Vụ trộm cắp ở Formosa Hà Tĩnh: Cuộc hỏi cung kỳ lạ kéo dài suốt 27 giờ?
Dư luận thấy khó hiểu về quá trình hỏi cung kéo dài liên tục 27 giờ của cán bộ điều tra trong vụ trộm cắp tại Formosa Hà Tĩnh!?
Liên quan đến vụ việc Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án trộm cắp tài sản tại Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, tại phiên tòa, bị cáo Đặng Đình Hồng, nguyên Phó Trạm trưởng Trạm cửa khẩu Quốc tế Sơn Dương đã liên tục kêu oan và cho rằng mình không phạm tội. Để làm rõ hơn về vụ án này, chúng tôi có trao đổi với Luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng Luật sư Interla (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).
Luật sư Trương Quốc Hòe nhìn nhận, theo những thông tin được biết và qua quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, tôi nhận thấy vụ án có rất nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, xét xử vụ án.
Cụ thể, tại giai đoạn điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã tiến hành lập biên bản khám nghiệm hiện trường vào ngày 24/01/2015 tại nhà thầu Viện Tam Hoàng trong Formosa Hà Tĩnh. Trong biên bản này có sự tham gia của ông Đào Đức Thắng – Kiểm sát viên, Viện Kiểm sát nhân dân (KSV VKSND) huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Sỹ Cường (nhân viên bảo vệ), ông Nguyễn Hải Lưu (chỉ huy trưởng Văn phòng điều hành, Công ty bảo vệ Bình An tại miền Trung) và bà Nguyễn Trần Linh Chi – phiên dịch nhà thầu.
Tuy nhiên, cuối biên bản lại không hề có chữ ký của những người này. Hơn nữa, trong biên bản này còn có ghi lời khai của Nguyễn Hữu Tần và Nguyễn Hữu Ninh. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi phạm tội ngày 22/02/2015, Tần và Ninh đã bỏ trốn. Mãi đến ngày 11/02/2015, Tần mới ra đầu thú và đến ngày 24/02/2015 Ninh ra đầu thú.
Như vậy, việc lấy lời khai của Tần và Ninh tại Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 24/01/2015 là hoàn toàn vô lý. Biên bản khám nghiệm trường ngày 24/01/2015 tại nhà thầu Viện Tam Hoàng trong Formosa đã vi phạm nghiêm trọng Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), không thể coi là nguồn chứng cứ trong vụ án.
Cùng ngày 24/01/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh cũng tiến hành khám nghiệm hiện trường tại Xưởng thiết bị của Công ty MCC19 trong Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên tại biên bản khám nghiệm hiện trường cũng không có đầy đủ chữ ký của những người tham gia, đặc biệt là không có chữ ký của Kiểm sát viên VKSND huyện Kỳ Anh và Cán bộ điều tra PC44 Công an tỉnh Hà Tĩnh.
Video đang HOT
Như vậy, biên bản khám nghiệm trường này cũng thiếu chữ ký của những người tham gia khám nghiệm, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, khoản 2 Điều 150 BLTTHS. Các biên bản khám nghiệm hiện trường này đều không thể trở thành nguồn chứng cứ chứng minh trong vụ án.
Bị cáo Đặng Đình Hồng, nguyên là Phó Trạm trưởng Trạm cửa khẩu Quốc tế Sơn Dương đã liên tục kêu oan tạ tòa
Trong quá trình điều tra cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng có nhiều vi phạm thủ tục tố tụng.
Thứ nhất, về việc nhận dạng: Khi cơ quan điều tra tiến hành cho Nguyễn Văn Dũng nhận dạng Đặng Đình Hồng, thì trong biên bản nhận dạng ngày 17/03/2015 lại không có người chứng kiến. Hơn nữa, Điều 139 BLTTHS quy định người đưa ra để nhận dạng có vẻ bề ngoài phải tương tự giống nhau.
Tuy nhiên, 3 người được đưa để Dũng nhận dạng lại có đặc điểm rất khác biệt (người thì có râu quai nón, trong khi Hồng không có râu quai nón, người thì quá thấp bé so với Hồng). Điều này đã vi phạm quy định tại Điều 139 BLTTHS về nhận dạng trong điều tra hình sự.
Thứ hai, trong quá trình lấy lời khai của bị cáo Trần Ngọc Thông, có một số biên bản hỏi cung vi phạm thủ tục tố tụng: có biên bản hỏi cung bắt đầu từ lúc 8h ngày 11/03/2015 nhưng đến tận 11h ngày 12/03/2015 mới kết thúc. Như vậy, cơ quan điều tra đã hỏi cung liên tục 27 giờ đồng hồ?
Liệu biên bản hỏi cung này có thật sự xảy ra khi một cuộc hỏi cung kéo dài đến tận 27 giờ đồng hồ. Hơn nữa, tại bản cung thứ hai của ông Thông, cũng kết thúc vào lúc 11g ngày 12/03/2015. Như vậy, tại cùng 1 thời điểm, cùng một điều tra viên hỏi cung, 1 cán bộ ghi biên bản với cùng 1 bị can nhưng không thể cùng lúc có 2 biên bản hỏi cung khác nhau được.
Liệu có tồn tại hành vi lập khống giả tài liệu, làm sai lệch hồ sơ vụ án của những cán bộ điều tra tại cơ quan Công an huyện Kỳ Anh và cơ quan Công an tỉnh Hà Tĩnh?
Theo_Vietq
Giám định băng ghi âm tố kiểm sát viên ngụy tạo chứng cứ
Ngày 15-6, tin từ TAND tỉnh Bình Thuận cho biết tòa này đã nhận được kết quả giám định băng ghi âm trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản từ Viện Khoa học hình sự Bộ Công an.
Theo đó, Viện Khoa học hình sự kết luận: Không tìm thấy các dấu hiệu cắt dán, ghép nối nội dung trong mẫu cần giám định; nội dung ghi âm đã được giám định chuyển thành văn bản phù hợp với bản dịch do ông Huỳnh Minh Hướng tự dịch và không xác định được giọng nói của kiểm sát viên NTD do không có mẫu so sánh.
Theo hồ sơ, từ năm 2012 đến 2013, bà NTKO, vợ ông Hướng, đã giấu chồng tự tiện vay hơn 4 tỉ đồng của chín người tại huyện Tuy Phong (Bình Thuận) để cho vay lại nhằm kiếm lời. Do có một số người vay nhưng không trả nên bà O. bị vỡ nợ và chín chủ nợ khởi kiện bà O. ra TAND huyện Tuy Phong.
Tháng 5-2014, TAND huyện Tuy Phong đã nhiều lần lấy lời khai và bà O. đều khẳng định việc vay tiền là do bà tự ý và gia đình hoàn toàn không biết. Sau đó TAND huyện Tuy Phong đã lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Theo đó, bà O. phải có trách nhiệm trả toàn bộ số tiền trên cho chín chủ nợ và bà O. phải chịu án phí. Quyết định này đã có hiệu lực pháp luật và đang trong giai đoạn thi hành án thì bất ngờ ngày 5-8-2014, VKSND tỉnh Bình Thuận có giấy mời bà O. lên lấy lời khai. Cho rằng điều này là bất thường, ông Hướng đã yêu cầu vợ bí mật ghi âm lại buổi làm việc.
Một tuần sau, VKSND tỉnh Bình Thuận có kháng nghị giám đốc thẩm đối với các quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự của TAND huyện Tuy Phong. VKS cho rằng tại biên bản làm việc ngày 5-8-2014 bà O. khai "vay tiền rồi cho vay lại để hưởng tiền lãi nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của gia đình". Căn cứ lời khai này, VKS đã kháng nghị và Hội đồng Giám đốc thẩm TAND tỉnh Bình Thuận đã chấp nhận kháng nghị, hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận của TAND huyện Tuy Phong. Tháng 3-2015, TAND huyện Tuy Phong mở phiên tòa sơ thẩm đưa ông Hướng vào tham gia tố tụng và buộc ông Hướng cùng vợ phải có trách nhiệm trả tiền cho chín chủ nợ.
Ông Hướng kháng cáo và yêu cầu giám định băng ghi âm để đối chiếu, xem xét giá trị pháp lý của biên bản lấy lời khai ngày 5-8-2014. Theo ông Hướng, nội dung hỏi, đáp trong băng ghi âm thể hiện bà O. không hề khai "vay tiền rồi cho vay lại để hưởng tiền lãi nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của gia đình". Thế nhưng trong biên bản lại ghi điều này nhằm đưa ông vào tham gia tố tụng để trả nợ trong khi ông không hề biết việc vợ làm.
Sau đó, tòa lập biên bản lấy lời khai và thu 15 triệu đồng tiền tạm ứng của ông Hướng cho chi phí giám định băng ghi âm. Tòa đã tổ chức buổi làm việc để cơ quan chức năng thu mẫu giọng nói của kiểm sát viên NTD để giám định nhưng ông D. vắng mặt. VKSND tỉnh Bình Thuận đã có công văn gửi TAND tỉnh khẳng định việc ông Hướng yêu cầu giám định băng ghi âm do bà O. tự ghi là không đủ căn cứ nên VKS không thể đáp ứng yêu cầu của đương sự được.
Không đồng tình, ông Hướng tiếp tục gửi đơn đến Ủy ban Kiểm tra và Ban Nội chính Tỉnh ủy Bình Thuận. Theo ông Hướng, việc VKSND tỉnh Bình Thuận không đáp ứng yêu cầu của tòa án tỉnh về phối hợp giải quyết vụ án là việc không bình thường, cố tình né tránh...
PHƯƠNG NAM
Theo_PLO
Nhân chứng giúp 'chỉnh' bản cung, được không? Đó là tình huống pháp lý xảy ra tại phiên xử sơ thẩm của TAND TP.HCM trong vụ 31 cán bộ hải quan tiếp tay doanh nghiệp chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng... Tại phiên tòa này, trong phần xét hỏi ngày 16-6 đã xuất hiện một tình huống pháp lý gây nhiều tranh cãi: Một...