Vũ trụ đang sinh ra một hành tinh gấp 3.180 lần trái đất
Vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã “bắt” được ngoại hành tinh đang hình thành gần trái đất nhất từ trước nay.
Hành tinh đang trong giai đoạn “sơ sinh” đó mang tên 2MASS J1155-7919b, quay quanh ngôi sao mẹ mang tên 2MASS J1155-7919, còn gọi là T Chamaeleontis B. Với khoảng cách 330 năm ánh sáng, nó gần trái đất hơn bất kỳ hành tinh non trẻ hay đám mây hình thành sao nào từng được phát hiện, vì vậy có giá trị rất lớn cho các nhà khoa học đang nghiên cứu về sự hình thành các thiên thể.
Ảnh đồ họa mô tả hành tinh sơ sinh khổng lồ vừa được xác định – ảnh: Centre de Données astronomiques de Strasbourg / SIMBAD / DSS2.
Cho dù là một “bé sơ sinh”, hành tinh này lớn tới mức khó tin. Nó là một dạng hành tinh khí khổng lồ giống Sao Mộc, nhưng nặng khoảng 10 lần Sao Mộc, tức khoảng 3.180 lần trái đất chúng ta.
Đây sẽ là một hành tinh lạnh lẽo, bởi nó quay xa sao mẹ những 600 đơn vị thiên văn. Một đơn vị thiên văn chính là khoảng cách giữa mặt trời và trái đất.
Ngôi sao mẹ của hệ hành tinh này nằm trong cái gọi là “ Hiệp hội Chamaeleontis”, một nhóm gồm nhiều ngôi sao chuyển động 3-5 triệu năm tuổi.
Tiến sĩ Annie Dickson-Vandervelde từ Trường Vật lý và thiên văn học, thuộc Viện Công nghệ Rochester (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết đã vài lần giới thiên văn phát hiện các ngoại hành tinh to lớn, cực xa sao mẹ như vậy, nhưng chúng đều là các hành tinh “già”.
Vì vậy, vật thể độc đáo này rất đáng để được nghiên cứu thêm, bao gồm theo dõi quang phổ và các hình ảnh để xác định loại quang phổ, tuổi, độ sáng, từ dó tìm hiểu về bản chất
Nghiên cứu vừa công bố trên Research Notes of the American Astronomical Society.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Sci-News, RNAAS
Những sự kiện thiên văn bạn không muốn bỏ lỡ trong năm 2020
Năm 2020 có rất nhiều sự kiện thiên văn thú vị diễn ra, từ mưa sao băng, nhật thực, siêu trăng cho tới cuộc gặp ở cự ly gần giữa sao Mộc và sao Thổ.
Hiện tượng thiên văn thú vị - siêu trăng sẽ diễn ra vài lần trong năm tới với thời gian trải dài từ tháng 2 - tháng 5.
Ngày 18/2/2020, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chứng kiến hiện tượng hiếm gặp, tương tự như nguyệt thực, khi mà Mặt trăng nằm giữa Trái Đất và sao Hỏa.
Sau trận mưa sao băng Quadrantid vào đầu tháng 1, mọi người sẽ cần phải chờ tới hơn 3 tháng để có thể tiếp tục chứng kiến trận mưa sao băng Lyrid diễn ra đêm 22, rạng sáng 23/4. Đặc biệt, trận mưa sao băng Eta Aquarid vào ngày 6 và 7/5 sau đó là một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất năm ở Bán cầu Nam với 60 sao mỗi giờ.
Nguyệt thực ngày 4 và 5/7 có thể quan sát được ở khắp nơi trên thế giới trong năm 2020.
Bầu trời mùa hè năm 2020 sẽ có "điểm nhấn" là sao Mộc và sao Thổ - hai hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời chiếu sáng cạnh nhau. Giữa tháng 7 là khoảng thời gian tốt nhất để quan sát 2 hành tinh này có thể hoặc không cần dùng tới kính thiên văn bởi vị trí trong quỹ đạo của chúng gần Trái Đất nhất, khiến cho sao Thổ và sao Mộc sáng hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm.
Mưa sao băng Perseid diễn ra ngày 12 và 13/8 là một trong 3 trận mưa sao băng lớn nhất năm. "Mưa sao băng Perseid không chỉ có số lượng lớn các sao băng mà chúng còn tuyệt đẹp. Hầu hết các sao băng khi vụt qua đều để lại một dải sáng trên bầu trời. Chúng vô cùng rực rỡ và sáng lấp lánh", nhà thiên văn học Blogger Dave Samuhel nhận định.
Hiện tượng trăng xanh sẽ diễn ra vào đêm Halloween của năm 2020. Đây không phải là một hiện tượng phổ biến khi 2 - 3 năm mới diễn ra một lần và trăng xanh rơi vào đúng dịp Halloween rất hiếm khi xảy ra. Sau trăng xanh ngày 31/10/2020, chúng ta phải chờ tới năm 2039 để hiện tượng trăng xanh rơi vào đúng dịp Halloween.
Mưa sao băng Geminid có lẽ là trận mưa sao băng đẹp nhất năm khi diễn ra vào đêm 13, rạng sáng 14/12. Vì mưa sao băng đạt đỉnh vào một đêm không trăng nên những người yêu quan sát bầu trời sẽ có cơ hội hiếm có để chứng kiến trọn vẹn sự kiện này.
Hiện tượng Nhật thực duy nhất trong năm sẽ diễn ra ngày 14/12, chỉ vài giờ sau khi mưa sao băng Geminid đạt đỉnh.
Sự kiện thiên văn cuối cùng trong năm là "cuộc gặp gỡ" ở cự ly cực gần giữa sao Mộc và sao Thủy ngày 21/12. Sự kiện này được các nhà thiên văn học gọi là "giao hội"./.
Kiều Anh/VOV.VN
Theo vov.vn/Accuweather
Tín hiệu đều đặn từ ngoài Ngân hà Các nhà khoa học vừa phát hiện xung vô tuyến nhanh (FRB) đầu tiên, xuất hiện đều đặn trong chu kỳ khoảng 16 ngày. Xung vô tuyến nhanh là các tín hiệu vô tuyến ngắn ngủi (kéo dài trong vài mili giây) có nguồn gốc từ bên ngoài Dải Ngân hà. Cho đến nay, các nhà thiên văn học phát hiện hơn 100...