Vụ việc gây tranh cãi: Học sinh lớp 1 ị đùn, cô giáo tiểu học bức xúc vì phải dọn dẹp, gia đình trẻ bóng gió “Trách nhiệm của cô, đừng than”
Theo cô N.A, phụ huynh đang đổ quá nhiều trách nhiệm lên giáo viên. Quan trọng nhất là việc tập trung lo cho một cá nhân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bạn khác trong lớp.
Ở độ tuổi tiểu học, đặc biệt là giai đoạn lớp 1, trẻ vẫn chưa nhận thức đầy đủ và đôi khi còn bỡ ngỡ khi phải sinh hoạt trong một môi trường kỷ luật. Khi có vấn đề phát sinh, không ít trẻ tỏ ra sợ hãi, không biết xử lý tình huống như nào và cũng không báo với cô giáo. Ví dụ điển hình nhất cho trường hợp này chính là việc trẻ ị đùn hoặc tè dầm trong lớp.
Vấn đề tưởng muôn thuở và không có gì mới mẻ này gần đây bất ngờ gây ra một cuộc tranh cãi lớn, bắt nguồn từ chia sẻ của một cô giáo tiểu học có tên N.A (tên nhân vật đã được thay đổi) trên mạng xã hội. Câu chuyện của cô giáo này cụ thể như sau:
“Hôm trước lớp tôi có 1 bé ị đùn ra lớp. Tôi có đưa ra nhà vệ sinh rồi gọi điện cho người nhà học sinh đó đến thay rửa cho bé. Thì hôm sau bà bé đó đến nói với ý lần sau nhờ các cô dọn hộ. (Ý là các cô mà không dọn thì lao công phải dọn chứ đừng gọi người nhà đến nữa).
Tôi bực mình nhưng chỉ nói: “Cháu còn phải dạy học, không thể bỏ năm mươi mấy bạn ngồi chơi để rửa dọn cho bạn được. Cô giáo kia là giáo viên tự kỉ còn phải dạy học sinh, không có người dọn hộ con đâu ạ. Mà cháu gọi người nhà đến rửa ráy cho bạn để cho sạch sẽ chứ như chúng cháu vội vàng thì không cẩn thận bằng”.
Học sinh ị đùn là một vấn đề nhạy cảm – Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Theo cô N.A, phụ huynh đang đổ quá nhiều trách nhiệm lên giáo viên. Quan trọng nhất là việc tập trung lo cho một cá nhân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bạn khác trong lớp. Nếu có sự việc gì xảy ra với các học sinh khác trong thời gian chăm sóc, rửa ráy cho học sinh ị đùn thì cô giáo sẽ không thể nào bao quát, phản ứng kịp thời.
Chia sẻ của cô N.A sau đó lập tức gây bão mạng xã hội, tạo nên một cuộc tranh cãi lớn. Có người phản đối, lại có người đồng tình với cô giáo này. Tuy nhiên ý kiến đồng tình hiện đang chiếm đại đa số. Cũng theo cô N.A thì đây không phải lần đầu em học sinh nọ ị đùn trong lớp mà đã có tiền lệ nhiều lần trước đó.
“Cô có thể giúp nhưng phụ huynh cần phối hợp dạy lại kỹ năng mềm cho con”
Chị Hồng Linh (Hà Nội) có hai con nhỏ đang học tại một trường cấp 1 công lập ở quận Cầu Giấy. Nói về vụ việc gây tranh cãi trên, bà mẹ này bày tỏ quan điểm: “Theo mình thì nếu lần đầu con ị đùn ra lớp, cô giáo có thể linh động giúp con thay quần, rửa ráy vệ sinh. Chứ không thể để con bẩn nguyên ngày học được. Tất nhiên nếu phụ huynh không có việc bận thì có thể đến tự vệ sinh cho con mình. Là một người làm mẹ thì nói thật, mình dọn vệ sinh cho con mình thì không sao, chứ phải đi dọn cho con người khác cũng thấy ghê chứ.
Sau đấy thì giữa cô và phụ huynh cần có sự trao đổi thẳng thắn với nhau. Trong trường hợp này, mình thấy em học sinh kia có vẻ còn thiếu kỹ năng sống. Ở giai đoạn mầm non, các con ị đùn là chuyện thường thấy nhưng lên lớp 1 mà vẫn ị đùn là do bố mẹ chưa dạy tốt. Bố mẹ và cô cần phải kết hợp với nhau. Bố mẹ thì dạy con khi buồn đi vệ sinh phải biết giơ tay xin phép cô. Cô giáo thì chủ động hơn trong việc quan sát sắc mặt của học sinh để nhận biết các con có gặp vấn đề gì hay không?
Mình thấy nhiều khi phụ huynh cũng hay vin vào câu “trông cậy hết vào cô” rồi “cô giáo như mẹ hiền” để quy chụp toàn bộ trách nhiệm cho giáo viên. Tất nhiên cô giáo có thể giúp đỡ con nhưng sau đó giữa gia đình và nhà trường phải có sự phối hợp, không thể đổ hết cho một người được”.
Cô có thể giúp nhưng phụ huynh cần phối hợp dạy lại kỹ năng mềm cho con – Ảnh minh họa.
Cùng quan điểm với chị Linh, anh Quang (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng cho rằng, cô giáo nên giúp học sinh rửa ráy nhưng sau đó phụ huynh cần phải kết hợp với cô để dạy con kỹ năng cần thiết.
“Tất nhiên là cô không thể để mặc con với chiếc quần bẩn được. Không phải phụ huynh nào cũng rảnh, có người bận việc, có người đi làm xa nên theo tôi, cô nên giúp con vệ sinh trước rồi mọi chuyện tính sau. Tất nhiên về phía gia đình cũng không thể thờ ơ, cứ mặc kệ tình trạng con ị đùn vì “đã có cô lo”. Con gái tôi năm nay mới 3 tuổi nhưng cháu đã được dạy đầy đủ các kỹ năng vệ sinh cá nhân sau khi đi nặng, đi nhẹ. Khi nào buồn đi vệ sinh thì tự đi hoặc báo với bố mẹ.
Để con ị đùn liên tục như vậy là một phần lỗi của gia đình. Tưởng tượng như này, nếu một lớp có đến 4, 5 bạn ị đùn rồi cô cứ chạy đi vệ sinh hết cho bạn nọ lại đến bạn kia thì mất toi tiết học! Bên cạnh đó các cháu lớp 1 tính cách rất hiếu động. Nếu trong thời gian cô lo cho bé kia, các con trong lớp nghịch ngợm, xảy ra tai nạn thì quy trách nhiệm cho ai?
Nếu việc này diễn ra 1, 2 lần thì cô có thể rửa ráy giúp con, thông báo chuyện với bố mẹ để tìm nguyên nhân: Có thể là do con bị rối loạn tiêu hóa hoặc do con sợ sệt không dám báo với cô chuyện đau bụng, gia đình chưa dạy con kỹ năng mềm,… Nói chung đây là vấn đề nhạy cảm, phải có sự phối hợp của 2 bên”.
Học sinh lớp 3 viết văn tả con vật yêu thích, vừa đọc xong cô giáo cho ngay 1 điểm cùng lời phê: "Mời phụ huynh lên gặp cô"
Tuy được yêu cầu tả con vật mình yêu thích nhưng có vẻ cậu học trò nhỏ này đã có sự nhầm lẫn "nhẹ".
Tập làm văn là một trong những môn học quan trọng nhất của trẻ nhỏ ở lứa tuổi tiểu học. Thông thường trẻ sẽ được yêu cầu tả một sự vật, sự việc, tả người thân hoặc kể lại một câu chuyện thú vị từng trải qua. Với đầu óc tưởng tượng phong phú, cộng thêm sự ngây ngô mà nhiều khi, trẻ sáng tạo nên vô vàn áng văn bất hủ. Không ít lần, người lớn đọc xong văn của trẻ vừa phì cười vừa giật mình thon thót.
Mới đây nhất, một bài văn được chia sẻ lên mạng xã hội đã khiến các bậc phụ huynh được phen cười lăn lộn. Theo đó một cậu bé học lớp 3 được giao đề bài: "Hãy viết một đoạn văn tả về một con vật mà em yêu thích". Tuy nhiên cậu học trò nhỏ có vẻ đã nhầm lẫn "nhẹ" và chuyển sang tả... món ăn! Bài văn của cậu bé cụ thể như sau:
"Có rất nhiều con vật mà em thích. Nhưng em thích nhất là con chó. Không những em thích mà bố em cũng rất thích. Cứ dịp cuối tuần hoặc cuối tháng, bố em bảo mẹ em chiều nay làm tí chó đi. Vì mẹ em không có tiền nên mẹ em chỉ mua một cân. Thế là mẹ cho vào luộc hoặc nấu rượu mận. Vậy là tối hôm đó, em và bố mẹ rất thích".
Bài văn bất hủ của cậu bé lớp 3.
Vì bài văn lạc đề nên cô giáo sau đó đã cho 1 điểm, cùng lời phê "6/5 phụ huynh lên gặp cô". Được biết, bài văn này xuất hiện từ năm ngoái nhưng gần đây bất ngờ được chia sẻ lại và tiếp tục gây bão cộng đồng mạng. Rất nhiều phụ huynh đã để lại những bình luận hài hước như: "Đúng là trẻ nhỏ, thật như đếm", "thế này là tả món thịt chó rồi chứ không phải tả con chó nữa",...
Trước đó, bài văn tả chú chó của một học sinh tiểu học khác cũng khiến cộng đồng mạng cười nắc nẻ. Tuy không lạc đề như cậu bé bên trên nhưng em học trò này lại có cách liên tưởng cực kỳ phong phú: đầu chú chó tròn như hạt mít, hai tai như hai cái lá, mắt tròn như bi ve,...
Bài văn tả chú cho có đôi mắt tròn như bi ve
Đọc xong những bài văn này, người lớn lại càng khẳng định: Chỉ có trẻ nhỏ với suy nghĩ ngây thơ, đáng yêu mới có thể cho ra đời những áng văn bất hủ đến vậy!
Học sinh lớp 1 điền thành ngữ đến cô giáo cũng không ngờ lầy đến thế, câu cuối còn được khen hay hơn cả bản gốc Mỗi khi stress cứ đọc văn tiểu học, bạn sẽ phát hiện cả "bầu trời sáng tạo" trong đó! Đọc hiểu kiến thức Tiểu học của con thì dễ nhưng với các bậc cha mẹ, dạy con học vẫn luôn là... cuộc chiến. Bởi trẻ tầm tuổi này vô cùng hiếu động, lại toàn học trước quên sau nên cứ dạy vài hôm...