều chuyển 122 xe đang hoạt động tại bến xe Giáp Bát đi các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh về bến xe Nước Ngầm.
Sau khi điều chỉnh, bến xe Mỹ Đình có 432 lượt xe xuất bến/ngày. Và nếu thực hiện nghiêm túc định hướng nêu trên, sẽ chẳng có cảnh tượng hỗn độn, “vỡ bến”, lượng xe xuất bến lên tới gần 1.300xe/ngày – 1.600xe/ngày như hiện nay.
Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao người ta không làm điều tốt cho Thủ đô, cho xã hội? Tại sao lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội lại “nói một đằng làm một nẻo”? Qua phản ánh của nhiều doanh nghiệp được biết: Việc ban hành Thông báo 1382 trên thực chất chỉ là nhằm tạo ra một “cuộc đua” để được vào bến Mỹ Đình.
Tờ trình của Sở GTVT Hà Nội gửi UBND TP. Hà Nội về việc điều chuyển một số tuyến vận tải ra khỏi bến xe Mỹ Đình
Do bến xe Mỹ Đình quá tải nên đã xuất hiện nhiều bến xe “dù” ở quanh khu vực này
Bó tay trước “nhóm lợi ích”
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc bến xe Mỹ Đình thừa nhận có việc bổ sung xe vào bến Mỹ Đình hoạt động vì là quan hệ của chỗ nọ, chỗ kia, là điều khó tránh khỏi. Vậy, cái “quan hệ” kia là gì, tại sao lại không tránh khỏi?
Sau khi đưa ra phương án di dời một số tuyến xe về BX Yên Nghĩa và Gia Lâm bị doanh nghiệp, người dân, dư luận phản đối quyết liệt vì cách giải quyết kiểu “đầu voi đuôi chuột”, gây ra sự bất công bằng, Sở GTVT Hà Nội đã phải tạm dừng việc làm này. Và như vậy, vụ bến xe Mỹ Đình “vỡ trận” vẫn không được giải quyết, nơi đây vẫn là tụ điểm nhức nhối, gây mất trật tự vận tải và an toàn giao thông.
Dư luận đặt câu hỏi: Liệu Hà Nội có đủ dũng cảm để chặt đứt “nhóm lợi ích” để lập lại trật tự vận tải, sắp xếp theo đúng quy hoạch đã có từ lâu?!.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Người dân vật vã về quê nghỉ lễ
Ngay từ chiều nay 26/4, các bến xe như Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm (Hà Nội)... đã đông nghẹt người. Người dân đổ xô về các bến xe để về quê, đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ dài 30/4 - 1/5.
Ngay từ đầu giờ chiều nay 26/4, các bến xe như Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm (Hà Nội) đông nghịt người. Do lượng người tăng đột biến khiến nhiều bến xe quá tải. Rất nhiều người phải xếp hàng chờ xe, vật vã ngủ ngay tại nhà chờ khách.
Theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn (phó GĐ bến xe Mỹ Đình) cho biết : "Những ngày này chúng tôi phải bổ sung thêm nhiều chuyến xe nhằm đảm bảo cho người dân đón xe về quê một cách thuận lợi nhất. Lực lượng an ninh được tăng cường hơn, đảm bảo không để kẻ xấu móc trộm đồ của hành khách".
Hàng vạn người đổ về các bến xe mong bắt được xe sớm nhất
Do được nghỉ dài ngày nên nhiều gia đình chuẩn bị rất nhiều đồ đạc, lỉnh kỉnh cho chuyến đi du lịch (bến xe Mỹ Đình - HN)
Những người lao động cũng tranh thủ về quê nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả ở thành Phố (đường Phạm Hùng-HN)
Các bạn sinh viên, học sinh háo hức vì được nghỉ dài ngày
Do lượng người dồn về các bến xe qua đông nên nhiều hành khách phải ngồi chờ hàng tiếng đồng hồ chờ mua được vé xe (nhà chờ khách bến xe Mỹ Đình)
Tranh thủ ăn tạm trong nhà chờ khách tại bến xe Mỹ Đình
Vật vã nằm ngủ tạm trên ghế chờ mua vé
Phía trong bến xe Mỹ Đình - Hà Nội, người dân phải xếp hàng dài chờ đợi
Dòng người đổ về bến xe mỗi lúc một đông mang theo hành lý cồng kềnh
Tuy nhiều nhà xe đăng ký tăng tuyến nhưng vẫn không đáp ứng được lượng hành khách tăng đột biến
Các bạn sinh viên, học sinh hay những người lao động làm việc, sinh sống tại Hà Nội rất mệt mỏi vì phải chờ xe quá lâu
Nhiều cụ già phải ngồi ngóng xe trong cái không khí ngột ngạt tại bến
Ngồi vật vã mọi nơi trong bến xe khi trời đã tối dần (bến xe Giáp Bát)
Mệt mỏi vì phải chen chúc trên xe, người ngồi người đứng vì không còn chỗ
Phải đứng chen nhau trên một đoạn đường dài và phải chịu mua vé cao hơn ngày bình thường nhưng họ không còn sự lựa chọn nào (bến xe Giáp Bát)
Theo 24h
Bão giá, người bán nước chè "kêu" mỗi tháng "chỉ" lãi... vài chục triệu đồng Trong khi công chức ở nhiều cơ quan đang méo mặt vì tình trạng lương, thưởng bị cắt thì có những "nghề" vẫn kiếm được bạc triệu mỗi ngày. Các quán nước chè có nhiều chiêu trò để "moi" tiền khách vãng lai Tiết lộ gây... choáng Với nhiều người, việc xách phích nước, cái bàn, vài gói kẹo, chai nước ra bán...