Vụ tuồn hàng ngàn khối ‘cát ưu tiên’ bán ra ngoài: Đã khắc phục cát bị bán
Liên quan vụ tuồn hàng ngàn khối ‘cát ưu tiên’ của công trình khắc phục ô nhiễm kênh Cũ tại TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp), đến nay, đơn vị nhận san lấp đã bù đủ lượng cát mang bán ra ngoài.
Ngày 4.10, ông Trần Thanh Vũ, Giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) – phát triển quỹ đất TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), cho biết liên quan vụ đơn vị san lấp tuồn hàng ngàn khối “cát ưu tiên” của công trình khắc phục ô nhiễm kênh Cũ (thuộc P.11, TP.Cao Lãnh) bán ra ngoài, đến nay, đơn vị thi công công trình đã mua cát từ Campuchia về san lấp đủ cho công trình.
Đơn vị san lấp công trình khắc phục ô nhiễm kênh Cũ đã bơm khắc phục hơn 6.000 mét khối cát ưu tiên đã bán ra bên ngoài. Ảnh TRẦN NGỌC
Như Thanh Niên đã thông tin, công trình khắc phục ô nhiễm kênh Cũ được UBND TP.Cao Lãnh đầu tư ngân sách 21,5 tỉ đồng xây dựng, giao Ban QLDA – phát triển quỹ đất TP.Cao Lãnh làm chủ đầu tư. Trong đó, hạng mục san lấp mặt bằng; hệ thống giao thông, cấp thoát nước, điện sinh hoạt, hào kỹ thuật, chiếu sáng công cộng và thiết bị có giá trị hơn 10 tỉ đồng do Công ty Đầu tư Xây dựng – Thương mại Minh Mẫn (trụ sở chính tại H.Tam Nông, Đồng Tháp) trúng thầu thi công. Công trình khởi công ngày 26.5.2023, dự kiến hoàn thành ngày 21.3.2024.
Theo thiết kế, để san lấp mặt bằng công trình khắc phục ô nhiễm kênh Cũ cần 8.127 m 3 cát. Do đây là công trình có vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước nên được tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Công ty xây lắp Đồng Tháp ưu tiên nguồn cát cung cấp theo giá quy định để triển khai thi công. Tuy nhiên sau đó, Tổ điều phối cát, do UBND tỉnh Đồng Tháp thành lập, phát hiện lượng cát ưu tiên cho công trình bị bán ra bên ngoài.
Video đang HOT
Qua xác minh của UBND TP.Cao Lãnh, công trình khắc phục ô nhiễm kênh Cũ được ưu tiên nhận 8.127 m 3 cát san lấp trong vòng 4 tháng để thi công. Sau đó, chỉ trong vòng 20 ngày, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phát triển Huy Phát (trụ sở tại TP.HCM, có chi nhánh tại H.Lấp Vò, Đồng Tháp) được đơn vị thi công công trình giao nhận cát bơm cho công trình đã nhận hết số lượng cát. Tuy nhiên, đơn vị này chỉ bơm cho công trình khoảng 2.000 m 3, còn lại bán ra bên ngoài khoảng 6.100 m 3.
Ông Trần Thanh Vũ cho biết: “Đến nay, Công ty Đầu tư Xây dựng – Thương mại Minh Mẫn đã phối hợp với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phát triển Huy Phát đã mua cát từ Campuchia mang về san lấp đủ cho công trình”.
Hai cựu công an ở Đồng Tháp đánh chết nghi phạm bị tăng án tù
Tòa chấp nhận kháng nghị, tăng án đối với 2 cựu công an Huỳnh Ngọc Tòng (cựu Đội phó Cảnh sát điều tra trinh sát, Công an TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) và Phạm Xuân Bình (cựu cán bộ đội điều tra).
Ngày 27.9, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 3 đã chấp nhận kháng nghị, tuyên phạt Huỳnh Ngọc Tòng 5 năm 6 tháng tù (sơ thẩm 2 năm tù); Phạm Xuân Bình 5 năm tù (sơ thẩm 1 năm 6 tháng tù) cùng về tội dùng nhục hình. Đồng thời, tòa còn buộc Công an TP.Cao Lãnh tiếp tục bồi thường cho gia đình bị hại gần 200 triệu đồng.
Trước đó, cho rằng TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt 2 cựu công an từ 1 năm 6 tháng tù đến 2 năm tù là quá nhẹ, nên Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đã kháng nghị đề nghị tăng án.
Theo kháng nghị, Tòng và Bình không thừa nhận dùng nhục hình là không thành khẩn khai báo. Bản án sơ thẩm đã "phiến diện, chủ quan" khi nhận định Tòng và Bình thật thà khai báo làm căn cứ giảm nhẹ hình phạt. Cấp sơ thẩm xử phạt 2 bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (5 - 12 năm tù) là quá nhẹ, không tương xứng tính chất, mức độ hành vi phạm tội và không có tác dụng răn đe.
Theo hồ sơ, tháng 11.2012, Nguyễn Tuấn Thanh bị Công an TP.Cao Lãnh bắt đưa về trụ sở để điều tra về hành vi trộm cắp xe máy.
Tòng và Bình được giao nhiệm vụ đọc lệnh bắt khẩn cấp đối với Thanh. Sau đó, Tòng và Bình lấy lời khai của Thanh. Khi Thanh được đưa vào nhà tạm giữ, cán bộ thấy trên 2 bắp tay và ngực của Thanh bị bầm đỏ, màu sẫm, chân đi khập khiễng nên đã ghi nhận sự việc vào biên bản giao nhận người.
Ngày hôm sau, Thanh không ăn cơm, đầu gục xuống bàn nên được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.
Bị cáo Tòng tại phiên phúc thẩm lần 2. Ảnh PHAN THƯƠNG
Theo kết luận giám định, Thanh tử vong do suy tuần hoàn cấp không hồi phục và bị chấn thương do tác động của vật tày với lực tác động mạnh ở nhiều vùng, trong đó có vùng nguy hiểm ở mũi ức, thượng vị.
Quá trình điều tra, Tòng và Bình không thừa nhận hành vi dùng nhục hình. Các lời khai sau này, Bình khai do Thanh không nhận tội nên đã đánh vào vùng mặt, đá vào đùi và mông của Thanh. Bình còn khai đã nhìn thấy một cán bộ dùng dùi cui đánh nhiều cái vào vai, mông của Thanh. Tuy nhiên, cán bộ này không thừa nhận và không có chứng cứ khác, nên cơ quan điều tra không đủ cơ sở kết luận.
Năm 2016, xét xử sơ thẩm lần 1, TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt Tòng 1 năm 6 tháng tù, Bình 11 tháng 11 ngày tù (bằng thời gian tạm giam). Hai bị cáo đã kháng cáo kêu oan.
Năm 2017, TAND cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm đã hủy toàn bộ bản án trên.
Năm 2018, xét xử sơ thẩm lần 2, TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên y án sơ thẩm như lần 1. Các bị cáo lại kháng cáo kêu oan.
Năm 2019, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 2, tiếp tục tuyên hủy bản án sơ thẩm vì cho rằng cấp sơ thẩm có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Giữa năm 2022, TAND tỉnh Đồng Tháp xét xử sơ thẩm lần 3, tuyên phạt Tòng 2 năm tù, Bình 1 năm 6 tháng tù.
Cô gái miền Tây dành 30 ngày để đạp xe xuyên Việt Khởi hành từ Hà Nội và kết thúc tại quê nhà Đồng Tháp, sau 30 ngày đạp xe xuyên Việt Trần Nguyễn Phương Trinh đã có được nhiều trải nghiệm và bài học cho cuộc sống. Đạp xe xuyên Việt vì thích tự do Trần Nguyễn Phương Trinh (27 tuổi) quê ở Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Em học thiết kế thời trang...