Vụ vợ chồng phó VKS vỡ nợ: Người dân bức xúc vì bị tố ngược cho vay nặng lãi
Bị người dân tố lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, phó viện trưởng viện kiểm sát tố ngược rằng gia đình mình là nạn nhân, những người tố cáo có hành vi cho vay lãi nặng khiến gia đình ông kiệt quệ.
Bà Hiếu (trái) và bà Nhân bức xúc vì bị tố cho vay nặng lãi. Bà Nhân đang ở Khánh Hòa, khi hay tin ông Thức nói người dân cho vay nặng lãi đã bắt xe về Buôn Ma Thuột để nói lại sự việc – Ảnh: TRUNG TÂN
Liên quan đến vụ vợ chồng phó viện trưởng VKS vỡ nợ, sáng 16-8, lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk xác nhận đã thụ lý và giao Phòng Cảnh sát hình sự điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Nói về việc vợ chồng phó viện trưởng tố ngược người dân có hành vi cho vay nặng lãi, lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đã tiếp nhận tất cả hồ sơ, thông tin.
“Trong quá trình điều tra, nếu xác định hành vi nào có dấu hiệu vi phạm hình sự, công an sẽ xử lý theo quy định”, lãnh đạo này nói.
Tiền công nợ thành “giấy vay tiền”, cho vay nặng lãi?
Trước đó, báo chí đưa tin về việc vợ chồng phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Krông Ana Nguyễn Công Thức (43 tuổi, nguyên phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Ea Hleo) lên tiếng rằng vợ chồng ông là nạn nhân, bị người dân cho vay lãi nặng.
Bị phó viện trưởng tố ngược, nhiều người dân tỏ ra bức xúc. Bà Nguyễn Thị Thu Hiếu (37 tuổi, trú thôn 2A, xã Ea Nam, Ea Hleo, Đắk Lắk) cho biết rất ngạc nhiên khi nghe tin ông Nguyễn Công Thức tố ngược bà Hiếu là người cho vay lãi nặng. “Tôi thật không ngờ ông Thức lại có thể nói ra những lời trắng trợn như vậy”, bà Hiếu bức xúc nói.
Video đang HOT
Theo bà Hiếu, từ năm 2017 bà bắt đầu làm ăn với điểm thu mua, sau đó là Công ty TNHH XNK nông sản Đăng Anh do bà Nguyễn Thị Thúy Kiều (vợ ông Thức) làm giám đốc. Quá trình làm ăn ban đầu suôn sẻ. Đến năm 2021, bà Kiều còn lưu kho của bà Hiếu hàng trăm tấn tiêu, cà phê. Hai bên chốt công nợ tương đương hơn 22 tỉ đồng.
“Cuối tháng 4-2021, bà Kiều nói cần huy động một lượng lớn hạt tiêu để trả hợp đồng nên nhờ tôi thu gom trong dân đưa đến đại lý của bà chốt bán, ăn chênh lệch. Trong hai tháng, tôi gom được gần 121 tấn hạt tiêu đem đến công ty bà Kiều chốt bán bằng 10 phiếu ký gửi (có chữ ký bà Kiều, tương đương 14,7 tỉ đồng).
Đến ngày 21-10-2021, bà Kiều nói đi ngân hàng rút tiền, trả nợ cũ lẫn nợ mới là 36,7 tỉ đồng. Nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán.
Đến trước thời điểm tuyên bố phá sản, bà Kiều cho người đem hai tờ “giấy vay tiền” đến nhà tôi. Một tờ có số nợ 14,7 tỉ đồng (ghi ngày 1-1-2022), tờ kia là hơn 22 tỉ đồng (8-3-2022), khớp với số nợ tiền hàng bà Kiều đang nợ tôi. Cả hai tờ “giấy vay tiền” chỉ có chữ ký, điểm chỉ của bà Kiều”, bà Hiếu kể.
Vợ chồng ông Thức (bên trái) làm việc với cơ quan công an vào ngày 23-3-2022 – Ảnh: Người dân cung cấp
Đối với các giấy vay tiền khác, bà Hiếu nói đã cộng dồn công nợ thành “giấy vay tiền” theo ý bà Kiều. “Công an sao kê tài khoản của tôi rồi. Rất mong công an điều tra nhanh, xem tôi cho vay nặng lãi ra sao, tài sản ông Thức bà Kiều đã tẩu tán như thế nào để dân còn đòi lại tiền”, bà Hiếu đề nghị.
Phó viện trưởng từng cam kết bán tài sản cá nhân để vợ trả nợ
Cũng theo người dân, sau khi đã “hợp thức hóa” các phiếu gửi, chốt bán cà phê, hồ tiêu thành “giấy vay tiền” thì vợ chồng ông Thức tuyên bố phá sản.
Tại buổi “tuyên bố phá sản” ngày 23-3-2022, ông Thức thừa nhận việc làm ăn của vợ chồng có thua lỗ, chủ động viết giấy cam kết sẽ bán hết tài sản để trả nợ cho dân. “Thế nhưng, bây giờ ông Thức lại nói trên báo mình không liên quan gì việc kinh doanh, mua bán của vợ”, bà Hiếu bức xúc.
Tại giấy cam kết ghi ngày 23-3-2022 (ngày vợ chồng ông Thức tuyên bố vỡ nợ – PV), ông Thức ghi: “Tôi (là chồng) chấp nhận bán hết tài sản của cá nhân để vợ trả nợ cho dân. Toàn bộ tài sản sẽ được tòa án phát mãi (theo Luật công ty năm 2014) trong thời gian sớm nhất. Sau khi tòa án phát mãi, toàn bộ tài sản sẽ được trả cho bà con, số nợ còn lại vợ chồng tôi sẽ có phương án để thanh toán cho bà con”.
Trước đó, ngày 10-8, sau khi có thông tin trên báo chí về việc người dân tố cáo vợ chồng phó viện trưởng lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng, ông Thức lên tiếng trên một tờ báo rằng việc vợ ông lập công ty hay vay mượn, mua bán nông sản ông đều không tham gia.
Ông Thức còn nói vợ ông đã có đơn gửi công an tố cáo hành vi cho vay lãi nặng của một số người dân.
Ngoài ra, ông Thức cho biết “vợ ông một mình ký đơn gửi tòa án đề nghị giải quyết ly hôn”. Tuy nhiên, người dân cho biết dù nói đã ly hôn, hằng tuần ông Thức vẫn từ huyện Krông Ana về nhà sống với “vợ cũ” tại huyện Ea Hleo.
Để làm rõ vấn đề này, phóng viên tiếp tục nhiều lần liên hệ với ông Thức, bà Kiều nhưng đều không được hồi âm.
Theo nguồn tin, Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Đăng Anh do bà Nguyễn Thị Thúy Kiều làm giám đốc chuyển từ Khánh Hòa đến Đắk Lắk hoạt động từ ngày 17-3-2021.
Công ty này hoạt động ở nhiều lĩnh vực, trong đó có xuất nhập khẩu nông sản. Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho biết từ khi chuyển về, doanh nghiệp này chưa có hoạt động kê khai thuế tại Đắk Lắk.
Ngăn chặn 'tín dụng đen' tiếp cận công nhân
Ngày 12/8, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã ký Công văn số 4757/TLĐ-TG đề nghị tổ chức công đoàn các cấp hỗ trợ công nhân và người lao động không sa vào, mắc bẫy "tín dụng đen".
Hoạt động "tín dụng đen" biến tướng dưới mọi hình thức. Ảnh minh họa.
Công văn nêu rõ: Thời gian qua, lợi dụng khó khăn về tài chính của công nhân lao động cả nước, nạn cho vay nặng lãi hoành hành với những chiêu thức ngày càng tinh vi, được quảng cáo công khai, rộng rãi như: dịch vụ hỗ trợ tài chính, cầm đồ, vay nhanh, trả gọn.
Hoạt động "tín dụng đen" biến tướng dưới mọi hình thức (khuyến mãi, hoa hồng, huy động vốn để đầu tư, ủy thác đầu tư trái phiếu... với lãi suất cao). Tổ chức đại diện cho người lao động Việt Nam khẳng định, đó là những hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của nhân dân, trong đó có công nhân lao động.
Nghiêm trọng hơn, các đối tượng liên quan đến "tín dụng đen" còn có thủ đoạn bôi nhọ, xâm phạm đời tư, đe dọa cán bộ công đoàn nhằm gây sức ép, đòi nợ công nhân lao động.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện thông tin cơ sở, mạng xã hội... đẩy mạnh tuyên truyền để công nhân lao động biết, cảnh giác và tố giác; không để "tín dụng đen" tiếp cận công nhân lao động.
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng SeaBank (ảnh minh họa).
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị, trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa Tổng Liên đoàn với Tập đoàn BRG, Ngân hàng SeaBank, Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lotte Việt Nam và các đối tác khác, các cấp công đoàn chủ động kết nối để các ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp tiếp cận, cung cấp dịch vụ phù hợp với công nhân lao động, tháo gỡ khó khăn về tài chính cho họ.
Công đoàn các cấp phổ biến rộng rãi tới công nhân lao động về gói vay 20.000 tỷ đồng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo triển khai phục vụ công nhân lao động. Các cấp công đoàn, đặc biệt là công đoàn cơ sở cần tìm hiểu kỹ về gói vay và kết nối đầu mối cho vay giúp công nhân lao động, để họ không phải tìm đến "tín dụng đen".
Tổ chức Công đoàn Việt Nam cũng yêu cầu các cấp công đoàn phối hợp với chính quyền, công an địa phương rà soát, lên danh sách các nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động "tín dụng đen", không để chúng thâm nhập vào nhóm công nhân lao động.
Từ nghi vấn "phốt" vỡ nợ của Facebooker tâm linh, bóc chiêu trò "lùa gà" Không ít người sập bẫy đầu tư chỉ vì sự tham lam và thiếu hiểu biết, lại giàu lòng tin trong khi các chiêu thức lừa đảo không có gì mới, thậm chí là "bình cũ, rượu cũ". Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin một facebooker tâm linh vỡ nợ, lừa đảo hàng trăm tỷ đồng. Một số tài...