Vụ “viện trợ 10 tỷ USD”: Ngỡ ngàng chân tướng “đối tác” thực hiện dự án khủng
Liên quan đến vụ viện trợ 10 tỷ USD do ông Paul Lê Hùng xưng là người đại diện của tổ chức Diamond Access Inc tài trợ xây dựng đường sá, công trình công cộng ở Việt Nam, cơ quan chức năng bước đầu xác định có dấu hiệu lừa đảo.
“Đối tác” để thực hiện dự án này thật ra là công ty đã không hoạt động từ lâu và số vốn đăng ký mấy chục tỷ đồng chỉ là vỏ bọc.
Mặt tiền công ty Đồng Tháp Mười.
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: Xuất hiện tình trạng ngân hàng cho vay lãi suất thấp hơn huy độngHơn 350 mã nhuốm đỏ sàn chứng khoánLo đối tác ngoại thâu tóm đồng loạt doanh nghiệp Việt NamDuy nhất Việt Nam tại APEC chưa có quỹ hưu trí bổ sungSàn giao dịch thời địa ốc “đóng băng”: “Tái cơ cấu và sự biến tướng”
Ông Lê Văn Đăng, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Đồng Tháp Mười (công ty Đồng Tháp Mười) có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng xin thực hiện dự án đường tỉnh 878 và 871 B. Đây được xem là “đối tác” chính để thực hiện dự án khủng mà ông Paul Lê Hùng hứa tài trợ.
“Đối tác” với Paul Lê Hùng là công ty Đồng Tháp Mười được sở kế hoạch đầu tư Tiền Giang cấp phép kinh doanh đa ngành nghề và có vốn lên đến 64 tỷ đồng nhưng thực chất chỉ là vỏ bọc.
Phóng viên đến trụ sở công ty tại khu 4, thị trấn Mỹ Phước (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) thì nơi đây chỉ là quán nhậu, phía trong căn nhà ẩm thấp với tấm bảng công ty được treo trong góc. Thậm chí ngay cả tiền thuê nhà chỉ 500 ngàn đồng/tháng công ty cũng không có tiền trả.
Bà Mai Hồng Loan, chủ căn nhà cho biết: “Ông Đăng đến thuê nhà tôi mở công ty từ năm 2006 với giá thuê chỉ 500 ngàn đồng/tháng. Lúc đầu ông ta cũng thanh toán sòng phẳng nhưng hơn 1 năm qua vẫn chưa trả tôi đồng nào. Điện thoại thì ông Đăng năn nỉ chừng nào có công trình làm sẽ trả luôn một lượt”.
Bà Loan với hợp đồng cho thuê nhà nhưng chưa nhận được đồng nào.
Video đang HOT
Theo bà Loan, từ trước đến giờ thuê nhà mở công ty nhưng chẳng thấy có nhân viên nào hết, khoảng vài tháng ông Đăng hay đứa con ông ta có tạt ngang rồi lại tiếp tục bỏ đi.
Mặc dù đặt trụ sở ở địa phương nhiều năm liền nhưng ngay cả ông Lê Minh Hoàng, trưởng khu 4 cũng không hề biết công ty hoạt động như thế nào.
Ông Hoàng cho biết: “Từ ngày công ty thành lập tới nay luôn đóng cửa không thấy có nhân viên nào hết. Mới đầu ông giám đốc nói công ty chuyên xây dựng đường sá nhưng ở địa phương cũng chẳng thấy công ty thực hiện dự án nào. Mỗi lần vận động đóng góp các nguồn quỹ đều phải thông qua bà chủ nhà vì mấy tháng mới gặp được ông ta một lần”.
Bên trong và bên ngoài công ty
Công ty đăng ký với số vốn khủng nhưng từ năm 2010 tới nay công ty không đóng thuế được đồng nào cho chi cục thuế huyện Tân Phước. Ông Lê Văn Dũng – Đội trưởng đội kiểm tra thuế (Chi cục thuế huyện Tân Phước) cho biết: “Từ năm 2010 đến nay công ty Đồng Tháp Mười không phát sinh nộp thuế nên cơ quan mời ông Đăng lên để giải trình. Ông Đăng giải trình bằng văn bản cho rằng công ty không thực hiện công trình, dự án nào nên không nộp thuế”.
Theo ông Dũng, hiện tại trên danh nghĩa công ty Đồng Tháp Mười vẫn còn nhưng thực chất đã ngưng hoạt động từ lâu và chỉ còn tấm biển hiệu.
Đến công ty, chúng tôi cố gắng liên lạc với ông Đăng qua số điện thoại di động nhưng gọi nhiều cuộc vẫn không liên lạc được. Ngay cả bà chủ nhà cũng không biết chính xác ông ta đang ở đâu còn số điện thoại bàn trên tấm biển hiệu cũng bị ông ta cắt từ lâu.
Minh Giang
Theo Dantri
Vụ Tiền Giang từ chối "gói viện trợ 10 tỉ USD": Để lộ thông tin sẽ dừng viện trợ
Ông Hùng Việt kiều nói có 20 quốc gia đã được viện trợ cả trăm tỉ USD không hoàn lại. Và trong bộ thư ngỏ văn bản giới thiệu về nguyên tắc tiếp nhận vốn dự án có một quy định rất kỳ quặc:? "Không được công khai thông tin" nếu công khai sẽ bị dừng viện trợ.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang - thì cho rằng, tiền vay không lãi suất để làm đường dù một đồng cũng chưa có, nói gì tới cho không.
Bộ "hồ sơ" giới thiệu về gói viện trợ không hoàn lại trị giá 10 tỉ USD gồm thư ngỏ và các nguyên tắc tiếp nhận vốn khá kỳ quặc.
Trước Tết sẽ có 3 tỉ USD(!)
Liên quan đến khoản "viện trợ khủng 10 tỉ USD" bị Tiền Giang từ chối, ngày 25/11, PV đã liên lạc được với ông Paul Hùng Lê để có thêm thông tin. Ông Paul Hùng Lê cho biết: "Các địa phương khác làm rất tốt (ý nói nhận viện trợ - PV), còn ông Lê Văn Hưởng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - làm chuyện đó (từ chối gói viện trợ) là chuyện của ổng. Cho đến nay, tôi đang vận động để nguồn tiền về Việt Nam. Tôi đã họp ở Sóc Trăng và chủ tịch tỉnh này đồng ý, có văn bản ghi nhớ để làm cơ sở làm việc. Hiện tiền chưa chuyển về Việt Nam vì phải có thủ tục đàng hoàng thì mới nhận được. Về việc này, Chính phủ phải đứng ra bảo lãnh".
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Đốt tiền, chôn chân ở vùng đất mới Mê Linh Đạt tiến bộ lớn trong đàm phán TPP tại Mỹ Giá vàng đảo chiều tăng 300 nghìn đồng/lượng [VIDEO] Nộp 10.000 USD để đi học trước khi sang Hàn Quốc lừa đảo
Ông Paul Hùng Lê còn đề nghị: "Cái này không nên phổ biến trên báo chí vì tập đoàn này không phổ biến báo chí. Thằng nào đồng ý theo quy trình của nó thì nó mới cho. Anh ngạc nhiên tại sao trên Báo Lao Động lại có thông tin. Anh khuyên em không nên đăng báo vì nó sẽ không tốt cho quyền lợi của người dân Việt Nam. Đây là quỹ từ thiện từ tập đoàn phi chính phủ, đã cho trên 20 quốc gia, chỉ cho chứ không rao bán. 20 quốc gia đã nhận tiền, số tiền hơn 100 tỉ USD. Cái này không tuyên truyền, chỉ ai biết liên hệ, làm đúng quy trình thì mới cho. Vì trên thế giới có 192 quốc gia, chỗ nào cũng biết thì mình không thể cho hết. Việt Nam mình đủ tiêu chí nên được cho".
Cũng theo ông Paul Hùng Lê, địa phương nào không nhận nguồn tiền này sẽ có những lý do mà mình không hiểu được. Tuy nhiên, khi nguồn tiền này về, các địa phương khác nhận thì Tiền Giang sẽ hối tiếc, vì mục đích của ông là giúp dân, tạo việc làm cho dân.
"Nếu họ tiếc, thì mình sẽ tìm nguồn khác cho họ. Mục đích mình là giúp dân mình, đất nước mình chứ không giúp một cá nhân nào. Cho đến nay, chưa một địa phương nào từ chối khoản viện trợ này. Tại Sóc Trăng, chủ tịch rất vui mừng đón nhận. Ở Thái Nguyên cũng vậy" - ông Paul Hùng Lê nói - "Hiện tôi đang làm việc với trung ương. Theo đó, tôi sẽ cố gắng để trước Tết Nguyên đán có một món quà ý nghĩa về Việt Nam là 3 tỉ USD. Tuy nhiên, việc này không được đưa lên báo, vì có đến 192 quốc gia, họ mà biết thì họ xin, mình cho không nổi".
"Không có giá trị pháp lý"
Trao đổi với PV về việc từ chối "viện trợ khủng" này, ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang - cho biết: "Tôi chưa gặp ông Paul Hùng Lê lần nào. Tuy nhiên, ông Hùng và ông Lê Văn Đăng - Giám đốc Cty CP đầu tư xây dựng phát triển Đồng Tháp Mười (trụ sở tại huyện Tân Phước, Tiền Giang) có đến Sở, đề nghị đầu tư làm đường giao thông.
Dù còn nhiều con đường xuống cấp, nhưng Tiền Giang vẫn từ chối khoản viện trợ "khủng" vì sự viển vông và thiếu khả thi.
Chúng tôi không ký kết gì cả, chỉ có văn bản báo cáo vụ việc với UBND tỉnh. Trong vòng chưa đầy 2 tuần, UBND tỉnh có văn bản từ chối, đề nghị sở trả lời để nhà đầu tư biết. Tôi không bình luận gì về nguồn tiền quá khủng này, nhưng thực tế từ lúc tôi làm giám đốc sở đến nay, Tiền Giang chưa nhận được 1 đồng viện trợ nào để làm đường. Nói thật, vốn vay không lãi suất còn chưa có chứ đừng nói tới cho không".
Trong khi đó, tại Sóc Trăng, cả Giám đốc Sở GTVT Trần Anh Việt và Giám đốc Sở KHĐT Mai Phước Hưng đều đã ký "biên bản ghi nhớ" với ông Paul Hùng Lê. Trao đổi với PV, cả hai ông Việt và Hưng đều cho rằng, việc ký biên bản ghi nhớ này "không có giá trị pháp lý", bởi việc nhận vốn đầu tư nước ngoài phải trải qua rất nhiều bước, chứ không phải muốn nhận là nhận ngay được.
Theo tìm hiểu của PV, có khá nhiều doanh nghiệp đã "đeo bám" theo dự án viện trợ khủng này nhằm xin làm đơn vị thi công công trình. Việc UBND tỉnh Tiền Giang từ chối "viện trợ" đã làm nhiều doanh nghiệp xôn xao về tính thực hư của dự án. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin trong các số báo tới.
Tổ chức nước ngoài chào vay vốn:
NHNN cảnh báo: Thận trọng!
Trao đổi với phóng viên chiều ngày 25/11, lãnh đạo một vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhìn nhận, điều khoản yêu cầu NHNN cung cấp một đăng ký bảo lãnh có hiệu lực với số tiền 10 tỉ USD mà Diamond Access Inc thụ hưởng như một điều kiện tiếp nhận nguồn vốn không lãi suất hoặc không hoàn lại là vô lý. "Đơn giản vì NHNN không có chức năng bảo lãnh hay xác nhận bảo lãnh các khoản vay vốn của doanh nghiệp hay của các địa phương" - lãnh đạo vụ chức năng nói trên khẳng định. Cũng theo vị lãnh đạo này, liên tục trong thời gian vừa qua, NHNN ghi nhận nhiều tổ chức, cá nhân tự giới thiệu là đại diện của các tổ chức quốc tế đến làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp trong nước chào cho vay khoản vay có số tiền lớn, lãi suất thấp, thời hạn dài hoặc chào tài trợ không hoàn lại với điều kiện tương tự như ông Paul Hùng Lê đặt ra.
Văn Nguyễn
Theo Hữu Danh
Lao động
Tiền Giang từ chối "gói viện trợ 10 tỉ USD" Ông Paul Lê Hùng - Việt kiều Mỹ - muốn "viện trợ nhân đạo" cho Việt Nam 10 tỉ USD/năm(!). Một số địa phương và doanh nghiệp đã ký "hợp đồng ghi nhớ" với ông này, nhưng UBND tỉnh Tiền Giang đã thẳng thừng từ chối, vì "không phù hợp". Tiền Giang từ chối khoản "viện trợ khủng" của một "tập đoàn nước...