Vụ vi khuẩn Whitmore ăn mòn cơ thể: Đã có kết quả điều tra vụ 3 chị em ruột tử vong
Cả 3 trường hợp tử vong trong cùng một gia đình tại thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đều có biểu hiện sốt cao và tử vong rất nhanh.
Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội vừa có kết quả điều tra 3 trường hợp tử vong trong cùng một gia đình tại thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Kết quả cho thấy các trẻ đều có biểu hiện sốt cao, diễn tiến tử vong nhanh. Trong đó, có hai bé được khẳng định mắc bệnh Whitmore.
Một trường hợp nhiễm vi khuẩn Whitmore ăn mòn cơ thể.
Trường hợp tử vong thứ nhất là bé gái 7 tuổi, có biểu hiện sốt vào ngày 6/4, ngoài ra không có biểu hiện gì khác, gia đình tự mua thuốc điều trị. Hai ngày sau trẻ được đưa đến khám tại Bệnh viện Đa Khoa Sóc Sơn, sau đó chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoại tử đường ruột. Trẻ tử vong ngày 9/4.
Trường hợp thứ hai là bé trai 5 tuổi. Ngày 27/10, trẻ xuất hiện sốt 38,5 độ C, kèm theo đau bụng, ở nhà không điều trị gì. Ngày 28/10, gia đình đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tối ngày 31/10, trẻ tử vong với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn huyết.
Video đang HOT
Trường hợp thứ ba là bé trai mới được 1 tuổi, khởi phát bệnh từ ngày 11/11 với biểu hiện sốt, sốt cao liên tục 39-40 độ C, dùng hạ sốt có hạ một lúc lại sốt lại, không ho, nôn một lần sau ăn. Ngay lập tức gia đình đưa con nhập viện Nhi Trung ương hồi trưa cùng ngày. Qua thăm khám, trẻ tỉnh, tự thở, thở nhanh, không có dấu hiệu thần kinh khu trú, bụng mềm, gan lách không to, không ban trên da, vết xước đầu ngón giữa tay phải cách 2 ngày, được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết.
Những ngày tiếp theo trẻ vẫn sốt, sang ngày 15/11 có biểu hiện đe dọa sốc nhiễm độc, phải thở máy. Tình trạng bệnh ngày càng diễn biến xấu, được cấp cứu ngừng tuần hoàn, lọc máu liên tục…, sau đó tử vong vào ngày 16/11. Nguyên nhân tử vong do suy tuần hoàn.
“Trong 3 ca tử vong trên thì hai trường hợp sau được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore”, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội thông tin.
Liên quan đến 3 trường hợp trẻ tử vong, PGS.TS.BS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội, môi trường sống của gia đình 3 trẻ không có gì khác biệt với những gia đình xung quanh về đất, nước (nước giếng khoan). Bệnh Whitmore cũng là bệnh nhiễm trùng thông thường đã có từ hàng trăm năm nay, nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, bệnh đã có phác đồ điều trị. Đây không phải là bệnh lạ, bệnh mới hay tái nổi.
Do đó, người dân không nên hoang mang. Bệnh không thành dịch, khó lây từ người sang người nhưng có thể ghi nhận chùm ca bệnh như trường hợp trên.
Theo ông Cảm, bệnh whitmore là bệnh do loại vi khuẩn tồn tại trong đất, xâm nhập qua vết thương do tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Biện pháp cơ bản là vệ sinh cá nhân, sử dụng trang thiết bị bảo hộ khi tiếp cận nguồn ô nhiễm. khi có biểu hiện bệnh cần tới cơ sở y tế để khám, điều trị.
Theo baogiaothong
Bác sĩ cứu người, ai cứu bác sĩ?
2.000 cán bộ, nhân viên y tế bị ung thư, hàng trăm người bị bạo hành khi đang cấp cứu cho người bệnh, thậm chí đã có bác sĩ tử vong do bị người nhà bệnh nhân bạo hành.
Có thể nói, môi trường làm việc của cán bộ y tế đang rất áp lực vì quá tải, thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện phòng hộ.
Hành vi tấn công bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tháng 4/2018. Hình ảnh cắt ra từ Clip.
Nghề nguy hiểm, nhiều rủi ro
PGS.TS Doãn Ngọc Hải - Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) đã nêu lên thực trạng qua một nghiên cứu được tiến hành tại 132 cơ sở y tế, phỏng vấn 9.437 nhân viên y tế, khám lâm sàng và xét nghiệm 2.000 người. Kết quả cho thấy, có 28,6% nhân viên thuộc hệ điều trị và 25,9% ở hệ dự phòng mắc một số bệnh mãn tính như loét dạ dày, cao huyết áp, bướu cổ, tiểu đường, viêm gan; 17,2% nhân viên y tế thuộc hệ điều trị và 14,1% ở hệ dự phòng mắc bệnh lây nhiễm trong thời gian làm việc như bệnh đường hô hấp và đường máu; 57,3% nhân viên y tế hệ điều trị và 34,7% hệ dự phòng có bị tổn thương do vật sắc nhọn... Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên y tế bao gồm yếu tố vật lý, hóa học, vi sinh vật, ergonomi, stress và bạo hành.
Bà Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn y tế Việt Nam cũng cho biết: Trong môi trường làm việc của nhân viên y tế, đáng lo ngại là các bức xạ ion hóa gây biến đổi gene, nhiễm sắc thể, can thiệp vào quá trình chuyển hóa, chậm phân chia tế bào, nguyên nhân của các loại ung thư máu, da, xương và tuyến giáp. Đó cũng là một trong những lý do khiến gần 2.000 cán bộ y tế bị ung thư. Không chỉ vậy, môi trường làm việc của cán bộ y tế còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có nguy cơ bị bạo hành cao.
Theo thống kê của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), từ năm 2010 đến hết năm 2016, cả nước ghi nhận ít nhất 22 vụ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ, nhân viên y tế. Năm 2017, có tổng cộng 13 vụ. Trong số các vụ bạo hành, 70% nạn nhân là bác sĩ, 15% là điều dưỡng. 90% vụ bạo hành xảy ra khi bác sĩ đang cấp cứu, chăm sóc cho bệnh nhân, 60% xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho bệnh nhân, người nhà. Đã có 2 trường hợp nhân viên ngành y tế tử vong do bạo hành của người nhà bệnh nhân là bác sĩ Trần Văn Giàu - Bệnh viện Đa khoa Vũ Thư (Thái Bình) xảy ra vào năm 2012. Mới đây nhất, một nhân viên bảo vệ tại Trung tâm Y tế Quế Sơn (Quảng Nam) cũng tử vong trong khi ngăn cản vụ cãi nhau giữa người bệnh và người nhà.
"Hiện cả nước có hơn 1.400 bệnh viện, hơn 500.000 nhân viên y tế, mỗi năm có khoảng 160 triệu lượt người khám và 27 triệu người bệnh điều trị nội trú. Đây là sức ép khá lớn đối với các nhân viên y tế. Nếu nhân viên y tế không đảm bảo đủ sức khỏe thì không thể chăm sóc tốt cho người bệnh. Để giảm bớt xung đột giữa bác sĩ và người nhà người bệnh, quan trọng nhất chính là sự đồng cảm, chia sẻ của chính người bệnh và người nhà người bệnh khi đến cơ sở y tế."
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa
Đồng hành cùng nhân viên y tế
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa cho rằng, cần có quy định xử phạt nghiêm đối với các hành vi bạo hành nhân viên y tế và có các văn bản quy định đảm bảo an ninh, trật tự trong các cơ sở khám chữa bệnh. Ngoài ra, các cơ sở y tế cũng cần được đầu tư nâng cấp hạ tầng, đáp ứng cung cấp dịch vụ cho người bệnh. Với nhân viên y tế, cần tiếp tục thay đổi, cải thiện khâu giao tiếp nhằm hạn chế xảy ra bức xúc trong mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc.
Để đồng hành, chia sẻ cùng nhân viên y tế, từ tháng 5/2019 đến nay, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp triển khai Chương trình "Bảo vệ Blouse trắng". Theo ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chương trình có thông điệp rõ ràng và có chiến dịch bảo vệ cụ thể là người thầy thuốc, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên y tế không bị tổn thương về thể xác, tinh thần khi làm nhiệm vụ. Ông Hiểu cũng mong muốn các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương và cả cộng đồng cùng vào cuộc.
Trong thời gian tới, Công đoàn Việt Nam sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát và đưa ra phương án phòng bạo hành cho cán bộ y tế vào tiêu chí chấm điểm Công đoàn cơ sở vững mạnh. Công đoàn cũng sẽ trao đổi thông tin hai chiều với Bộ Y tế, Tổng hội Y học... nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của đoàn viên Công đoàn trong ngành y tế. Từ đó, sẽ có những kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền với các vấn đề liên quan tới chính sách...
Theo kinhtedothi
Chuyện lạ TT-Huế: Trồng loài sâm quý tiến vua chống phá rừng Trong những cánh rừng nguyên sinh ở vùng cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) ẩn chứa "kho tàng" dược liệu quý, nhưng sau những lần con người in dấu chân, thứ xem như "vàng xanh" của đất trời ngày càng suy kiệt. Và khi lộc trời vơi cạn, người dân đang nỗ lực tái sinh. Sau những chuyến săn "thần dược" Dọc...