Vụ vỡ đập ở Ukraine có thể khiến mìn trôi ra các bờ biển
Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) ngày 21/6 cảnh báo mìn bị cuốn theo nước lũ sau vụ vỡ đập Nova Kakhovka ở Ukraine có thể trôi tới những nơi xa như các bãi biển của Biển Đen.
Một người dân địa phương mang theo máy dò kim loại trên bờ sông gần Zaporizhzhia, Ukraine. Ảnh: Reuters
Ông Paul Heslop, người đứng đầu bộ phận Hành động Bom mìn thuộc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc ở Ukraine, nói với các phóng viên tại Geneva (Thụy Sĩ) rằng mìn PMF-1, còn được gọi là “mìn bướm”, đủ nhẹ để trôi xuôi dòng khá xa.
Ông nêu rõ: “Tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy rằng mìn đã trôi ra biển hoặc trong những tháng tới, khi nước tiếp tục chảy, nó sẽ di chuyển đến đó. Thật không may, chúng ta có thể thấy mìn sát thương dạt vào các bãi biển quanh Biển Đen”.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết ông Henslop cũng bổ sung rằng mìn chống tăng, nặng hơn mìn sát thương, ít có khả năng trôi xa hơn.
Kênh CNN (Mỹ) dẫn chia sẻ của chính quyền Ukraine cho biết các mảnh vỡ từ vụ vỡ đập đã bị cuốn trôi xuống sông Dnipro vốn chảy ra Biển Đen, biến bờ biển của Odesa thành “bãi rác và nghĩa địa động vật”.
Video đang HOT
Theo hãng thông tấn AP (Mỹ), Noa Kakhovka là một trong một loạt các con đập thời Liên Xô dọc theo sông Dnieper.
Bộ trưởng Môi trường Ukraine ngày 20/6 cho biết vụ vỡ đập đã gây ra thiệt hại 1,2 tỷ euro. Theo Bộ Nông nghiệp Ukraine, 600.000 ha đất nông nghiệp không còn khả năng tiếp cận nước tưới tiêu sau khi đập Nova Kakhovka bị vỡ.
Đập thủy điện Nova Kakhovka bị vỡ ngày 6/6. Đập cao 30 m và dài 3,2 km, được xây dựng vào năm 1956. Đập Nova Kakhovka là nguồn cung cấp nước quan trọng cho bán đảo Crimea ở phía Nam và nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu ở phía Bắc. Nga và Ukraine đổ lỗi cho nhau về vụ vỡ đập này.
Truyền thông Triều Tiên lên tiếng về vụ vỡ đập ở Ukraine
Ngày 9/6, một bài báo của hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho rằng vụ vỡ đập ở Ukraine là kế hoạch do Mỹ và Ukraine dàn dựng để đẩy trách nhiệm về thảm họa nhân đạo sang cho Nga.
Một ngôi làng ở Kherson bị ngập lụt do vỡ đập Nova Kakhovka. Ảnh: Yonhap
Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, bài viết của KCNA cáo buộc rằng về cơ bản, Mỹ, Ukraine và các nước phương Tây khác đổ mọi trách nhiệm về việc phá hủy đập Nova Kakhovka cho Nga vào thời điểm thế giới lo ngại về thiệt hại vật chất, nhân đạo do vụ việc gây ra.
Trong bài viết, ông O Song-jin, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế của Triều Tiên, đã mô tả vụ vỡ đập ở Ukraine là vụ nổ đường ống Nord Stream thứ hai.
Vụ nổ nói trên xảy ra vào tháng 9/2022, làm vỡ đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream ở biển Baltic nối Nga và Đức, nhưng thủ phạm đứng sau vụ nổ vẫn chưa được xác định.
Theo ông O Song-jin, vụ phá đập Nova Kakhovka nhằm tạo ra điều kiện chính trị và quân sự thuận lợi cho chiến dịch phản công của Ukraine. Trong bài viết, ông cũng cho rằng Ukraine hoàn toàn có động cơ để thực hiện hành vi này với sự đồng ý của Mỹ, nhất là khi vụ vỡ đập đã gây ra thiệt hại to lớn các khu vực ở Ukraine mới được sáp nhập vào Nga.
Đập Nova Kakhovka ở miền Nam Ukraine, nằm trên sông Dnipro trong khu vực do Nga kiểm soát, bị vỡ hôm 6/6, gây ra lũ lụt lớn và buộc người dân phải sơ tán. Ukraine và Nga đã đổ lỗi cho nhau về thảm họa.
Trước đó, theo hãng tin Reuters, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhóm họp theo yêu cầu của cả Nga và Ukraine sau vụ vỡ đập.
Khi được hỏi liệu Mỹ có biết ai chịu trách nhiệm về vụ phá đập Nova Kakhovka hay không, Phó Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, ông Robert Wood, nói với các phóng viên: "Không, chúng tôi không chắc chắn chút nào". Tuy nhiên, theo ông Robert Wood, thật vô nghĩa khi Ukraine lại làm điều này với lãnh thổ và người dân của chính họ, bởi phá đập Nova Kakhovka sẽ gây ra lũ lụt, buộc hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.
Về phần mình, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia nhắc lại việc vào cuối tháng 10/2022, phía Nga đã đưa ra một lưu ý về kế hoạch phá hủy nhà máy thủy điện Kakhovka của Kiev. Đại sứ Nga bày tỏ sự tiếc nuối rằng lời kêu gọi của Moskva về việc cần phải làm mọi thứ có thể để ngăn chặn kế hoạch này đã không được chú ý đúng mức và đổ lỗi cho Ukraine thực hiện kế hoạch phá đập Nova Kakhovka, nhưng ông không đưa ra bằng chứng.
Trong khi đó, Đại sứ Ukraine tại Liên hợp quốc Sergiy Kyslytsya cho rằng Nga đã kiểm soát con đập và toàn bộ nhà máy thủy điện Kakhovka trong hơn một năm qua và nhấn mạnh thực tế là không thể làm nổ tung con đập bằng cách nào đó từ bên ngoài như pháo kích. Theo Đại sứ Ukraine, phía Nga đã cho nổ tung đập Nova Kakhovka bằng mìn, nhưng cũng không cung cấp bằng chứng.
Đập Nova Kakhovka trên sông Dnipro nằm cách thành phố Kherson khoảng 30 km về phía Đông, cao 30 mét và rộng hàng trăm mét, được xây dựng vào năm 1956, là một phần của nhà máy thủy điện Kakhovka.
Hồ chứa của đập này chứa khoảng 18 tỷ mét khối nước, khi bị vỡ giải phóng một lượng nước khổng lồ, gây ngập lụt các khu dân cư bên dưới, trong đó có cả Kherson, nơi đang nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng Ukraine từ cuối năm 2022.
Hồ chứa trên đập Nova Kakhovka cung cấp nước cho bán đảo Crimea ở phía Nam đã sáp nhập Nga vào năm 2014, đồng thời là nguồn nước làm mát của nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia ở phía Bắc.
Hồ chứa cũng giúp cung cấp năng lượng cho nhà máy thủy điện Kakhovka. Việc phá hủy con đập sẽ làm tăng thêm các vấn đề năng lượng cho Ukraine, nhất là sau khi nhiều cơ sở hạ tầng năng lượng đã bị hư hỏng trong xung đột.
Có thể mất nhiều thập kỷ để khôi phục sau thảm họa vỡ đập thủy điện Nova Kakhovka Người dân sống dọc hạ lưu sông Dnipro đang phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng sau sự cố vỡ đập Nova Kakhovka. Nhiều người đang phải sơ tán đến nơi an toàn với bất cứ thứ gì có thể cứu vãn được, nhưng những tác động lớn hơn có thể ảnh hưởng qua nhiều thế hệ. Cư dân ở Korabel đã...