Vụ Vinashin: Hành trình gần 2.000 ngày đêm vây bắt Giang Kim Đạt
Sau khi ôm một khối tài sản kếch xù trị giá đến hàng chục triệu đô, Giang Kim Đạt bỏ trốn sang Singapore và một số nước khác khiến cuộc vây bắt của lực lượng an ninh Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Giang Kim Đạt, nguyên trưởng phòng kinh doanh Vinashin và khối tài sản khổng lồ
Như báo Dân trí phản ánh, khi phần 1 vụ án tham nhũng lớn xảy ra tại Vinashin tạm thời khép lại, vẫn còn đó những trăn trở của lãnh đạo Bộ CA về số tài sản quá lớn của Nhà nước đã bị các đối tượng tham ô mà chưa thu hồi hết. Bộ trưởng Bộ Công an (CA) Trần Đại Quang và Thứ trưởng Tô Lâm đã trực tiếp chỉ đạo chuyên án.
Chân dung Giang Kim Đạt, nguyên trưởng phòng kinh doanh Vinashin “dính” tội tham ô với khối tài sản kếch xù. (Ảnh do cơ quan CA cung cấp).
Quá trình điều tra, CQĐT đã phát hiện những giao dịch bất minh lên đến hàng chục triệu USD của ông Giang Văn Hiển (bố của Đạt) tại nhiều ngân hàng trong và ngoài nước.
Cơ quan ANĐT đã làm rõ số tiền nêu trên liên quan đến hợp đồng mua bán tàu và khai thác tàu cũ của công ty Vinashin. Với các căn cứ này kết hợp những tài liệu khác có giá trị, ngay 31/12/ 2014, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyêt đinh khơi tô vu an hinh sư “cô y lam trai quy đinh cua Nha nươc vê quan ly kinh tê gây hâu qua nghiêm trong; tham ô tai san; chưa châp, tiêu thu tai san do ngươi khac pham tôi ma co; che giâu tôi pham” xay ra tai Công ty TNHH môt thanh viên vân tai viên dương Vinashin.
Ngay 14/1/2015, VKSND tối cao phê chuân quyêt đinh khơi tô bi can đôi vơi Giang Kim Đạt vê tôi “tham ô tai san”. Ngày 15/1/2015, cơ quan An ninh điều tra ra quyết định khởi tố bị can và ra lênh băt tạm giam ông Giang Văn Hiển (bố đẻ Đạt) đê điều tra về tội “chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, “che giấu tội phạm” va tiến hành phong toa tai khoan, kê biên 40 bất động sản trên toàn quốc đê thu hôi tai san cho Nha nươc.
Ngày 23/1/2015, cơ quan điều tra bổ sung truy nã đỏ quốc tế tội “tham ô tài sản” đối với Giang Kim Đạt.
Video đang HOT
Hành trình vây bắt “con cá lớn” – Giang Kim Đạt ngoài lãnh thổ Việt Nam
Sau nhiều ngày xác minh, truy xét, cơ quan điều tra đã phat hiên nơi nghi vấn Đạt lẩn trốn ở nước ngoài. Ban chuyên án đã báo cáo trực tiếp tới Bộ trưởng Bộ CA Trần Đại Quang và Thứ trưởng Bộ CA Tô Lâm.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ CA Trần Đại Quang, một cuộc họp khẩn có sự tham gia của Thứ trưởng Tô Lâm được tiến hành ngay trong đêm. Một tổ công tác đặc biệt của Tổng cục An ninh do Trung tướng Trình Văn Thống trực tiếp chỉ đạo được giao nhiệm vụ ra nước ngoài phối hợp với cảnh sát nước bạn truy bắt Đạt.
Theo tài liệu cơ quan điều tra, trước đó, Đạt đã bỏ trốn sang Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và một số nước khác. Trong cuộc vây bắt Giang Kim Đạt có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ công tác với lực lượng bảo vệ pháp luật của nước bạn và tổ chức Interpol, từ đó đã phát hiện và xác định Đạt sống trong một thời gian ở Singapore.
Bộ trưởng Bộ CA Trần Đại Quang, họp khẩn trực tiếp chỉ đạo Ban chuyên án.
Tại đây, Đạt đã mua một căn hộ cao cấp với giá 3,6 triệu USD. Trong thời gian này, Đạt có quan hệ tình cảm với một số người không mang quốc tịch nước sở tại. Thiếu tướng Nguyễn Đình Thuận, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế tổng hợp cho biết, trong quá trình này, các trinh sát phát hiện đối tượng xuất cảnh trốn chạy sang nước thứ ba. Tổ công tác đặc biệt đã xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Đại Quang và Thứ trưởng Tô Lâm.
Trước sự truy bắt gắt gao của lực lượng công an Việt Nam và cơ quan bảo vệ pháp luật nước bạn, “con cá lớn” – Giang Kim Đạt đã “nổi vây” giữa đại dương mênh mông. Các trinh sát xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ Công an, quyết định “cất lưới con cá lớn” vào 7/7/2015, kết thúc gần 2.000 ngày đêm kiên trì truy bắt Giang Kim Đạt.
Tại CQĐT, Giang Kim Đạt đã thừa nhận hành vi phạm tội “tham ô tài sản”, trước hết là hành vi gửi giá, nâng khống hợp đồng mua tàu vàkhai thác tàu, chiếm đoạt tiền của Nhà nước.
Trong thời gian làm việc ở công ty Vinashin (tháng 5/2006 – 6/2008),Đạt đảm nhiệm quyền trưởng phòng kinh doanh, tham mưu cho Tổng giám đốc Trần Văn Liêm kinh doanh mua bán tàu, khai thác tàu của công ty.
Giang Kim Đạt đã thông đồng câu kết với một số đối tượng người nước ngoài gửi giáăn chia hoa hồng (1% giá trị hợp đồng mua tàu và tiền chênh lệch khi cho thuê tàu từ 1 đến 2 giá). Đạt nhận thức số tiền được hưởng chênh lệch trên là thu nhập bất chính, vi phạm pháp luật vàđểtránh cơ quan chức năng phát hiện nên Đạt không tựđứng ra mở tài khoản nhận tiền mà thông qua người thân trong gia đình là ông Giang Văn Hiển, bố đẻ của Đạt có tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau.
Sau khi chuyển tiền về, Đạt báo ông Hiển đi rút tiền và chuyển sang sổtiết kiệm đứng tên người thân. Trong tổng số 18,6 triệu USD, sau khi rút tiền, ông Hiển đãđưa cho Đạt chi tiêu cá nhân, số tiền còn lại được sử dụng mua bất động sản và 5-6 xe ô tôđứng tên người thân. Ngoài ra, tại Singapore, Đạt đứng tên mua một căn hộ tại Singapore trị giá 3,6 triệu USD Singapore. Trước đó,Đạt mua căn hộ khác tại đảo Sentosa, Singapore nhưng đã bán.
Còn nữa!
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Đình chỉ 1 bị can liên quan đến tham nhũng vì đã chết
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ trong 3 tháng qua, cơ quan điều tra Bộ Công an đã đình chỉ điều tra 1 bị can vì lý do bị can chết.
Theo quy định hiện hành, bị can tham nhũng "chết là hết chuyện" (Ảnh minh họa).
Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng quý I và nhiệm vụ công tác quý II/2015. Theo đó, tính đến ngày 13/3, cơ quan điều tra trong lực lượng công an nhân dân đã thụ lý điều tra 185 vụ, 465 bị can phạm tội về tham nhũng. Trong đó, án kỳ trước chuyển sang 140 vụ, 367 bị can; khởi tố mới 44 vụ, 96 bị can (thiệt hại trên 181,4 tỷ đồng, tài sản thu hồi 213,7 tỷ đồng, trong đó có 173,7 tỷ đồng thu hồi từ các vụ án trước năm 2015); điều tra bổ sung 1 vụ, 2 bị can (viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung).
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 56 vụ, 130 bị can; tạm đình chỉ điều tra 2 vụ, 1 bị can; đình chỉ điều tra 1 bị can vì lý do bị can chết; hiện đang điều tra 126 vụ, 330 bị can.
Trong khoảng thời gian này, Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2015 quy định việc khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng; tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng; làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải trao đổi một số giải pháp phòng, chống tiêu cực đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam; phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện nghiên cứu, khảo sát xã hội học về xung đột lợi ích, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Như Dân trí đã phản ánh trước đó, nhóm nghiên cứu "Thu hồi tài sản tham nhũng - Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế" thuộc Ban Nội chính Trung ương đã chỉ ra bất cập trong quy định của Điều 42 Bộ luật Hình sự: "Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra".
Theo quy định này, chỉ "người phạm tội" mới có nghĩa vụ trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra; còn người khác được hưởng không có căn cứ pháp luật.
Hơn nữa, Điều 107 và Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định một trong những trường hợp không được khởi tố vụ án hình sự, nếu đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can thì đình chỉ điều tra, đó là "người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác".
"Từ những quy định này, trong thực tiễn, truy cứu trách nhiệm hình sự, đặc biệt là các vụ án về tham nhũng, khi người thực hiện hành vi tham nhũng chết thì vụ án được đình chỉ và không tiến hành điều tra, xác định rõ tài sản tham nhũng bao nhiêu, đang ở đâu, ai được hưởng để thu hồi"- nhóm nghiên cứu đưa ra nhận định.
Do pháp luật chưa quy định về cơ quan, tổ chức có trách nhiệm yêu cầu, trình tự, thủ tục điều tra xác minh nên trong thực tiễn truy cứu trách nhiệm hình sự "khi người phạm tội chết là hết chuyện" (?!).
Thế Kha
Theo dantri
Lạ kỳ vụ chiếm đoạt tài sản: Công an kết luận tội phạm, Viện kiểm sát bảo không! Vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" giữa đối tượng Lê Tuấn Hải (SN 1975) với Công ty TNHH Quốc tế Trà Giang tại Tây Hồ (Hà Nội) đã được Công an quận Tây Hồ khởi tố. Tuy nhiên, sau đề nghị truy tố của cơ quan công an, VKSND quận Tây Hồ lại quyết định đình chỉ điều tra...