Vụ “vịt ra đồng phải… nộp phí”: Huyện vào cuộc, lập đoàn kiểm tra
Sau khi nông dân gặt lúa xong, người nuôi vịt chăn thả ngoài đồng ở xã Ân Phong (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) phải nộp phí cho xã để được giao khoán diện tích chăn thả. Khoản thu “lạ lùng” này khiến nhiều nông dân cơ cực lên tiếng bức xúc, đề nghị miễn giảm phí.
Liên quan đến vụ việc Báo Dân Việt đã đăng tải: Oái ăm chuyện vịt thả rông nhặt lúa ngoài đồng “cõng” phí, phản ánh tình trạng người nuôi vịt chăn thả đồng ở xã Ân Phong phải nộp phí “công đồng lạc túc” cho chính quyền xã, sáng nay (28.4), ông Hoàng Phi Long – Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân – cho biết: “Tôi đã đọc thông tin vụ việc trên Báo Dân Việt, tuy nhiên do trúng thời điểm nghỉ lễ 30.4-1.5 nên qua lễ, UBND huyện sẽ thành lập ngay đoàn kiểm tra về tại xã Ân Phong để xác minh, tìm hiểu”.
Lãnh đạo UBND huyện Hoài Ân cho rằng, vụ việc báo nêu khá bất ngờ vì nguồn thu phí “công đồng lạc túc” từ các hộ thả vịt chạy đồng không phải chủ trương của UBND huyện mà có nguồn gốc “truyền thống” lâu đời để lại.
“Khi có kết quả kiểm tra, nếu thực tế người nuôi vịt khó khăn, chúng tôi sẽ có hướng giải quyết hợp lý”, ông Long khẳng định.
Vịt chạy đồng phải nộp phí là câu chuyện có thật đang diễn ra tại xã Ân Phong, huyện Hoài Ân (Bình Định).
Video đang HOT
Làm việc trực tiếp với phóng viên Dân Việt, ông Hồ Văn Đương – quyền Chủ tịch UBND xã Ân Phong – xác nhận, việc UBND xã thu phí “công đồng lạc túc” của các hộ chăn thả vịt đồng đã có từ rất lâu. Người dân nộp phí trực tiếp và có hợp đồng giữa chủ chăn nuôi vịt với UBND xã.
“Mục đích của việc thu phí này là tạo điều kiện để xã dễ quản lý, điều tiết nước thủy lợi, người nuôi có trách nhiệm trong chăn thả, tránh chồng lấn địa bàn gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Xã Ân Phong có hơn 500ha đất lúa sản xuất, sau khi nông dân gặt xong vụ, chúng tôi giao khoán thuê mặt ruộng cho các hộ nuôi vịt thả đồng với giá 1ha khoảng 25.000 đồng/năm, số tiền này rất ít. Mỗi năm, xã chỉ thu về khoảng 14 triệu đồng và nhập vào nguồn ngân sách của xã, phục vụ công tác quản lý chung”, ông Đương lý giải.
Nhiều cánh đồng tại xã Ân Phong cháy khô.
Ông Đương cho rằng, các hộ dân chăn nuôi vịt thả đồng ở địa phương đều tham gia đóng phí cho xã và nhờ khoản phí này mà tình hình chăn nuôi được ổn định, không tranh giành, chen lấn. Đặc biệt, việc thu phí thực hiện theo hướng dẫn tài chính của UBND huyện Hoài Ân và nghị quyết HĐND xã, thu theo quy định nguồn thu khác của địa phương.
“Việc người chăn nuôi vịt thấy phí quá cao, xã sẽ xem xét và có phương án giảm phí cho họ để đảm bảo quyền lợi. Tuy nhiên, nếu bỏ phí này sẽ dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy chăn thả, tranh giành địa bàn, gây mất an ninh trật tự”, ông Đương nói.
Trong khi đó, nhiều người nuôi vịt thả đồng tại xã Ân Phong than thở khó khăn vì phải “cõng” khoản thu “lạ lùng”. Họ khẩn thiết đề nghị miễn giảm phí để bớt gánh nặng cho nông dân.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên.
Theo Danviet
Đánh chết em ruột, người đàn ông ngồi chờ công an tới bắt
Công an Hải Phòng đang tạm giữ Nguyễn Văn Thắng (34 tuổi) để điều tra hành vi đánh chết em trai là Nguyễn Văn Việt (32 tuổi).
Căn nhà xảy ra sự việc. Ảnh: Giang Chinh
Theo nhà chức trách, Việt đi làm ăn xa, vài tháng gần đây về quê tại xã Quốc Tuấn, huyện An Lão, Hải Phòng, ở nhờ nhà Thắng. Việt thường say xỉn, đôi khi đuổi đánh khiến chị dâu và các cháu phải chuyển đi nơi khác ở tạm.
Tại căn nhà anh đang xây, Việt gây sự với thợ hồ, đạp đổ bức tường vừa xây. Đêm 6.11, Việt mang phích nước ra giữa cánh đồng lúa ven làng vừa gặt lúa, đốt rơm rạ vừa la hét khiến cả xóm thức giấc.
Theo lời khai của Thắng, sáng 7.11 anh ta chuẩn bị đi làm thì bị Việt cầm xẻng đuổi đánh. Thắng chạy vào sân đóng cửa, cầm một thanh sắt chống cự. Khi Việt nhảy qua tường rào truy đuổi và bị trượt ngã, Thắng lao tới...
Gây án xong, Thắng ngồi chờ công an tới bắt.
Chủ tịch xã Quốc Tuấn, ông Văn Đức Thặng, cho hay Thắng hiền lành, chịu khó làm ăn và thương em. Việt hay ăn nhậu, gây sự, có biểu hiện như người bị tâm thần.
Cách đây 13 năm, bố của anh em Thắng, Việt cũng đánh chết vợ và hai con gái không lý do, rồi tự tử.
Theo Giang Chinh (VNE)
Bộ đội gặt lúa chạy bão giúp dân Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ ở Thanh Hoá xuống đồng giúp nông dân gặt lúa chạy bão Doksuri. Chiều 14/9, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hoá điều động hơn 200 cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 762 xuống đồng giúp bà con nông dân cắt lúa khi cơn bão Doksuri sắp đổ bộ, dự kiến vào trưa mai. Các...