Vụ tung tin giả có bom trên máy bay Đà Nẵng-Bangkok: Lời kể nhân chứng
Do một hành khách trên chuyến bay VZ961 từ Đà Nẵng đến Bangkok (Thái Lan) tung tin có bom, chị A. (sống ở Đà Nẵng) đến Pattaya muộn hơn so với lịch trình dự kiến ban đầu.
Như Dân trí đã đưa tin, ngày 26/9, chuyến bay VZ961 của Thai Vietjet (công ty thành viên của Vietjet Air) từ Đà Nẵng đến Bangkok (Thái Lan) đã ghi nhận một hành khách thông báo về việc có bom trên máy bay.
Phi hành đoàn đã thực hiện các biện pháp an toàn khẩn cấp, thông báo cho bộ phận an ninh ở sân bay đến. Chuyến bay chở 121 hành khách, trong đó có 1 trẻ sơ sinh và 6 thành viên phi hành đoàn.
Qua quá trình kiểm tra, lực lượng an ninh sân bay kết luận thông tin có bom là giả. Hành khách tung tin giả đã được giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, chị A. sống ở Đà Nẵng xác nhận là một trong các hành khách có mặt trên chuyến bay VZ961 khởi hành từ Đà Nẵng (Việt Nam) đến Bangkok (Thái Lan) vào chiều 26/9.
Chị A. kể, máy bay hạ cánh lúc 14h20 ngày 26/9, sớm hơn dự kiến, nhưng hành khách không được xuống. Khoảng 15-20 phút sau, rất nhiều xe cảnh sát tiến tới sát máy bay.
“Thời điểm lực lượng an ninh lên máy bay thì không có xô xát, họ kiểm tra hành lý xách tay rồi dẫn người phụ nữ tung tin có bom ra khỏi máy bay”, chị A. nói.
Trước khi máy bay hạ cánh, hành khách không nhận được thông báo trên loa về vụ việc.
Video đang HOT
Khi nhìn thấy nhiều xe cảnh sát xung quanh máy bay, chị A. và những người đi cùng không khỏi hoang mang. “Tôi tưởng có chất cấm nên nhiều cảnh sát mới đến như vậy. Khi nói chuyện với các hành khách khác tôi mới biết sự việc, lúc đó máy bay hạ cánh rồi nên bản thân mới thở phào nhẹ nhõm”, chị A. nói.
Chị A. thông tin, các hành khách trên chuyến bay được xe buýt chở về một khu vực riêng. Cảnh sát tiến hành kiểm tra hành lý xách tay của từng người.
Sau đó, khách được chia thành 2 nhóm. Nhóm những người có hành lý ký gửi được xe buýt chở ra tận máy bay để nhận lại đồ đạc.
Được biết, chị A. đang trong chuyến đi 5 ngày 4 đêm tới Thái Lan. Đây là lần thứ hai, người phụ nữ này du lịch xứ Chùa Vàng.
“Sự việc không ảnh hưởng tâm lý đi chơi của cả đoàn nhưng việc chờ đợi lâu ảnh hưởng lịch trình. Theo kế hoạch, tôi đặt xe đi Pattaya từ Bangkok lúc 15h nhưng 17h mới được ra khỏi sân bay”, chị A. nói thêm.
Người phụ nữ không có ý định phá hoại hay đặt bom
Theo tờ Bangkok Post, hành khách dọa có bom là một phụ nữ người Ba Lan được đưa đến đồn cảnh sát Suvarnabhumi.
Chính quyền Thái Lan xác định người phụ nữ này không có ý định phá hoại hoặc đặt bom mà chỉ dùng “những từ ngữ bị cấm” khi ở trên máy bay mà không có ý định xấu.
Hành khách đi máy bay trên toàn thế giới được cảnh báo, việc thốt ra từ “bom” khi ở sân bay hoặc trên máy bay cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng, tờ Bangkok Post thông tin.
Người phụ nữ Ba Lan nói trên không bị truy tố và trở về nước trong đêm 26/9.
Sự việc không làm ảnh hưởng đến các chuyến bay khác tại sân bay ở Bangkok và tất cả các hành khách trên máy bay đều an toàn.
Hàng không Việt Nam rơi vào cảnh thiếu máy bay
Ngày 5/3, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết, đơn vị đang tập trung rà soát các kế hoạch, chính sách liên quan, tổ chức thực hiện các biện pháp thích ứng với tình hình thực tế do biến động máy bay của các hãng hàng không Việt Nam.
Nhiều máy bay phải dừng khai thác
Tháng 9/2023, Nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney (PW) đã thông báo về việc Pratt&Whitney phải thực hiện việc triệu hồi động cơ PW1100 (ước tính có thể ảnh hưởng đến 600-700 động cơ PW1100 đang khai thác trên các đội bay hoạt động trên toàn thế giới) để thực hiện việc kiểm tra và sửa chữa chuyên sâu nhằm khắc phục lỗi sản xuất. Tại Việt Nam, các động cơ này đang được sử dụng trên một số máy bay A321NEO do Vietnam Airlines và VietJet Air khai thác.
Việc triệu hồi động cơ sẽ làm cho các máy bay trên phải dừng khai thác trong năm 2024 và năm 2025 (thời điểm dừng máy bay bắt đầu từ tháng 1/2024). Bên cạnh đó, Bamboo Airways cũng dừng khai thác đội máy bay Embraer E190 (3 chiếc) và dừng khai thác các đường bay sử dụng loại máy bay này (Hà Nội-Huế/Đồng Hới/Côn Đảo và TP Hồ Chí Minh-Đồng Hới/Côn Đảo) để thực hiện tái cơ cấu, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, ổn định hoạt động khai thác, tiến tới cân đối được thu chi và mở rộng, tăng trưởng trở lại. Đối với đường bay thẳng Hà Nội-Côn Đảo sẽ dừng khai thác từ ngày 1/4/2024.
Vietnam Airlines có 12 máy bay phải đưa vào kiểm tra, bảo dưỡng lỗi từ nhà sản xuất.
Theo lãnh đạo Cục HKVN, các nguyên nhân nêu trên sẽ tác động trực tiếp đến lực lượng vận tải, quy mô đội máy bay và tải cung ứng trên các đường bay nội địa, quốc tế trong năm 2024, 2025. Để giải quyết các vấn đề nêu trên, Cục HKVN sẽ tập trung rà soát các kế hoạch, chính sách liên quan, tổ chức thực hiện các biện pháp thích ứng với tình hình thực tế. Cục HKVN cũng đã yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam chủ động kế hoạch khai thác và có phương án dự phòng bổ sung số lượng máy bay bị thiếu hụt do dừng bay (kế hoạch tiếp nhận máy bay, thuê ướt máy bay trong các giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán, cao điểm hè, tính toán tối ưu kế hoạch khai thác động cơ đến hạn...).
Trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán, các hãng hàng không Việt Nam đã bổ sung 15 máy bay thuê có tổ bay, trong đó có 4 máy bay có thời hạn thuê đến tháng 5/2024 nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách; bổ sung tải cung ứng trên các đường bay nội địa để đáp ứng nhu cầu của hành khách trong giai đoạn Tết Nguyên đán và giai đoạn cao điểm hè.
Tải cung ứng trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán năm 2024 đạt 7,2 triệu ghế, tăng 16% so với cùng kỳ Tết năm 2023 và 26% so với lịch bay thường lệ hiện tại, trong đó tải cung ứng nội địa đạt hơn 5 triệu hành khách, tăng 4% so với cùng kỳ và 34% so với lịch bay nội địa bình thường đang khai thác; tải cung ứng quốc tế đạt 2,2 triệu ghế, tăng 59% so với cùng kỳ Tết năm 2023 và 10% so với lịch bay quốc tế bình thường đang khai thác.
Ngoài ra, do khả năng về hạ tầng của cảng hàng không Côn Đảo chưa tiếp nhận được các loại máy bay lớn như A320/A321, hiện chỉ chủ yếu tiếp nhận các loại máy bay như ATR72, Embraer E190 và tương đương nên Cục HKVN đã chỉ đạo các hãng hàng không rà soát kế hoạch, nghiên cứu việc bổ sung tải cung ứng trên các đường bay đi, đến Côn Đảo cũng như loại máy bay phù hợp để có thể khai thác đường bay đi, đến Côn Đảo nói chung và đường bay thẳng Hà Nội - Côn Đảo nói riêng.
Không được tăng giá vé trái quy định
Trong giai đoạn ngành hàng không bị ảnh hưởng bởi sự biến động đội máy bay, Cục HKVN yêu cầu các hãng hàng không công bố hàng ngày trên trang thông tin điện tử của hãng hoặc các phương tiện thông tin khác danh sách các chuyến bay thay đổi giờ khai thác để hành khách có thông tin bố trí hành trình đi lại cho phù hợp; thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của người vận chuyển đối với hành khách theo quy định của pháp luật và thực hiện đúng quy định kê khai, niêm yết, công khai thông tin về giá, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định. Cục HKVN cũng khuyến cáo các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không nghiên cứu, lựa chọn các hình thức, phương tiện phù hợp với kế hoạch di chuyển đến các điểm đến, trong đó có Côn Đảo...
Nhắc đến vấn đề thiếu hụt máy bay, Tổng giám đốc Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines Lê Hồng Hà cho biết, gần đây, cả thế giới có hơn 3.500 động cơ NEO bị ảnh hưởng, phải đưa vào kiểm tra, trong đó Vietnam Airlines có 24 động cơ, tương ứng với 12 máy bay phải đưa vào kiểm tra, bảo dưỡng. Điều này khiến đội bay thân hẹp của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng, hiện hãng có khoảng 60 máy bay A321 thì có tới 12 chiếc phải tạm dừng khai thác để đưa vào kiểm tra. Ngoài ra, còn rất nhiều thiết bị khác của máy bay phải đưa vào bảo dưỡng, cả động cơ của máy bay A350.
Việc thiếu hụt máy bay do phải kiểm tra, bảo dưỡng gây thách thức rất lớn cho các hãng hàng không, phải quản trị để vẫn duy trì được tải cung ứng, phục vụ cho thị trường, nghĩa là phải tăng năng suất của máy bay, phải tập trung khai thác đội bay hiệu quả hơn. Theo ông Hà, trong dài hạn, ngành hàng không cũng phải tăng cường quản trị để rút ngắn quá trình bảo trì, bảo dưỡng. Cần tăng nguồn lực, đưa vào công nghệ mới.
Các nhà chế tạo máy bay, nhà sản xuất động cơ, các hãng bay, nhà sản xuất... cần cùng nhau phối hợp, chia sẻ thông tin, công nghệ, để đưa ra phương án tối ưu sửa chữa và bảo dưỡng động cơ. Các hãng hàng không có thể sử dụng dữ liệu này để dự báo trước và sớm các giai đoạn và thời kỳ phải đưa máy bay vào bảo dưỡng. Khi dự báo trước các tình huống này sẽ hiệu quả hơn trong thực hiện bảo dưỡng và bảo đảm đội máy bay hoạt động trong tương lai dài hạn hơn.
Nữ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam sở hữu bằng lái máy bay tư nhân Chị Hồ Thanh Hương là một trong số những người hiếm hoi học lái máy bay như một sở thích. Chị cũng được ghi nhận là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp khóa học lái máy bay tư nhân. Ở tuổi không còn trẻ, nữ doanh nhân Hồ Thanh Hương - CEO Bluesky Airways - quyết định đăng ký khóa...