Vụ Việt Á là sự cảnh báo “virus tham nhũng” rất nhiều biến thể, nhờn thuốc!
“Vụ việc cũng là sự cảnh báo “virus tham nhũng ” còn rất nhiều, rất phức tạp, nhiều biến thể, nhờn thuốc, đòi hỏi chúng ta không được chủ quan…”, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc nói.
Ngày 12/1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết, trong năm 2021, toàn ngành Nội chính Đảng đã đạt được 6 nhóm kết quả nổi bật.
Toàn ngành đã chủ động xây dựng, tham mưu, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, và tích cực nghiên cứu, tham mưu nhiều chủ trương, chính sách lớn về nội chính, phòng chống tham nhũng , tiêu cực và cải cách tư pháp .
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc phát biểu tại hội nghị (Ảnh: TTXVN).
Bên cạnh đó, đã chủ động, kiên quyết, kiên trì, cụ thể hơn trong phối hợp với các cơ quan chức năng, tham mưu chủ trương, định hướng xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xử lý nghiêm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Nhất là các vụ án, vụ việc xảy ra trong lĩnh vực y tế, quản lý đất đai, tài sản công, thi hành án hình sự; các vụ án vụ việc tại Khánh Hòa, TPHCM, Đồng Nai, An Giang; chủ động đề xuất đưa một số vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và Tỉnh ủy, Thành ủy chỉ đạo, xử lý.
Theo báo cáo trong năm 2021, các Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy đã tham mưu, đề xuất đưa 475 vụ án, vụ việc vào diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy theo dõi.
Mới đây nhất là vụ kit test Covid-19 tại Công ty Việt Á được đưa vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Ông Phan Đình Trạc cho rằng, qua vụ xét nghiệm Covid-19 cũng cho thấy sự sơ hở, yếu kém trong công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.
“Vụ việc cũng là sự cảnh báo “ virus tham nhũng ” còn rất nhiều, rất phức tạp, nhiều biến thể, nhờn thuốc, bất chấp, đòi hỏi chúng ta không được chủ quan, thỏa mãn mà phải chủ động tấn công, tăng sức đề kháng nếu không sẽ dễ bị tác động, lây nhiễm hoặc vi phạm”, Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cũng trong năm 2021, công tác theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp ngày càng đi vào nề nếp và hiệu quả hơn.
Theo ông Phan Đình Trạc, toàn ngành đã tham mưu chỉ đạo thanh tra, chuyển nhiều vụ việc sai phạm sang cơ quan điều tra qua thanh tra diện rộng công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
Đồng thời phối hợp tham mưu kiểm tra, xử lý nghiêm nhiều tổ chức đảng, đảng viên sai phạm liên quan đến các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; giúp các thành viên Ban chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở 12 bộ, ngành, địa phương.
“Nhiều Ban Nội chính có cách làm mới, hiệu quả, qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện, kiến nghị xử lý nhiều hạn chế, sai phạm”, ông Phan Đình Trạc đánh giá.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng lưu ý, hoạt động của ngành Nội chính đảng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
“Tính nhạy bén, chủ động, quyết liệt, bản lĩnh của một số Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy chưa cao; có lúc, có nơi có biểu hiện chùng xuống, thụ động, thiếu tự tin trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao”, ông nêu rõ.
Ngoài ra, tính cụ thể, chiều sâu, chất lượng, khả năng phát hiện vấn đề mới để tham mưu, đề xuất của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu.
Từ đó, ông đề nghị cần thẳng thắn, nghiêm túc rút kinh nghiệm và có giải pháp khắc phục, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Nội chính đảng trong thời gian tới.
Đề cập một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, Trưởng Ban Nội chính Trung ương yêu cầu, chủ động, sâu sát, quyết liệt hơn nữa trong tham mưu chỉ đạo phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, theo đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư không để “chững lại hay chùng xuống”, “không vì có dịch Covid-19 mà ngừng lại, không xử lý”.
Trong đó tập trung tham mưu chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về giám định, định giá để đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, tiêu cực đã khởi tố.
“Đặc biệt là tập trung tham mưu chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, thanh tra, điều tra xử lý nghiêm các sai phạm liên quan vụ án kit xét nghiệm của Công ty Việt Á và các vụ, việc liên quan đến lĩnh vực y tế đã được đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo”, ông Phan Đình Trạc nhấn mạnh.
Ông Trạc cũng lưu ý toàn ngành tham mưu chỉ đạo nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, tạo bước đột phá trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực.
Tham mưu chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực như lĩnh vực y tế, phòng chống dịch Covid-19, quản lý, sử dụng đất đai; việc mua bán, chuyển nhượng tài sản công.
Quán triệt NQĐH XIII của Đảng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng
Chương trình hành động của ngành Nội chính Đảng thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về nhiệm vụ công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp với 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.
Đồng chí Phan Đình Trạc phát biểu kết luận Hội nghị
Sáng 28/4, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về nhiệm vụ công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; phát động thi đua chuyên đề ngành Nội chính Đảng giai đoạn 2021-2025.
Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và các đồng chí lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương chủ trì Hội nghị; đại diện thường trực các tỉnh ủy, thành ủy đồng chủ trì các điểm cầu tại địa phương.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội và các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có gần 1.500 cán bộ, công chức ngành Nội chính Đảng, đại diện thường trực tỉnh ủy, thành ủy và lãnh đạo một số cấp ủy, cơ quan nội chính tại địa phương.
Hội nghị đã tập trung phổ biến, quán triệt về những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm từ nhiệm kỳ Đại hội XII và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, cải cách tư pháp được nêu trong các Văn kiện Đại hội XIII. Trên cơ sở các nội dung cơ bản trong văn kiện, Hội nghị đã mở rộng làm rõ các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, cải cách tư pháp cần quán triệt, triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Chương trình hành động của ngành Nội chính Đảng thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về nhiệm vụ công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp với 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XIII về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
Các đồng chí chủ trì Hội nghị.
Cũng tại Hội nghị, Ban Nội chính Trung ương phát động phong trào thi đua đối với các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy nhằm nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cải cách tư pháp giai đoạn 2021-2025 với chủ đề: "Phát hiện và tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng; chủ trì tham mưu xử lý các vấn đề phức tạp, nổi cộm về an ninh trật tự trên địa bàn".
Theo đó, chuyên đề thi đua được phát động thực hiện trong 05 năm, từ đầu năm 2021 đến hết năm 2025, chia làm 2 đợt: Đợt 1: Sơ kết, khen thưởng những tập thể có thành tích xuất sắc trong 03 năm, tổ chức vào cuối năm 2023; Đợt 2: Tổng kết, đánh giá kết quả và khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 05 năm, tổ chức vào cuối năm 2025. Hằng năm có đánh giá kết quả, trao đổi học tập kinh nghiệm, tổ chức vào cuối năm trong phạm vi các cụm.
Các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy thông qua công tác nghiên cứu báo cáo, văn bản; xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; nắm bắt dư luận xã hội và báo chí; công tác theo dõi, nắm tình hình; kiểm tra, giám sát; kiến nghị, đề xuất của các cơ quan có liên quan... để phát hiện và tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo xử lý hiệu quả các vụ án, vụ việc tham nhũng; đề xuất với cấp ủy giao ban nội chính chủ trì tham mưu xử lý các vấn đề phức tạp, nổi cộm về an ninh, trật tự trên địa bàn, gồm: Các vụ án, vụ việc tham nhũng xảy ra trên địa bàn chưa được phát hiện; các vấn đề phức tạp, nổi cộm có liên quan đến dân tộc, tôn giáo; có yếu tố nước ngoài; khiếu kiện phức tạp, đông người, vượt cấp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm... về an ninh trật tự tại địa phương.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, góp ý, làm rõ hơn những nhiệm vụ, nội dung công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp trong Nghị quyết Đại hội XIII, đồng thời nêu lên những giải pháp cụ thể để thực hiện Nghị quyết.
Kết luận Hội nghị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc yêu cầu toàn ngành tập trung làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, cải cách tư pháp và hoàn thiện thể chế, pháp luật về nội chính, phòng, chống tham nhũng, cải cách tư pháp theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Đồng chí Phan Đình Trạc yêu cầu toàn Ngành cần chú trọng nghiên cứu, tham mưu chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng để "không thể tham nhũng". Trọng tâm là hoàn thiện các quy định về kiểm soát quyền lực; trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; cơ chế bảo vệ, khuyến khích mạnh mẽ người đứng đầu kiểm tra, phát hiện xử lý tham nhũng và cơ chế bảo vệ, khuyến khích người tố cáo, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, đồng thời xử lý nghiêm những người lợi dụng chống tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý; hoàn thiện thể chế và hệ thống cơ sở hạ tầng để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt...
Ngành tích cực, chủ động, sâu sát, kiên trì, quyết liệt, bản lĩnh trong tham mưu chỉ đạo phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn để "không dám tham nhũng".
Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác nghiên cứu, tham mưu cấp ủy tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác nội chính, PCTN và cải cách tư pháp. Trước mắt là, tập trung tham mưu quán triệt, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 26 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn 04 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc; sơ kết 05 năm thực hiện Kết luận 10 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí"; sơ kết việc thực hiện Hướng dẫn 06-HD/BNCTW về rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và thực hiện kết luận kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; hoàn thiện, ban hành, triển khai có hiệu quả kết luận của Ban Bí thư về sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 50 của Bộ Chính trị về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng"; Chỉ thị của Ban Bí thư về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế".
Hình ảnh tại Hội nghị.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; Chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở các cơ quan nội chính, nhất là kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Chủ động phối hợp, tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội đã đề ra theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Nhất là nắm chắc tình hình, phối hợp tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp, nổi lên về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là về an ninh biên giới, an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn, an ninh mạng, an ninh kinh tế; hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; hoạt động của các loại tội phạm nguy hiểm; những bức xúc, khiếu kiện đông người kéo dài, phức tạp.... không để phát sinh "điểm nóng", bị động, bất ngờ. Trước mắt tăng cường phối hợp, tham mưu chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính; chủ trì tham mưu chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chiến lược cải cách tư pháp, góp phần xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân...
TPHCM phát hiện bệnh viện thứ 3 mua kit test của Việt Á: Sở Y tế nói gì? Theo đại diện Sở Y tế TPHCM, Bệnh viện quận Bình Tân là cơ sở y tế thứ 3 được xác định có mua kit test Covid-19 của công ty Việt Á. Tại họp báo về tình hình dịch bệnh do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM tổ chức, diễn ra chiều 10/1, báo chí đề nghị ngành chức năng thông...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện lò chuyên mổ, cung cấp lợn nhiễm virus tả ở Hà Nội

Ra giữa đường ray khi gác chắn đã hạ, người đàn ông bị tàu tông tử vong tại chỗ

Bún mua về ăn đổi màu đỏ, Đà Nẵng xử lý ra sao?

Một chấp hành viên viết phần mềm thi hành án cho 40.000 người chỉ mất 2 giờ

Đục, phá bê tông để giải cứu bé trai 5 tuổi mắc kẹt trong ống thoát nước

Ba nam sinh sảy chân rơi vào vùng nước sâu, chỉ cứu được 1 em

Người đàn ông đứng giữa đường ray bị tàu hỏa đâm tử vong

Cảnh tượng kinh hoàng ở Ninh Bình, nghìn khối đá ụp xuống sau tiếng nổ như bom

Xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái đứng trên vỉa hè ở Hà Nội

Hàng trăm người chứng kiến trục vớt thi thể 2 trẻ dưới hồ nước rộng 200 hecta

Cháy dữ dội tại kho chứa vải bị khóa kín, khói đen bốc cao hàng trăm mét

Nạn nhân quá tỉnh táo, kẻ giả danh nhân viên đăng kiểm lặn mất tăm
Có thể bạn quan tâm

Kỳ Hân khoe visual xinh chấp camera thường của Mạc Hồng Quân trong đám cưới tuyển thủ Việt Nam và mẹ đơn thân
Sao thể thao
07:16:13 09/07/2025
Nam sinh tự học tiếng Nhật, đỗ 2 trường chuyên danh tiếng của Hà Nội
Netizen
07:15:00 09/07/2025
7 tác hại âm thầm của axit uric cao đối với sức khỏe
Sức khỏe
07:06:05 09/07/2025
Mặt trời lạnh - Tập 17: Bắt cá hai tay, cô gái xử trí ra sao khi 2 chàng trai chạm mặt?
Phim việt
07:02:41 09/07/2025
Tranh cãi cảnh tượng "biển chết" tại concert BLACKPINK
Nhạc quốc tế
06:50:16 09/07/2025
Không còn nhận ra Thiên An sau loạt lùm xùm tình ái với Jack
Sao việt
06:44:49 09/07/2025
Faker chỉ ra đồng đội đáng tin cậy ở T1
Mọt game
06:35:35 09/07/2025
Mới 2 năm thôi mà "tình màn ảnh" điển trai của Suzy sao lại ra nông nỗi này?
Sao châu á
06:35:03 09/07/2025
Trình làng diện mạo mới, cô gái nóng bỏng top 1 giới coser nhận nhiều lời "có cánh"
Cosplay
06:29:59 09/07/2025
Rixos ra mắt tại Đông Nam Á với khu nghỉ dưỡng đầu tiên tại đảo ngọc Phú Quốc
Du lịch
06:16:21 09/07/2025