Vụ trộn thịt quá đát: Trung Quốc bắt 6 nhân viên hãng thực phẩm Mỹ
Giới chức Trung Quốc đã chính thức bắt giữ 6 nhân viên của một chi nhánh Tập đoàn cung cấp thực phẩm Mỹ OSI, trong vụ bê bối liên quan đến thịt quá đát.
Giới chức Trung Quốc trước đó đã công bố bắt giam 6 quan chức của Shanghai Husi Food Co., một chi nhánh của OSI, vốn điều hành nhà máy đã bị đóng cửa ở thành phố Thượng Hải hồi tháng 7 do trộn thịt quá đát với sản phẩm mới.
Khách hàng của OSI ở Trung Quốc gồm có cả McDonald’s và KFC.
Một nhà máy chế biến thực phẩm của OSI tại Hồ Bắc, Trung Quốc (Ảnh: AFP)
“Tập đoàn OSI xác nhận 6 nhân viên của Shanghai Husi hiện đã bị bắt”, công ty này ra tuyên bố gửi báo chí. “OSI sẽ tiếp tục phối hợp tích cực và thiện chí với giới chức trách”, tuyên bố cho biết thêm. Tuy nhiên danh tính của những người bị bắt không được công bố.
Video đang HOT
Văn phòng công tố Thượng Hải cho biết trên trang web của cơ quan này rằng, các nhân viên trên bị nghi ngờ sản xuất và bán sản phẩm “giả và kém chất lượng”.
Vụ bê bối được một đài truyền hình của Thượng Hải đưa ra ánh sáng, đã gây sốc lớn ở Trung Quốc và thế giới. Các chuỗi nhà hàng phương Tây thường được xem là có tiêu chuẩn chất lượng cao hơn ở Trung Quốc, nước vốn liên tục đối mặt với các vấn đề an toàn thực phẩm.
Khách hàng của nhà máy OSI Thượng Hải tại Trung Quốc cũng gồm cả Pizza Hut, chuỗi café Starbucks, Burger King, cửa hàng bán đồ tiện lợi 7-Eleven và Papa John’s Pizza.
Các cửa hàng McDonald’s ở Nhật và Hồng Kông cũng bị ảnh hưởng.
McDonald’s đã cắt đứt quan hệ với OSI ở Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc hiện đang điều tra OSI, trong khi công ty OSI của Mỹ cũng đang tiến hành điều tra nội bộ riêng sau khi đã sốc lại bộ máy quản lý ở Trung Quốc./.
Theo VOV
Macau trưng cầu dân ý không chính thức cải cách bầu cử
Ngày 24-8, người dân Macau thuộc Trung Quốc bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải cách bầu cử tại đặc khu này.
20.000 người Macau biểu tình hồi tháng 5 để phản đối dự luật ưu đãi quan chức về hưu - Ảnh: Reuters
Macau với dân số 550.000 người, từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha và được trả về Trung Quốc vào năm 1999. Cũng giống như Hong Kong, Macau có thể chế luật pháp riêng. Đặc khu trưởng Macau do một ủy ban 400 thành viên chỉ định.
Theo AFP, cuộc trưng cầu dân ý do ba tổ chức phi chính phủ thực hiện sẽ kéo dài trong một tuần tới ngày 30-8, ngay trước ngày ủy ban trên bổ nhiệm đặc khu trưởng mới. Chỉ có đặc khu trưởng Fernando Chui là ứng cử viên duy nhất và chắc chắn sẽ tiếp tục nắm quyền.
Trong cuộc trưng cầu dân ý, người dân Macau được đề nghị đưa ra ý kiến về việc tổ chức bầu cử tự do đặc khu trưởng vào năm 2019 và liệu họ có niềm tin với đặc khu trưởng hiện tại Fernando Chui hay không.
Các tổ chức phi chính phủ ở Macau hi vọng số người đi bỏ phiếu sẽ vượt qua mức 10.000. Trong sáng nay đã có khoảng 750 người đi bỏ phiếu. Hồi tháng 5, khoảng 20.000 người Macau đã đi biểu tình phản đối một dự luật chi đậm cho các quan chức về hưu, buộc chính quyền Macau phải bỏ dự luật này.
Phản ứng lại, chính quyền Trung Quốc tuyên bố Macau không có quyền tổ chức trưng cầu dân ý. Hồi tháng 6, Hong Kong cũng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về cải cách bầu cử và hơn 790.000 người đã tham gia bỏ phiếu trong vòng 10 ngày.
Khi đó Bắc Kinh cũng mô tả kết quả trưng cầu dân ý ở Hong Kong là bất hợp pháp.
Theo Tuoitre
Phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông lan sang Macau Người dân tại Macau (Trung Quốc) bắt đầu tham gia một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải tổ bầu cử lãnh đạo tại đặc khu hành chính này, bất chấp Bắc Kinh phản đối kịch liệt. Du khách ngồi trước Di tích Thánh đường Thánh Paul tại Macau - Anh: AFP Macau, nơi được mệnh danh là thiên đường...