Vụ truyền hóa chất hết hạn cho bệnh nhi có dấu hiệu tráo đổi thuốc
Nhận thấy có hiện tượng tráo đổi thuốc cho bệnh nhi 4 tuổi mắc suy tủy, Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP Hồ Chí Minh đã chuyển vụ việc sang Cơ quan điều tra.
Hiện sức khỏe bệnh nhi trong 1 tuần nay ổn định, ăn uống bình thường, xét nghiệm mới nhất cho thấy sức khỏe tiến triển tốt sau 8 tháng điều trị.
Hôm nay 3/7, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh dẫn đầu đã làm việc với Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP Hồ Chí Minh về công tác phòng ngừa, quản lý sự cố y khoa.
Trước đó, ngày 24/6, Bệnh viện Truyền máu Huyết học nhận được phản ánh của thân nhân người bệnh L.T.K.C (SN 2016, được chẩn đoán mắc suy tủy) về việc người bệnh được cấp phát và sử dụng thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg) đã hết hạn sử dụng.
Ngay sau đó, Cục quản lý Khám, chữa bệnh đã có công văn gửi Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề nghị xác minh thông tin và kiểm tra rà soát toàn bộ vụ việc tại Biện viện Truyền máu huyết học TP Hồ Chí Minh.
Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc với Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP Hồ Chí Minh
Báo cáo sự việc, BSCK II Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện cho biết, đây là sự cố đáng tiếc, bệnh viện ưu tiên khắc phục cho bệnh nhân và khắc phục quản lý sự cố để không ảnh hưởng đến uy tín của Bệnh viện, Sở Y tế và Bộ Y tế. Bệnh viện đã họp hội đồng chuyên môn nghiêm túc rút kinh nghiệm vụ việc và đình chỉ công tác các cá nhân liên quan.
Video đang HOT
Nhận thấy có hiện tượng tráo đổi thuốc, Bệnh viện đã chuyển hồ sơ cho Công an điều tra vụ việc. Đối với bệnh nhân, Bệnh viện đã cử các bác sỹ giỏi nhất chăm sóc và theo dõi sát người bệnh, đáp ứng các yêu cầu của gia đình. Hiện sức khỏe bệnh nhi trong 1 tuần nay ổn định, ăn uống bình thường, xét nghiệm mới nhất cho thấy sức khỏe tiến triển tốt sau 8 tháng điều trị.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, đây là sự cố y khoa không ai mong muốn, Bộ Y tế đã có Thông tư 43 hướng dẫn quản lý, phòng ngừa sự cố y khoa. Với sự việc này, Bệnh viện cần tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục, xử trí, rút kinh nghiệm để tránh mắc lại, đem lại niềm tin cho người dân. PGS Khuê cũng đề nghị Bệnh viện xem xét xử lý vấn đề nội bộ, đồng thời rà soát lại quy trình tại các khoa, phòng, không để tái diễn sự việc tương tự.
Lọ thuốc hết hạn được gia đình người bệnh phản ánh đã truyền cho bệnh nhi
Tại buổi làm việc, TS Nguyễn Huy Quang,Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đề nghị Bệnh viện xem xét sự việc một cách tổng thể, phòng ngừa khủng hoảng quản lý, pháp lý và truyền thông. Đồng thời cần cung cấp đầy đủ thông tin cho Công an điều tra một cách trung thực, kịp thời, phản ánh đúng, công khai, khoa học… và quản lý tốt công tác thông tin báo chí.
Thuốc quá hạn truyền cho bệnh nhi 'không độc'
Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP HCM kết luận thuốc quá hạn lỡ truyền cho bệnh nhi có tác dụng điều hòa miễn dịch, không gây độc tính.
Lãnh đạo bệnh viện không công bố nguyên nhân truyền nhầm thuốc quá hạn, song cho biết đã chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan cảnh sát điều tra.
Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM, sáng 29/6 cho biết, Hội đồng chuyên môn họp ngày 26/6 kết luận thuốc Thymogam (ATG) truyền cho bệnh nhân là "thuốc điều hòa miễn dịch, bản chất là protein". Theo thời gian, thuốc sẽ tự phân hủy thành acid amin không gây ra độc tính cho cơ thể. Phản ứng không mong muốn có thể xảy ra là phản ứng quá mẫn muộn của thuốc ATG nói chung, trong khoảng 15 ngày đầu sau truyền.
Đối với bệnh nhi bị truyền nhầm thuốc, các bác sĩ vẫn theo dõi sát diễn tiến sức khỏe bé. Hiện tình trạng bé vẫn ổn định, theo phác đồ điều trị đang thiếu một liều thuốc do truyền loại quá hạn. Căn cứ theo các hướng dẫn điều trị trên thế giới, Hội đồng chuyên môn thống nhất bổ sung thêm liều còn thiếu cho bé.
"Việc bổ sung liều thuốc vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của liệu trình điều trị", kết luận của Hội đồng chuyên môn.
Một bác sĩ chuyên khoa ung thư, làm việc tại TP HCM, cho biết thuốc Thymogam 250 mg, là thuốc điều trị đặc hiệu trong phác đồ hóa trị các bệnh liên quan đến huyết học. Thuốc được chỉ định trong điều trị suy tủy ở những bệnh nhân không thích hợp cho cấy ghép tủy xương.
"Thymogam 250 mg khi sử dụng sẽ có những tác dụng phụ nên có độc tính", bác sĩ này nêu quan điểm.
Bác sĩ cho rằng không cấp phát và sử dụng thuốc quá hạn là nguyên tắc tiên quyết trong ngành y, dược. Nhất là trong điều trị các bệnh nan y như ung thư. Thuốc hết hạn không những làm giảm chất lượng điều trị mà còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí chết người.
Ông Lê Thọ Vũ, bố bệnh nhi cho biết, hiện gia đình chưa nhận được thông tin chính thức từ Bệnh viện Truyền máu Huyết học.
"Nếu bệnh viện khẳng định không có độc dược thì đề nghị dẫn chứng y học, rằng tài liệu, nghiên cứu hay xét nghiệm cụ thể nào chứng minh chuyện này. Gia đình rất hoang mang bởi quá trình điều trị đã gián đoạn, thuốc hết 'date' đã truyền, không biết con có đáp ứng thuốc hay bị tác dụng phụ hay không", ông Vũ nói.
Ngày 26/6, Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh, Bộ Y tế, yêu cầu Sở Y tế TP HCM và bệnh viện xác minh sự việc và xử lý sai phạm, báo cáo trước ngày 3/7.
Theo bác sĩ Dũng, bệnh viện đã tổ chức họp rút kinh nghiệm vụ việc, đình chỉ công tác tất cả cá nhân liên quan, làm rõ nguyên nhân sự cố này.
Lọ thuốc hết hạn được phát hiện do bố bệnh nhân nhặt vỏ từ thùng rác y tế lên xem.
Trước đó, lúc 19h30 ngày 24/6, phụ huynh bệnh nhi Lê Trần Khánh Chi (4 tuổi, suy tủy) phát hiện con gái bị truyền hai lọ thuốc Antithymocyte Globuline đã hết hạn sử dụng. Người nhà đã phản ánh với kíp trực. Bệnh viện dừng y lệnh và kiểm tra hạn dùng của thuốc. Kết quả phát hiện hai lọ thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg) được cấp phát cho bệnh nhi có thời hạn sử dụng ghi trên nhãn là tháng 1/2020. Trong đó một lọ đã dùng xong, một lọ đã sử dụng 1/3. Tuy nhiên, trên hệ thống phần mềm quản lý thuốc bệnh viện, hai lọ thuốc có hạn sử dụng là tháng 11/2021.
Hai lọ thuốc này nằm trong phác đồ điều trị suy tủy bằng hóa chất, gồm 14 lọ của bệnh nhân. Khi truyền đến lọ thứ 4 và 5 thì xảy ra sự cố.
Trẻ bị bạo hành - nỗi đau của người lớn! Mặc dù Luật Trẻ em đã sớm được ban hành, có hiệu lực, công tác thanh tra, xử lý vi phạm bạo hành, xâm hại trẻ em được đốc thúc liên tục, nhưng các vụ xâm hại, bạo hành trẻ em vẫn không vì thế mà giảm đi. Đó thực sự là những câu chuyện ám ảnh, những tiếng kêu cứu dài mãi...