Vụ Trịnh Xuân Thanh: Tòa bất ngờ tạm dừng xử để xác minh nguồn tiền
Sáng nay (28.1), phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm bất ngờ bị tạm dừng để xác minh một nội dung theo đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh (áo sáng màu) và đồng phạm (Ảnh TTXVN).
Sáng nay, tại phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, đại diện Viện Kiểm sát đã nêu một tình tiết rất đáng chú ý. Cụ thể về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án, tại bản luận tội, căn cứ khoản 3 Điều 47 Bộ Luật Hình sự 2015, Viện Kiểm sát đã đề nghị HĐXX cần phải thu hồi, xung công quỹ nhà nước của công ty Vietsan số tiền 19 tỷ đồng mà bị cáo Đinh Mạnh Thắng, Trịnh Xuân Thanh đã chiếm đoạt và sau đó, được hai bị cáo chuyển trả cho bị cáo Thái Kiều Hương (nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Vietsan).
Đại diện VKS cho hay, số tiền 19 tỷ sau khi được chuyển trả đã được bị cáo Lê Hòa Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT công ty Minh Ngân và Công ty 1/5) chuyển thành tiền thanh toán cổ phần của công ty Vietsan cho công ty Minh Ngân.
Vẫn theo đại diện Viện kiểm sát, tại phiên tòa này người đại diện cho công ty Vietsan có ý kiến, sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án tại Công ty 1/5 thì Hợp đồng giữa công ty Vietsan và Minh Ngân trong việc chuyển nhượng 6 triệu cổ phần đã bị hủy bỏ. Công ty Vietsan đã chuyển trả cho công ty Minh Ngân số tiền 93 tỷ đồng, trong đó, có 19 tỷ đồng mà bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng chiếm đoạt, sau đó trả lại.
Video đang HOT
“Viện Kiểm sát thấy cần phải xác minh nội dung đã được đại diện Công ty Vietsan nêu ra. Do đó, để đảm bảo việc xét xử khách quan, toàn diện Viện Kiểm sát căn cứ Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, đề nghị HĐXX xác minh, làm rõ nội dung trên. Đề nghị HĐXX tạm dừng phiên tòa làm rõ nội dung nêu trên”, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị.
Trước đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát, HĐXX đã dừng phiên tòa để hội ý. Sau khi hội ý, HĐXX cho biết, đề nghị của Viện Kiểm sát là có căn cứ nên đã dừng phiên tòa trong 4 ngày để xác minh nội dung được nêu trên. Phiên tòa sẽ bắt đầu trở lại vào sáng ngày 2.2.
Trước đó, trong phần luận tội đại diện Viện Kiểm sát đã nêu quan điểm ề việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án:
Trong số tiền 49 tỷ đồng đã bị các bị cáo đã chiếm đoạt được, có số tiền hơn 24 tỷ đồng đã được xử lý tại Bản án số 134/2017/HSPT ngày 15.3.2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và số tiền 19 tỷ đồng bị Trịnh Xuân Thanh và Đinh Mạnh Thắng chiếm đoạt đã được Trịnh Xuân Thanh và Đinh Mạnh Thắng hoàn trả, chuyển lại cho Thái Kiều Hương; sau đó được chuyển thành tiền Lê Hòa Bình thanh toán tiền mua cổ phần cho Công ty Vietsan; Đề nghị HĐXX, Căn cứ Khoản 3 Điều 47 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cần phải thu hồi của Công ty Vietsan để xung công quỹ Nhà nước.
Đối với số tiền 1,5 tỷ đồng mà bà Ngô Thị Luyến khắc phục hậu quả cho chồng là bị cáo Nguyễn Ngọc Sinh (nộp tại Cục Thi hành án Hà Nội vào ngày 18.01.2018). Xét thấy bị cáo Phong đã nhận 10 tỷ đồng là tiền chênh lệch giá và Phong chiếm đoạt 8 tỷ đồng, Sinh chiếm đoạt 2 tỷ đồng. Nhưng trong vụ án xét xử Lê Hòa Bình về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vợ bị cáo Phong là bà Nguyễn Thúy Hoa đã nộp 10 tỷ đồng vào. Tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra. Số tiền này đã được giải quyết bằng Bản án số 134 ngày 15.3.2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà nội bao gồm cả số tiền 2 tỷ đồng bị cáo Sinh chiếm đoạt. Hiện bà Ngô Thị Luyến (vợ bị cáo Sinh) bồi thường số tiền 1,5 tỷ đồng. Tại phiên tòa bà Nguyễn Thúy Hoa yêu cầu bị cáo Sinh trả lại 2 tỷ đồng, do vậy đề nghị HĐXX trả lại cho bà Nguyễn Thúy Hoa và buộc bị cáo Sinh phải nộp số tiền còn lại là 500 triệu đồng.
Theo Danviet.vn
Trịnh Xuân Thanh bị truy tố khung hình phạt có mức án tử hình
Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố đối với Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Trịnh Xuân Thanh (trái) và Vũ Đức Thuận cùng bị truy tố cả hai tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. (Ảnh: IT)
Ngày 26.12, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cùng 20 bị can trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" theo Điều 165 và Điều 278 Bộ luật Hình sự. Trong vụ án này có Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận cùng bị truy tố hai tội danh nêu trên.
Sau khi rút được tiền, Trịnh Xuân Thanh chiếm hưởng 4 tỷ đồng; Vũ Đức Thuận chiếm 800 triệu đồng; Nguyễn Anh Minh - nguyên Phó TGĐ PVC chiếm hơn 3,6 tỷ đồng; Bùi Mạnh Hiển - nguyên Chánh văn phòng PVC chiếm 400 triệu đồng. Còn lại 1,5 tỷ đồng, Thanh, Thuận, Minh và Hiển sử dụng chung.Đối với Trịnh Xuân Thanh, các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định, trong quá trình làm Chủ tịch HĐQT của PVC, Trịnh Xuân Thanh đã cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo bị can Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập hồ sơ khống để thực hiện 7 lần rút tiền từ Ban QLDA Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 với tổng số hơn 13 tỷ đồng. Các đối tượng thực hiện rút tiền bằng cách hợp thức hóa hồ sơ, thiết kế, dự toán, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán 4 hạng mục phụ trợ của các dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, một hạng mục phụ trợ của dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 với Cty TNHH MTV Quỳnh Hoa.
Với hành vi trên, các bị can Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận và các bị can có liên quan bị truy tố theo khoản 4 Điều 278 tội Tham ô tài sản. Khoản 4 Điều 278 quy định: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
Ngoài ra, cơ quan tố tụng còn xác định, bị can Trịnh Xuân Thanh, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng; chỉ đạo việc sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số gần 120 tỷ đồng.
Còn Vũ Đức Thuận, trong quá trình thực hiện dự án, bị can này là người ký hợp đồng EPC số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng 6.607.500 USD và 1.132 tỷ đồng trái quy định và tham gia việc quyết định sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này sai mục đích không đưa vào dự án, gây thiệt hại gần 120 tỷ đồng.
Với hành vi đó, Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự. Tội phạm và hình phạt được quy định: Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Những người bị truy tố tội Tham ô tài sản cùng Trịnh Xuân Thanh gồm: Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển, Lương Văn Hòa, Nguyễn Thành Quỳnh, Lê Thị Anh Hoa, Nguyễn Đức Hưng, Lê Xuân Khánh, Nguyễn Lý Hải.
Theo Danviet
Ông Phùng Đình Thực đã ký, nhận xét gì về Trịnh Xuân Thanh? Ông Trịnh Xuân Thanh được nhận xét, về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống như sau: "Chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; có ý thức học tập, nâng cao trình độ; tích cực tham gia sinh hoạt Đảng và các hoạt động khác ở nơi cư trú". Hôm qua (19.12), cơ quan An ninh điều tra,...