Vụ tự sát tập thể của giáo phái People Temple
Tháng 11/1978, tất cả mọi phương tiện truyền thông trên thế giới đều loan tin khủng khiếp: tại thị trấn Jonestown, Guyana, hơn 900 thành viên của giáo phái People Temple (Đền thờ Nhân dân) đã tự sát cùng một lúc, trong số đó có 276 trẻ em.
Sự vụ đã xảy ra thế nào và điều gì đã thúc đẩy những người theo giáo phái thực hiện hành động tuyệt vọng và cực đoan như vậy?
Thủ lĩnh Jim Jones và giáo phái People Temple
Tổ chức tôn giáo People Temple, sau này được gọi là giáo phái, phát sinh vào năm 1955 tại bang Indiana, Mỹ. Người sáng lập là nhà thuyết giáo 24 tuổi Jim Jones. Jones đã rao giảng những ý tưởng về bình đẳng xã hội và chủng tộc, hứa sẽ giúp đỡ mọi giáo dân của mình. Trong tổ chức này, Jim Jones thu nhận những người có địa vị xã hội rất khác nhau: những người nghiện rượu, nghiện ma túy, vô gia cư, cũng như có nhiều người gặp vấn đề trong gia đình hoặc đơn giản là thất vọng về thế giới xung quanh. Một phần ba thành viên của tổ chức là người da đen, tại Indiana thời điểm đó quan điểm phân biệt chủng tộc phát triển mạnh.
Thủ lĩnh giáo phái “People Temple” Jim Jones.
Ngay trong năm 1956, Jim Jones đã mua một tòa nhà thờ nhỏ ở Indianapolis, tại đây anh ta tổ chức các cuộc họp mặt. Họ thường thực hành việc “chữa bệnh thần kỳ” cho bệnh nhân, điều này đã thu hút sự chú ý rất lớn của công chúng. Một lần, Jim Jones, người có tài diễn xuất, thậm chí còn tự mình vào vai như thể đã được “hồi sinh”.
Vào những năm 1960, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, nỗi khiếp sợ chiến tranh hạt nhân rất phổ biến trong xã hội Mỹ. Jim Jones đã khéo léo tận dụng bối cảnh này. Anh ta nói với giáo dân của mình rằng bản thân đã nhìn thấy viễn cảnh về ngày tận thế hạt nhân, rằng toàn bộ thành phố sẽ bị tấn công hạt nhân và bị phá hủy hoàn toàn. Và, tất nhiên, chỉ những người được bầu chọn mới được giải cứu, bao gồm cả các thành viên của giáo phái.
Theo thời gian, giáo phái ngày càng phát triển. Nếu những năm đầu chỉ có vài chục người thì đến đầu những năm 1970, People Temple đã có từ 3.000 – 5.000 người. Những người của giáo phái đã đi khắp đất nước, tổ chức các buổi diễn thuyết quyên góp ở các thành phố khác nhau. Jim Jones đã mở một bếp ăn cho người nghèo để thu hút những người ủng hộ mới. Ngoài ra, People Temple đã mở một nhà trẻ, cung cấp các dịch vụ y tế và pháp lý để được nhận trợ cấp. Dần dần, giáo phái này ngày càng trở nên toàn trị, Jim Jones yêu cầu các thành viên của tổ chức chuyển nhượng lại tài sản, cũng như dành sự quan tâm cho giáo phái hơn là gia đình của mình.
Năm 1965, sau khi tuyên bố rằng Indianapolis sẽ bị phá hủy trong một cuộc chiến tranh hạt nhân sắp tới, Jim Jones tuyên bố chuyển People Temple đến California. Một lý do quan trọng hơn của việc di rời là sự chỉ trích ngày càng tăng từ người thân của các thành viên đối với giáo phái. Tại California, Jim Jones đã giành được sự ủng hộ của một số chính trị gia địa phương. Bất cứ lúc nào, anh ta cũng có thể đưa ít nhất vài trăm người của mình đến một cuộc míttinh để ủng hộ họ. Vì vậy, một lần Jim Jones ủng hộ George Moscone tại cuộc bầu cử thị trưởng San Francisco, sau đó anh ta đã nhận được một chức vụ cao trong chính quyền thành phố.
Nơi xảy ra thảm kịch tự sát tập thể.
Vào giữa những năm 1970, Jim Jones được coi là một người rất đáng được kính trọng ở California. Trong số những người quen của anh ta có Thống đốc Jerry Brown, thậm chí có lần Jim Jones đã gặp Đệ nhất phu nhân Mỹ Rosalyn Carter. Đến thời điểm đó, quy mô hoạt động của People Temple cũng đã lớn hơn. Tổ chức đã có được 9 viện dưỡng lão, 6 trường tư thục dành cho trẻ em. Nhiều tài liệu cũng được in ra, số lượng phát hành hàng tháng của tổ chức đạt 30.000 bản.
Video đang HOT
Nhưng cùng với những thành công, một số vấn đề mới đã sớm xuất hiện. Người thân của các thành viên của giáo phái bắt đầu đồng loạt đệ đơn kiện, cho rằng Jim Jones đang lừa dối người thân của họ và lừa gạt tiền của các thành viên. Trên báo chí, các ấn phẩm chỉ trích giáo phái đã lần lượt xuất hiện, các nhà báo cho rằng mọi người đã bị giam giữ ở đó bằng vũ lực, và những hình phạt tàn bạo sẽ xảy ra sau bất kỳ hành vi nào vi phạm. Không thể chống lại được vô số sự chỉ trích, Jim Jones quyết định cần phải có một sự di chuyển mới, và lần này là bên ngoài nước Mỹ.
“Thành phố của những giấc mơ và hạnh phúc chung”
Nơi tái định cư được chọn rất khác thường: Guyana, nằm ở bờ biển phía bắc Nam Mỹ. Tại đó, giữa rừng rậm, việc xây dựng khu định cư mới được bắt đầu trên một khu đất thuê. Jones đặt tên cho nó từ tên của chính mình là Jonestown. Năm 1977, Jones cùng với hơn 900 thành viên khác của People Temple chuyển đến Jonestown. Tại đây, họ làm việc từ 11 giờ mỗi ngày, xây dựng các tòa nhà mới và mở rộng lãnh thổ. Tại Jonestown đã xây trường mẫu giáo, nhà trẻ, câu lạc bộ và xưởng cưa.
Trong các bài phát biểu của mình tại cuộc họp diễn ra vào mỗi buổi tối, Jim Jones đã nhiều lần nói rằng khu định cư mới sẽ sớm trở thành “thiên đường trên Trái đất” và là nơi “hạnh phúc chung”. Jim Jones đảm bảo rằng tại đây, họ đã trốn tránh một cách an toàn mọi điều ác đang tồn tại ở phần còn lại của thế giới.
Được biết rằng Jim Jones và các cộng sự thân cận nhất của mình vẫn giữ liên lạc với đại sứ Liên Xô Fedor Timofeev tại Guyana. Có giả thiết cho rằng mục tiêu của Jim Jones là chuyển toàn bộ giáo phái sang Liên Xô để tránh sự truy đuổi sau này từ chính quyền Mỹ và từ người thân của các thành viên giáo phái. Những người thân càng thêm phần lo ngại, thậm chí họ đã thành lập một tổ chức riêng, gọi là “Những thân nhân quan tâm” và kêu gọi nhanh chóng tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ các hoạt động của Jones. Cuối cùng, yêu cầu của họ đã được chính quyền lắng nghe.
Nhà thờ đầu tiên của Jones tại Indianapolis.
Nghị sĩ Leo Ryan bắt đầu một cuộc điều tra nghiêm túc về hoạt động của People Temple. Ông quyết định kiểm tra mọi thứ ngay tại chỗ. Vì vậy, vào ngày 17/11/1978 ông đã đích thân đến Jonestown cùng với một số nhà báo.
Khi đến nơi, họ thấy rằng nhìn chung cuộc sống của cư dân diễn ra bình thản. Tuy nhiên, không tránh khỏi sự đụng độ: một cư dân đã tấn công Ryan, kề dao vào cổ ông. Ngoài ra, có 16 cư dân lại muốn rời bỏ Jonstown để trở về nhà. Ngày hôm sau khi trở ra sân bay, những nhà báo tháp tùng Ryan và những cư dân có biểu hiện muốn trở về nước Mỹ đã bị những người bảo vệ Jonestown tấn công. Dưới đây là mô tả của Charles Krause, một trong số những nhà báo còn sống sót kể về thời điểm bi thảm này:
“Này, nhìn kìa! – Ai đó đã kêu lên, chỉ tay từ phía xa. Một chiếc xe tải và một chiếc máy kéo có bệ đang chạy qua đường băng. Trong khi đó, có ba người vô danh đang tiến gần đến máy bay. Trông họ có vẻ hung hãn… Nhưng tôi không quá lo lắng vì đã có cảnh sát địa phương ở đó…
Bob Brown và Steve Sang hướng máy quay vào ba người đàn ông đang đến gần và đang xô đẩy một số người Guyana ra xa… Họ chộp lấy khẩu súng trường từ một cảnh sát Guyana bị họ đẩy ra…
Và thế là vụ nổ súng bắt đầu. Những tiếng la hét vang lên. Tôi chạy vòng qua đuôi máy bay, vượt qua nhóm NBC đang quay phim và nấp sau bánh xe… Có ai đó ngã đè lên tôi và lăn xuống… Tôi nhận ra mình đã bị thương… Lại thêm một cơ thể khác ngã xuống người tôi rồi lăn xuống… Tôi nằm bất lực… Đợi một phát súng vào lưng. Các xạ thủ đã làm tốt công việc của mình khi kết liễu những người bị thương nằm ở cự ly gần… Tôi đã thoát khỏi cái chết thế nào, tôi sẽ không bao giờ hiểu được… Lại có một chiếc máy bay khác trên đường băng được cho là chở … “những thân nhân quan tâm” và những người đã rời bỏ giáo phái. Sau khi bị bắn, máy bay đã cố cố gắng cất cánh. Nhưng trong cabin, Larry Leighton đã nổ súng. Anh ta đã làm bị thương Monica Bagby và Vernon Gosnay. Sau đó, khẩu súng bị kẹt và Parks đã có thể đánh bật nó khỏi tay Leighton”.
Leighton là một trong những người định cư muốn trở về nhà. Tổng cộng, có 5 người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công này, bao gồm 3 nhà báo, 1 người định cư và Leo Ryan.
Thị trấn Jonestown, năm 1979.
Vụ tự sát tập thể kinh hoàng
Ngay tối hôm đó, Jim Jones đã tổ chức cuộc họp cuối cùng giáo phái của mình. Anh ta tuyên bố rằng giờ đây, khi vị dân biểu Mỹ và các nhà báo đã bị chết, mọi người chỉ còn một lối thoát: tự sát. Thật ngạc nhiên, trong số đám đông hơn 900 người, chỉ có một cô gái đủ can đảm để phản đối anh ta, nói rằng tự tử không phải là lối thoát, và tốt hơn là cố gắng liên lạc lại với đại sứ Liên Xô để chạy trốn đến Liên Xô. Nhưng Jones đã bác bỏ lời đề nghị.
Một số thùng chứa đầy nước ép nho, được cho thêm vào đó hỗn hợp kali xyanua và diazepam. Tất cả các dân cư lần lượt được phát một cốc nhựa đựng nước trái cây đã tẩm độc. Đầu tiên, cha mẹ cho các con mình uống, sau đó họ tự uống. Được cho rằng, một số người đã bị dùng vũ lực ép uống. Bản thân Jones sau đó được phát hiện bị bắn xuyên đầu. Tổng cộng ở Jonestown có 918 người đã chết, trong đó có 276 trẻ em.
Vẫn còn những nghi vấn trong vụ tự sát tập thể ở Jonestown. Sau đó, điều này đã làm nảy sinh một số thuyết âm mưu. Ví dụ, một trong số họ nói rằng những người theo giáo phái Jonestown không tự sát mà bị các nhân viên CIA giết hại. Tuy nhiên, tất cả các nhà nghiên cứu nghiêm túc về những sự kiện đó đều bác bỏ phiên bản này.
Thực tế là mỗi cuộc họp của People Temple, kể cả cuộc họp cuối cùng, đều được ghi âm lại, nhờ đó chúng ta biết được họ đã nói những gì. Và những lời cuối cùng của Jones hoàn toàn nói về hành động tự sát sắp xảy ra. Có khoảng 80 người theo giáo phái đã rời khu định cư từ đêm hôm trước nên không có mặt tại cuộc họp cuối cùng và rốt cuộc đã được cứu thoát để về nhà. Chỉ sau năm 1979 giáo phái People Temple mới bị cấm ở Mỹ.
Jonestown đã trở thành một thành phố ma. Vì tiếng tăm ảm đạm của nó, không có ai đến định cư ở đó và vào giữa những năm 1980, phần lớn khu định cư đã bị thiêu rụi do hỏa hoạn. Những tàn tích vẫn còn lại và cho đến nay vẫn không có người ở
Bực tức vì bị thu điện thoại, nữ sinh phóng hỏa làm chết 19 người
Giới chức tại Guyana ngày 24/5 cho biết, nghi phạm gây ra vụ hỏa hoạn chết người tại ký túc xá của một trường nội trú dành cho nữ sinh, khiến 19 người thiệt mạng, chính là một học sinh tại đây.
Đám cháy bùng lên từ nhà tắm của ký túc xá. Ảnh AP.
Vụ việc xảy hôm 21/5 tại thị trấn khai thác vàng Mahdia, nằm cách thủ đô Georgetown khoảng 320 km, là một trong những vụ hỏa hoạn gây thương vong lớn nhất trong những năm gần đây tại quốc gia Nam Mỹ này. Khoảng 9 người vẫn đang điều trị tại bệnh viện, nhiều người trong tình trạng nghiêm trọng.
Cố vấn An ninh Quốc gia Gerald Gouveia cho biết, vụ hỏa hoạn bắt đầu từ việc một học sinh tuổi vị thành niên buồn bã vì bị tịch thu điện thoại di động sau khi bị phát hiện cặp kè với một người đàn ông lớn tuổi.
Gouveia nói thêm rằng, học sinh mới 16 tuổi này đã châm lửa trong khu vực phòng tắm của ký túc xá. Leslie Ramsammy, cố vấn của Bộ Y tế Guyana xác nhận rằng, nghi phạm đang được điều trị bỏng tại bệnh viện và dự kiến sẽ được chuyển vào trại giam dành cho trẻ vị thành niên.
Ngoài ra, người đàn ông bị cáo buộc có "quan hệ tình cảm" với học sinh sẽ phải đối mặt với cáo buộc cưỡng hiếp theo luật định.
Thị trưởng của Mahdia, David Adams cũng đã thông báo tin tức về danh tính của kẻ tình nghi là một học sinh.
Nhiều nạn nhân trong vụ hỏa hoạn là các nữ sinh người bản địa trong độ tuổi từ 12 đến 18 đến từ thị trấn Madhia, cũng như các ngôi làng lân cận Micobie, Campbelltown và El Paso.
19 người thiệt mạng chủ yếu là nữ sinh từ 12-18 tuổi. Ảnh AP.
5 trong số 19 người thiệt mạng đã qua đời tại Bệnh viện quận Mahdia, trong khi những người khác chết tại hiện trường. Nạn nhân nhỏ tuổi nhất thiệt mạng là cậu con trai 5 tuổi của người quản lý ký túc xá.
Clifton Hicken, ủy viên cảnh sát Guyana cho biết, 13 thi thể đã được chuyển đến để giám định ADN do bị cháy thành than không thể nhận dạng. Ông cho biết thêm, việc khám nghiệm tử thi đã được hoàn tất đối với 6 người khác.
Sau vụ hỏa hoạn, Tổng thống Irfaan Ali tuyên bố 3 ngày quốc tang. "Đây là một thảm họa nghiêm trọng, kinh khủng, thật đau đớn", ông Ali cho biết trong một thông cáo báo chí. Tổng thống Ali cũng đã gặp một số cha mẹ của những nữ sinh thiệt mạng.
Gouveia cho biết, ký túc xá đã bị khóa qua đêm để đảm bảo học sinh không lẻn ra ngoài, người quản lý ký túc xá đang ngủ khi ngọn lửa bùng lên nhanh chóng và khi bị đánh thức, người này hoảng sợ và cố gắng tìm đúng chìa khóa để mở cửa.
Dịch vụ Cứu hỏa và Cứu hộ Guyana cho biết họ nhận được một cuộc gọi vào khoảng 23h15 phút đêm 21/5. "Các nhân viên cứu hỏa chỉ mất 4 phút để đến hiện trường. Tuy nhiên, tòa nhà đã hoàn toàn chìm trong biển lửa", cơ quan này cho biết. Lính cứu hỏa đã cứu được khoảng 20 người
Ký túc xá ở Guyana bùng cháy rừng rực giữa khuya, ít nhất 20 nữ sinh thiệt mạng Lửa bùng phát lúc 23h khuya và nhanh chóng bao trùm tòa nhà ký túc xá bằng gỗ khiến nhiều nữ sinh mắc kẹt. Hôm 22/5, một tuyên bố của chính phủ Guyana cho biết, ít nhất 20 người đã thiệt mạng và một số người khác bị thương trong vụ hỏa hoạn xảy ra vào khuya ngày 21/5, tại ký túc xá...