Vụ Việt Á thổi giá Kit xét nghiệm: “Người bị khởi tố mới chỉ là kẻ thực hành, giúp sức”
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ cho rằng, đây là một vụ án phạm tội có tổ chức, các đối tượng đã bị khởi tố trong vụ án này mới chỉ là những kẻ thực hành, giúp sức, còn kẻ chủ mưu vẫn đang lẩn khuất.
Liên quan đến vụ thổi giá Kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á, đến nay cơ quan điều tra Bộ Công An đã khởi tố hơn 10 bị can nguyên lãnh đạo Công ty Việt Á và lãnh đạo một số Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) một số địa phương và cán bộ Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế về các tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Đưa nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ”. Những kẻ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội đã bị khởi tố và chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm minh. Song đằng sau những bị can đó còn những ai tiếp tay cho Việt Á lũng đoạn như vậy?, trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế như thế nào? Đây là những vấn đề cần phải được làm rõ và xử lý nghiêm minh.
Vụ việc tham nhũng điển hình về đưa và nhận hối lộ
Trong bối cảnh cả nước đương đầu với những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, hàng triệu người nhiễm bệnh, rất nhiều người đã tử vong, kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thì những hành vi trục lợi từ việc thổi giá các sinh phẩm, thiết bị y tế phòng chống dịch của một nhóm người dám ngang nhiên coi thường và mặc cả trên sinh mệnh của hàng chục triệu đồng bào đánh đổi lấy lợi ích cho bản thân là một tội ác, gây hậu quả khó lường. Và đây là một vụ tham nhũng chính sách điển hình, những bị can ở Công ty Việt Á, CDC Hải Dương, Nghệ An, đến một số cán bộ cấp vụ ở Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế đã bị khởi tố mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm của nhóm lợi ích.
Ông Phí Ngọc Tuyển-Phó Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng- Thanh tra Chính phủ. Ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam.
Ông Phí Ngọc Tuyển- Phó Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng- Thanh tra Chính phủ nêu quan điểm: “Một bên cơ quan nhà nước dùng ngân sách nhà nước mua sản phẩm với doanh nghiệp và doanh nghiệp ấy đã trả lại cho cá nhân, người lãnh đạo đơn vị có thẩm quyền được giao nhiệm vụ đấy với một tỷ lệ rất cao. Đây là vụ việc tham nhũng rất điển hình về đưa và nhận hối lộ”.
Nêu lại diễn biến chính của vụ việc, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu- chuyên gia Tội phạm học nhận định, hành vi của Công ty Việt Á với Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương và các tỉnh, thành khác trong cả nước là hình thức móc nối với người có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc chỉ định đầu tư, đấu thầu, đưa và nhận hối lộ…Nếu chỉ với những cá nhân hay doanh nghiệp đơn lẻ không thể tự mình “thổi giá” như vậy, nếu không có sự giúp sức của các cơ quan quản lý mà trước hết là Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế và có thể là một số cơ quản quản lý khác nữa.
Đánh giá ở khía cạnh pháp lý, chuyên gia Đào Trung Hiếu nhận định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến rất nhiều đối tượng. Theo ông Hiếu, dư luận hiện đang có 3 câu hỏi rất lớn đặt ra xung quanh vụ vệc này. Thứ nhất, đó là chất lượng Kit test của Việt Á, có đảm bảo chất lượng không. Thứ 2, có phải hàng nhập lậu không. Nếu nhập lậu về nó đi vào đường nào, mà tại sao nó qua các chốt chặn của chúng ta. Cuối cùng, nếu hàng không rõ nguồn gốc, trôi nổi có phải là nguyên nhân gây ra bùng phát trở lại đợt dịch covid – 19 lần thứ 4 tại Việt Nam hay không?. Tại sao lại tiêu thụ được ở 63 tỉnh thành trong toàn quốc? Có một khoản lời không hề nhỏ ở đây. Chắc không phải có những nhân vật khác trong câu chuyện này….
Người bị khởi tố mới chỉ là kẻ thực hành, giúp sức
Về vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ- nguyên Phó Chánh án Toà án quân sự Trung ương cho rằng, cũng như các vụ việc khác của ngành y tế đã xảy ra trong thời gian qua, dường như có liên quan, đó là sự tham gia không phải là một cá nhân, một vài công ty mà là một kịch bản đã được chuẩn bị sắp đặt trước một cách bài bản nhằm lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi. Vụ án Việt A cũng vậy. Đây là một vụ án phạm tội có tổ chức, các đối tượng đã bị khởi tố trong vụ án này mới chỉ là những kẻ thực hành, giúp sức, còn kẻ chủ mưu vẫn đang lẩn khuất…Những thông tin ban đầu về vụ việc này cũng chỉ mới là bề nổi của tảng băng chìm của tình trạng tham nhũng từ chính sách.
Video đang HOT
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ- nguyên Phó Chánh án Toà án quân sự Trung ương.
Theo ông Mai Bộ, trước đó CDC Hà Nội đã có người vào tù, nhưng CDC các tỉnh vẫn không coi đó là bài học mà câu kết với nhau. Bởi, theo ông, một doanh nghiệp nhỏ thì khó làm được điều đó.
Còn TS Nguyễn Việt Hùng- nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch Đầu tư thẳng thắn chỉ rõ: Với một vụ phạm tội nghiêm trọng như vậy không thể không làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ. Bởi, các nhà thầu, xu hướng chung là họ muốn dành lợi nhuận cao nhất, nhưng nếu họ chỉ có độc diễn mà không có sự ủng hộ của bên quản lý Nhà nước thì họ không làm được.
“Việc thổi giá, Việt Á không thể tự mình làm được mà chắc chắn bên cạnh họ phải có người giúp đỡ thì họ mới có thể làm được”- TS Nguyễn Việt Hùng nói.
TS Nguyễn Việt Hùng cũng cho rằng, thường khi một sự việc xảy ra thì các cơ quan Nhà nước hay đổ trách nhiệm cho nhau. Và trong câu chuyện này, trách nhiệm đầu tiên thuộc về Bộ Y tế. Còn vấn đề thẻ test COVID-19 có dùng được không thì trách nhiệm thuộc về Bộ Khoa học và Công nghệ. Ông Hùng cho rằng, nếu Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra những thông tin không chính xác, với tư cách là nhà khoa học, trọng danh dự cũng nên sẵn sàng chịu trách nhiệm trước toàn dân mà không đổ lỗi cho người khác.
Vì những thông tin không chính xác hoặc thổi phồng sự thật liên quan đến Test Kit của Việt Á là biểu hiện của thói thực dụng, cơ hội, chỉ lo thu vén cá nhân… Đó là sự vô đạo đức, vô trách nhiệm với sức khỏe tính mạng của hàng chục triệu người dân. Lợi dụng lúc dịch bệnh nguy cấp để vơ vét tiền bạc bằng cách thổi giá, nâng khống giá trị các kit test khiến cho kinh tế của mỗi gia đình, doanh nghiệp, đơn vị đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Quy định pháp luật đã nói rõ trong hoàn cảnh cấp bách, có thể rút bớt quy trình và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm trước thông tin giả cao bất thường để trục lợi nhiều tỷ đồng và những ai đã cấp phép cho các sản phẩm của Việt Á là những câu hỏi mà dư luận đang rất mong chờ cơ quan chức năng sớm điều tra làm rõ./.
Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt khai gì tại cơ quan điều tra Bộ Công an?
Theo lời khai ban đầu của Phan Quốc Việt, Việt đã "bắt tay" với các đối tác nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong vụ này là trên 500 tỷ đồng; số tiền "hoa hồng" mà Việt Á chi cho các "đối tác" là gần 800 tỷ đồng.
Những con số... giật mình
Ngày 7/1, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin về những lời khai ban đầu của Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và các đơn vị, địa phương có liên quan.
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 29/12/2021, Ban Chỉ đạo đã quyết định đưa vụ án Việt Á vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Trung tướng Tô Ân Xô. Ảnh: QN
Ban Chỉ đạo yêu cầu: Đảng ủy Công an Trung ương; Quân ủy Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tỉnh ủy, Thành ủy có liên quan phối hợp chặt chẽ, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật; tập trung đấu tranh, làm rõ việc giao nhiệm vụ; nghiên cứu; nghiệm thu; chuyển giao; cấp phép lưu hành sản phẩm, hiệp thương giá; thông tin, quảng cáo; tổ chức sản xuất; đánh giá chất lượng sản phẩm, việc mua bán sản phẩm... và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan đến vụ án.
Cử tri rất bức xúc vụ Việt Á, kiến nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế
"Quà" Việt Á và khoản nợ y bác sĩ chống dịch: Trên cả vô cảm, đó là sự phản bội
Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt hối lộ lãnh đạo CDC Hải Dương 27 tỷ đồng
Thực hiện yêu cầu của Ban Chỉ đạo, Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan, tập trung lực lượng, khẩn trương tổ chức các hoạt động điều tra, xác minh, làm rõ toàn bộ bản chất của vụ án với tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu sự can thiệp trái pháp luật của bất cứ cá nhân, tổ chức nào.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án, đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 19 bị can về các tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"; "Đưa hối lộ, Nhận hối lộ"; "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ."
Cơ quan điều tra đã tiến hành kê biên 28 bất động sản, phong tỏa tài khoản hơn 320 tỷ đồng, 100.000 USD và tạm giữ số tiền hơn 4,8 tỷ đồng do một số đối tượng có liên quan tự nguyện giao nộp.
Theo lời khai ban đầu của Phan Quốc Việt, Việt đã "bắt tay" với các đối tác nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong vụ này là trên 500 tỷ đồng; số tiền "hoa hồng" mà Việt Á chi cho các "đối tác" là gần 800 tỷ đồng.
"Hiện nay, Bộ Công an rất tích cực mở rộng điều tra, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện các yêu cầu của Ban Chỉ đạo đối với vụ án nhằm ngăn chặn và loại bỏ "biến thể Việt Á" trong tương lai," Trung tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh.
"Bắt tay" nâng khống giá kit xét nghiệm, nhiều cán bộ bị khởi tố
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại Công ty Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật CDC Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan.
Ngày 17/12, C03 khởi tố các bị can Phan Quốc Việt, Phạm Duy Tuyến và 5 người khác. Kết quả điều tra cho thấy Phan Quốc Việt đã thông đồng, câu kết với lãnh đạo nhiều cơ sở y tế và đơn vị liên quan trên cả nước, trong đó có Hải Dương và Nghệ An, nhằm hợp thức hồ sơ chỉ định thầu. Mục đích để được cung ứng kit xét nghiệm. Cơ quan điều tra làm rõ Việt Á đã bán sản phẩm đến 62 tỉnh, thành phố với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.
Bộ Công an xác định có dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý, nghiên cứu, chuyển giao Đề tài khoa học về sản phẩm Kit xét nghiệm Covid-19 tại Bộ Khoa học và Công nghệ và trong việc cấp phép đăng ký lưu hành tạm thời, việc hiệp thương giá sản phẩm kit xét nghiệm với Công ty Việt Á tại Bộ Y tế. Ảnh: TL
Tại Hải Dương, công ty này ký 5 hợp đồng với tổng trị giá 151 tỷ đồng. Theo cáo buộc, sau khi bán mỗi kit với giá 470.000 đồng, Phan Quốc Việt đã chi "lại quả" ngoài hợp đồng cho ông Tuyến gần 30 tỷ đồng. Ngoài Hải Dương, Bắc Ninh đã mua hơn 20.000 bộ xét nghiệm PCR LightPower của Việt Á với giá 470.000 đồng/bộ, bằng với mức giá Việt Á bán cho CDC Hải Dương. Còn CDC Nam Định cũng mua 13.536 kit từ Công ty Việt Á với giá 509.250 đồng/bộ. Tổng giá trị thanh toán là hơn 6,8 tỷ đồng.
Tại Nghệ An, từ đầu mùa dịch đến nay, CDC của tỉnh nhận kit xét nghiệm nCoV của Công ty Việt Á thông qua 4 gói thầu với giá trị 28 tỷ đồng để cung cấp vật tư, sinh phẩm (2 gói chỉ định giá trị 18,5 tỷ đồng, 2 gói còn lại đấu thầu rộng rãi).
Mở rộng điều tra, cơ quan công an khởi tố Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Trang thiết bị & Công trình y tế, Bộ Y tế), Nguyễn Nam Liên (Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế), Trịnh Thanh Hùng (Vụ phó Vụ trưởng Khoa học & Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ KH&CN) về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc CDC tỉnh Nghệ An, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm (Kế toán trưởng CDC Nghệ An), Nguyễn Thành Danh (Giám đốc CDC Bình Dương), Trần Thanh Phong và Lê Thị Hồng Xuyên (cán bộ CDC Bình Dương), Tiêu Quốc Cường (Kế toán trưởng, Phó phòng thuộc Sở Y tế Bình Dương), Nguyễn Trường Giang (Giám đốc Công ty VNDat), Nguyễn Thị Thúy (nhân viên công ty này) và Lê Trung Nguyên (Giám đốc vùng Công ty Việt Á) bị khởi tố tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, Phan Quốc Việt và Vũ Đình Hiệp bị khởi tố bổ sung tội Đưa hối lộ, còn Phạm Duy Tuyến bị khởi tố thêm tội Nhận hối lộ.
Chánh Văn Phòng Bộ Công an: Công ty Việt Á đã "lại quả" 800 tỉ đồng Từ việc nâng khống giá thiết bị Công ty Việt Á đã thu về 500 tỉ đồng và doanh nghiệp này đã chi "hoa hồng" gần 800 tỉ đồng cho các đối tác để được cung ứng kit xét nghiệm. Chiều nay 7-1, trao đổi với Báo Người Lao Động, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ...