Vũ trụ thực sự bao nhiêu tuổi?
Trong một nghiên cứu mới về ánh sáng lâu đời nhất trong vũ trụ, các nhà khoa học đã khẳng định đã tìm ra tương đối chính xác về tuổi thật của vũ trụ.
13,8 tỷ năm tuổi được cho là tuổi thật sự của vũ trụ sau các nghiên cứu được thực hiện.
Trong hai bài báo được gửi tới Tạp chí Vũ trụ học và Vật lý Astroparticle tuần này, nhóm nghiên cứu đã giải thích về phép đo nền vi sóng vũ trụ, được cho là bức xạ còn sót lại từ Vụ Nổ Lớn (Big Bang).
Một nhóm nghiên cứu gồm 140 người từ 41 tổ chức và 7 quốc gia, dẫn đầu là Đại học Princeton, đã công bố kết quả của một nghiên cứu được thực hiện tại Kính thiên văn vũ trụ Atacama, đặt tại Cerro Toco ở phía bắc sa mạc Atacama của Chile.
Vấn đề đáng chú ý là các tính toán phù hợp với ước tính được thực hiện vào năm 2015 với dữ liệu từ vệ tinh Planck của Cơ quan Vũ trụ châu Âu.
Video đang HOT
“Bây giờ chúng tôi đã đưa ra được một câu trả lời khi có kết quả tương đối đồng nhất của Planck và Kính thiên văn vũ trụ Atacama. Nó nói lên thực tế rằng những phép đo dù rất khó khăn này là đáng tin cậy”, Simone Aiola, một thành viên của nhóm nghiên cứu Kính thiên văn vũ trụ Atacama, cho biết.
Các nhà nghiên cứu cũng tiết lộ đã nghiên cứu một phần của không gian có đường kính 20 tỷ năm ánh sáng và các biến thể ánh sáng phát ra khoảng 380.000 năm sau Vụ Nổ Lớn. Nghiên cứu còn cho thấy vũ trụ đang mở rộng nhanh như thế nào.
Các phép đo từ Kính thiên văn vũ trụ Atacama gợi ý rằng một đối tượng cách Trái đất tương đương khoảng 3.260.000 năm ánh sáng đang có xu hướng dịch chuyển ở mức 67 km mỗi giây do sự mở rộng của vũ trụ. Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả này gần như chính xác với ước tính trước đó của vệ tinh Planck.
Neelima Sehgal, một thành viên nhóm nghiên cứu Kính thiên văn vũ trụ Atacama, đồng tác giả của bài báo cho biết: “Chúng tôi đang khôi phục hình ảnh “thời trẻ” của vũ trụ, loại bỏ sự hao mòn của thời gian và không gian làm biến dạng hình ảnh. Chỉ bằng cách nhìn thấy bức ảnh thời “sơ sinh” hoặc hình ảnh vũ trụ sắc nét hơn này, chúng ta mới có thể hiểu đầy đủ hơn về cách vũ trụ của chúng ta được sinh ra như thế nào”.
Phát hiện bão Mặt Trời từ 'lửa trại' ở góc ảnh cận nhất trong lịch sử
Năm 2022, Mặt Trời sẽ còn được chụp ở khoảng cách gần hơn cả vị trí của Sao Thủy.
Trong một báo cáo được Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA tuyên bố, vệ tinh quỹ đạo Mặt Trời Solar Orbiter, một dự án hợp tác giữa ESA và NASA đã ghi lại được những hình ảnh từ khoảng cách gần nhất từ trước đến nay với Mặt Trời.
Nhiều hoạt động của Mặt Trời, nhờ có dữ liệu của vệ tinh Solar Orbiter đã giúp các nhà khoa học quan sát kỹ lưỡng hơn. Ảnh: ESA & NASA.
Được phóng vào vũ trụ từ tháng 2/2020, Solar Orbiter trang bị 10 thiết bị khác nhau, bao gồm 6 kính viễn vọng hướng về phía "quả cầu lửa" phục vụ chức năng đo bước sóng và 4 thiết bị theo dõi môi trường xung quanh vệ tinh.
Những dữ liệu mới nhất được vệ tinh thu lại được từ tháng 6 tại khoảng cách 75 triệu km so với Mặt Trời, tương đương một nửa quãng đường di chuyển từ Mặt Trời tới Trái Đất. Đầu năm 2022, Solar Orbiter sẽ tiếp tục nhận nhiệm vụ di chuyển gần hơn, ở quỹ đạo chỉ cách dưới 48 triệu km.
Theo Technology Review, trong những hình ảnh được chụp bởi Solar Orbiter, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều cơn bão phát ra từ Mặt Trời. Đặc biệt, những tia lửa Mặt Trời (Solar Flare) trông giống như đám lửa trại trên bề mặt khi được quan sát ở vị trí gần.
"Trước đây, chúng tôi không thể chiêm ngưỡng chúng một cách chính xác, cơ hội này thực sự là một điều thú vị", ông David Long, nhà nghiên cứu chính của hệ thống ảnh tia cực tím EUJ trên vệ tinh.
Với 6 kính viễn vọng quan sát, Solar Orbiter có thể thu lại được nhiều thể trạng khác nhau của Mặt Trời. Ảnh: ESA & NASA.
Một trong những câu hỏi chưa thể giải đáp khiến các nhà khoa học bối rối là vì sao bầu khí quyển Mặt Trời với sức nóng lên đến hơn 1 triệu độ C lại nóng hơn bề mặt của chính nó ( chỉ khoảng 5,500 độ C). Nhờ sự trợ giúp của những dữ liệu mới , các nhà khoa học đã có thể tìm ra lời giải đáp là do sự giải phóng năng lượng không khí đã đẩy nhiệt độ khí quyển tăng lên.
Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức mới về tính chất vật lý của Mặt Trời, vệ tinh Solar Orbiter còn giúp các nhà khoa học hiểu về thời tiết trong không gian, hoặc sự luân chuyển của các hạt điện tích tạo ra từ năng lượng Mặt Trời bị đẩy vào trong không gian. Tuy từ trường Trái Đất có thể bảo vệ chúng ta khỏi các hạt này, nhưng thời tiết khắc nghiệt ngoài không gian có thể "nướng" bất kỳ thiết bị điện tử nào.
Thông qua việc hiểu thêm về cách từ trường Mặt Trời tương tác với các vùng hoạt động của nó để tạo ra những ngọn lửa hay bão Mặt Trời, chúng ta có thể học cách dự đoán các sự kiện thời tiết trong không gian để có thể tự bảo vệ mình.
Hiện tại, vệ tinh đang trong hành trình di chuyển ra xa Trái Đất Đây về phía sau Mặt Trời, vì vậy kính viễn vọng của Solar Orbiter sẽ không thể tiếp tục quan sát cho đến tháng 11/2021. Tuy nhiên đây vẫn là thời điểm tốt để quan sát ngôi sao này.
Chu kỳ Mặt Trời mới chỉ bắt đầu hoặc sẽ bắt đầu vào cuối năm 2020, và vệ tinh Solar Orbiter sẽ có nhiệm vụ cung cấp những dữ liệu mới về các hoạt động của Mặt Trời nhằm đánh giá các tác động của chúng đến con người.
Vật thể lạ, chết một nửa lao nhanh giữa thiên hà chứa Trái Đất Một hiện tượng chưa từng thấy đã xảy ra trên bầu trời, hậu quả là một vật thể lạ trong tình trạng xác sống đang bay khắp Milky Way với tốc độ khoảng 900.000 km/giờ. Theo phân tích ban đầu của các nhà thiên văn từ Đại học Warwick (Anh), đó là một ngôi sao lùn trắng bất thường, dường như chỉ chết...