Vụ vé số trúng độc đắc thành giả: Kẻ thống nhất bản án, người đề nghị tuyên hủy…
Ngày 31/10, TAND tỉnh Kiên Giang đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án dân sự tranh chấp giao dịch đổi thưởng ở Đại lý vé số Triều Phát với bà Nguyễn Thị Tuyết. Kết thúc phiên tòa, HĐXX nhận xét, do tính chất phức tạp của vụ án nên đến ngày 7/11 mới tuyên án.
Tại phiên tòa, phía bị đơn do Luật sư Nguyễn Trường Thành làm đại diện ủy quyền cho Đại lý vé số Triều Phát tiếp tục kháng cáo và đề nghị hủy bản án sơ thẩm.
Luật sư Nguyễn Trường Thành cho rằng, bản án sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng như: xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của nguyên đơn và bị đơn; bản án dẫn chiếu điều luật không đúng với nội dung vụ án, không xác định rõ quan hệ giao dịch trong vụ án, không sử dụng chứng cứ của cơ quan công an điều tra đã xác định ông ngô Xương Phúc – Đại lý vé số Triều Phát không đánh tráo và không gây ra lỗi như nhận xét của bản án sơ thẩm…
Theo HĐXX nhận xét, do vụ án có tính chất phức tạp nên sau khi kết thúc phiên tòa, HĐXX quyết định nghị án kéo dài đến 7/11 mới tuyên án
Video đang HOT
Phía nguyên đơn, bà Nguyễn Thị Tuyết thống nhất với bản án sơ thẩm, là buộc ông Ngô Xương Phúc phải bồi thường cho bà 1,5 tỷ đồng do lỗi ông Phúc gây ra cho bà Tuyết trong quá trình giao dịch. Tuy nhiên đại diện phía bà Tuyết đề nghị thêm, về pháp nhân Đại lý vé số Triều Phát (ở TP Rạch Giá) có trách nhiệm liên đới nên cùng với ông Phúc có trách nhiệm bồi thường tờ vé số này cho bà Tuyết.
Đại diện Viện KSND tỉnh tham dự phiên tòa nêu quan điểm và kiến nghị với Hội đồng xét xử là giữ nguyên kháng nghị của Viện KSND TP Rạch Giá là hủy bản án sơ thẩm và xét lại từ đầu. Viện KSND tỉnh cho rằng, không kháng nghị nội dung bản án, chỉ kháng nghị về thủ tục tố tụng như: bản án sơ thẩm dẫn chiếu điều luật không đúng, đề nghị xác định lại tư các cách tham gia tố tụng bị đơn của ông Ngô Xương Phúc là không đúng, đại diện pháp nhân Đại lý vé số Triều Phát của bà Ngô Minh Thu phải là bị đơn mới đúng.
Hội đồng xét xử phiên tòa nhận xét, đây là vụ án có tính chất phức tạp, nghị án kéo dài đến ngày 7/11 sẽ tuyên án.
Vụ án “vé số trúng độc đắc thành giả” đã kéo dài 6 năm. Ban đầu vụ việc khởi kiện dân sự, sau đó chuyển sang điều tra hình sự và khởi tố hình sự nhưng sau đó đình chỉ vụ án hình sự. Hiện nay vụ việc trở thành vụ kiện dân sự và đã qua 2 phiên tòa sơ thẩm, 02 phiên tòa phúc thẩm, nhưng vẫn chưa có hồi kết.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Kế toán trường học "ăn" tiền bảo hiểm của giáo viên gần 3 tỷ đồng
Thay vì số tiền các giáo viên trường THPT Nguyễn Trung Trực (TP Rạch Giá) trích nộp hàng tháng cho BHYT, BHXH thì kế toán Lê Quốc Anh đã chuyển vào túi riêng từ năm 2012. Đến khi cơ quan chức năng phát hiện, Quốc Anh chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng.
Ngày 29/9, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Tham ô tài sản đối với bị cáo Lê Quốc Anh (32 tuổi), nguyên kế toán Trường THPT Nguyễn Trung Trực (TP Rạch Giá). Kết thúc phiên xét xử, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Lê Quốc Anh 17 năm tù. Ngoài ra, bị cáo Quốc Anh còn phải có trách nhiệm bồi thường số tiền đã chiếm dụng gần 1,6 tỷ đồng cho Trường THPT Nguyễn Trung Trực và Sở Tài chính.
Theo hồ sơ vụ án, tháng 12/2008, Lê Quốc Anh được trường THPT Nguyễn Trung Trực tuyển vào làm kế toán. Tuy nhiên, từ năm 2012, lợi dụng sự sơ hở của Ban giám hiệu nhà trường, Quốc Anh lên kế hoạch chiếm đoạt tiền trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho giáo viên... từ nguồn tiền ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho nhà trường.
Bị cáo Lê Quốc Anh bị HĐXX tuyên phạt 17 năm tù cho tội tham ô tài sản. Ngoài ra, bị cáo Quốc Anh còn phải trả số tiền 1,6 tỷ đồng cho nhà trường và Sở Tài chính (ảnh: CTV)
Theo quy định hàng tháng, Quốc Anh lập bảng trích nộp các khoản bảo hiểm là 32,5% của năm học 2012 - 2013 (người lao động đóng 9,5%, nhà nước đóng 23%) và 34,5% các năm 2014 - 2016 (người lao động 10,5%, nhà nước 24%). Hàng tháng khi lập bảng thanh toán tiền lương chuyển tiền cho từng giáo viên trong toàn trường, số tiền từng giáo viên phải trích nộp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Kiên Giang tương đương tỷ lệ 9,5% và 10,5% trên tổng số lương của từng giáo viên. Sau khi lập xong, Quốc Anh trình hiệu trưởng nhà trường ký bản lương, chuyển tiền vào tài khoản từng cá nhân tại ngân hàng.
Sau khi hiệu trưởng ký xong, Lê Quốc Anh gỡ bỏ các trang giữa không có chữ ký của hiệu trưởng, giữ lại trang cuối có chữ ký của hiệu trưởng, sau đó sửa chữa lại các trang đã gỡ bỏ không chuyển số tiền trích nộp 9,5% và 10,5% của từng giáo viên sang bảo hiểm xã hội mà chuyển hết vào tài khoản của Quốc Anh... Bằng thủ đoạn này, Lê Quốc Anh đã chiếm đoạt từ tháng 1-2012 đến 10-2016, tổng cộng 58 tháng là gần 3 tỷ đồng.
Khoảng 2016, khi Sở GD&ĐT tỉnh thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra tài chính nhà trường, Quốc Anh lo sợ bị phát hiện nên cuối 12/2016, Lê Quốc Anh đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang đầu thú và thừa nhận toàn bộ hành vi sai phạm của mình; đồng thời đã nộp khắc phục số tiền trên 1,3 tỷ đồng.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Làm rõ trách nhiệm của nhiều cán bộ tiếp tay phá rừng VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng đã ra quyết định kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm ngày 17/8 của TAND tỉnh Phú Yên về vụ phá 110 ha đất rừng tại xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân) vì cho rằng đã bỏ lọt tội đối với 7 cán bộ có hành vi tiếp tay. Trả hồ sơ điều tra lại Theo...