Vụ Trịnh Xuân Thanh cho thấy hiện tượng bao che sai phạm?
“Thực tế vụ Trịnh Xuân Thanh, các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra đều vào làm việc trước đó nhưng không phát hiện gì, sau đó mới lộ ra sai phạm. Vậy hoạt động của các cơ quan thanh kiểm tra đó có được coi là bao che không?” – đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương phát biểu tại phiên họp toàn thể của UB Pháp luật cho ý kiến về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố cáo sáng 9/3.
Ngày làm việc đầu tiên phiên họp toàn thể lần thứ 4, UB Pháp luật cho ý kiến về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tố cáo.
Tiếp nhận tố cáo qua Facebook, email: Xác định người đi tố đã khó
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết, trong cơ quan soạn thảo hiện có 2 loại ý kiến khác nhau về vấn đề hình thức tố cáo.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng chỉ nên quy định 2 hình thức là tố cáo bằng đơn thư và tố cáo trực tiếp, để xác định rõ trách nhiệm của người tố cáo, tránh tình trạng lợi dụng các hình thức tố cáo để tố cáo tràn lan, cố ý tố cáo sai sự thật, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo.Loại ý kiến thứ hai cho rằng, ngoài hai hình này, dự thảo luật cần quy định bổ sung các hình thức tố cáo khác như tố cáo bằng fax, email, điện thoại để tạo điều kiện cho người tố cáo thực hiện quyền tố cáo, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm.
“Tuy nhiên Chính phủ thống nhất theo loại ý kiến thứ nhất” – Tổng Thanh tra Chính phủ nói.
Đối với những tố cáo nặc danh (không rõ họ tên địa chỉ người tố cáo), ông Sáu nêu thực tế, những năm qua, các cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh. Nếu luật quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình xem xét giải quyết. Với trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để thông tin nặc danh sai sự thật thì không có căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người tố cáo. Do đó dự thảo chưa quy định về việc giải quyết tố cáo nặc danh.
Ngược lại, cũng có ý kiến lập luận, thực tế không ít trường hợp người tố cáo còn bị trả thù, bị trù dập, trong khi đó mặc dù có quy định nhưng việc bảo vệ người tố cáo còn rất khó khăn. Do đó, nhiều người không dám tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Để kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm, cần quy định về việc giải quyết tố cáo đối với trường hợp người tố cáo không ghi họ tên, địa chỉ của mình.
Đại diện cho UB Pháp luật – cơ quan thẩm tra dự án luật, Phó Chủ nhiệm Phạm Trí Thức cho biết, nhiều ý kiến trong thường trực UB đề nghị bổ sung các hình thức tố cáo khác như tố cáo bằng fax, email, điện thoại để tạo điều kiện cho người tố cáo thực hiện quyền tố cáo, qua đó giúp kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm.
“Nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua, nhiều nội dung tố cáo qua điện thoại là khá chính xác, trong khi việc bảo vệ người tố cáo chưa có cơ chế hữu hiệu để đảm bảo. Do đó nên quy định trong luật về vấn đề tố cáo nặc danh” – ông Thức nêu quan điểm.
Video đang HOT
Giải trình thêm vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Kim phân tích về tính phức tạp của vấn đề. Thực tế, thời điểm trước mỗi lần đại hội Đảng là dịp tố cáo nặc danh nở rộ, nhất là các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ mà nếu không cẩn trọng, chặt chẽ sẽ làm phát sinh những “chuyện đau đầu”. Ông Kim đề nghị quy định quy trình coi tố cáo nặc danh như thông tin ban đầu.
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu nói thêm, thực tế, các loại tố cáo chủ yếu là người dân tố cáo cán bộ công chức, cán bộ cấp dưới tố cáo cán bộ cấp trên, ít trường hợp người dân tố cáo nhau.
“Là người từ địa phương đi lên, tôi thấy nhiều cơ quan Trung ương vướng vấn đề này. Nếu có quy định, bộ máy cần có để xử lý những tố giác nặc danh sẽ phình lên rất to. Còn nếu mở rộng hình thức tố cáo, cho phép nhận qua Facebook, email cũng khó xác định cụ thể người tố cáo ở đâu, có tìm được cũng tốn nhiều thời gian” – Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ rõ những cái khó.
Ai bảo vệ người tố cáo sai phạm?
Chưa hết băn khoăn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền lật lại vấn đề, luật Phòng chống tham nhũng đã quy định, hình thức tố cáo không chỉ bằng đơn thư hay lời nói mà còn có nhiều hình thức khác. Bộ Luật hình sự cũng nói tin báo tố giác tội phạm có thể bằng lời hoặc văn bản chứ không cần đơn từ, kiến nghị, tố giác có thể gửi qua bưu điện, điện thoại, hay phương tiện thông tin khác và các cơ quan phải tiếp nhận. Theo ông Quyền, luật tố cáo khi xây dựng cũng phải thống nhất với những quan điểm này.
Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đặt vấn đề, bảo vệ người tố cáo là nội dung quan trọng nhưng dự thảo luật dường như mới chỉ dừng ở mức luật hoá Nghị định hiện hành của Chính phủ. Ông Tùng nghi ngại về tính khả thi của các giải pháp mới đưa ra.
Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương cũng phân tích, luật bổ sung trách nhiệm của cơ quan nhà nước về bảo vệ người tố cáo nhưng quy định lại chung chung kiểu “Thủ trưởng cơ quan cần có biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo”. “Biện pháp cần thiết là gì? Một người tố cáo ông Thủ trưởng thì người đó tha không hại chết người tố cáo thì thôi chứ giờ lại yêu cầu người này bảo vệ người tố cáo mình thì quá mơ hồ. Thực tế là hiện người tố cáo có được ai bảo vệ đâu” – ông Cương đề nghị có lực lượng chuyên trách để làm việc này.
Mổ xẻ ở một quy định chi tiết trong dự thảo không có lợi cho người tố cáo như kết luận thanh tra, kiểm tra chỉ được gửi đến người tố cáo nếu họ có yêu cầu, ông Cương phân tích, việc gửi kết luận chính là căn cứ để xác định xem việc giải quyết tố cáo đảm bảo công minh hay có bao che hay không.
“Thực tế vừa qua, vụ Trịnh Xuân Thanh, các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra đều vào làm việc trước đó nhưng không phát hiện gì, sau đó mới lộ ra sai phạm. Vậy hoạt động của các cơ quan thanh kiểm tra đó có được coi là bao che không. Tôi thậm chí nghĩ rằng việc đó có thể coi là đồng phạm” – ông Cương nói.
Từ vụ việc cụ thể này, đại biểu Quốc hội Ninh Thuận cũng đề cập thêm chuyện công nhận hay không tố cáo nặc danh. Ông Cương nói, những thông tin tố cáo ban đầu về vụ Trịnh Xuân Thanh là từ những hiện tượng bất thường về tài chính được phản ánh rồi thông qua kênh báo chí nêu vấn đề ra các cơ quan của Đảng mới vào cuộc kiểm tra và kết luận sai phạm. Vậy thông tin được phản ánh trên báo có phải là nặc danh không, ông Cương đặt câu hỏi?
P.Thảo
Theo Dantri
Thanh tra Chính phủ bác đề xuất tố cáo bằng điện thoại, thư điện tử...
Trươc đê xuât bô sung hinh thưc tô cao băng điên thoai, thư điên tư, băng ghi âm vao dư an Luât Tô cao, Thanh tra Chinh phu cho răng hinh thưc tô cao phai đươc thê hiên băng văn ban hoăc tô cao trưc tiêp đê rang buôc nghia vu cua ngươi tô cao.
Thanh tra Chinh phu cho răng viêc tô cao phai thê hiên băng văn ban hoăc tô cao trưc tiêp đê rang buôc nghia vu cua ngươi tô cao (Anh minh hoa: Phap luât TPHCM)
Theo tai liêu phuc vu cuôc hop thâm đinh dư an Luât Tô cao mơi đươc Thanh tra Chinh phu gưi tơi Bô Tư phap, một số ý kiến đề nghị bổ sung hình thức tố cáo bằng các phương tiện khác như điện thoại, thư điện tử, băng ghi âm... (Ban Dân nguyện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra tỉnh Thái Bình).
Tuy nhiên, Thanh tra Chinh phu - cơ quan soạn thảo, cho rằng để đề cao trách nhiệm và ràng buộc nghĩa vụ của người tố cáo, nhất là trong trường hợp người tố cáo sai sự thật thì hình thức tố cáo phải được thể hiện bằng văn bản hoặc tố cáo trực tiếp, sau đó ghi lại bằng văn bản. "Do đó, Ban soạn thảo không quy định vấn đề này trong dự thảo Luật Tô cao"- Thanh tra Chinh phu khăng đinh.
Liên quan đên cac biên phap bảo vệ người tố cáo trong Luật tố cáo năm 2011, nhiêu bô nganh đanh gia còn chung chung, chưa phù hợp thức tiễn, cần quy định cụ thể hơn: Trường hợp nào, thời hạn bảo vệ, cách thức phối hợp, trách nhiệm cụ thể giữa người giải quyết tố cáo và cơ quan công an, cơ quan khác trong việc bảo vệ người tố cáo và người thân thích của người tố cáo...
"Việc thực hiện quyền tố cáo của công dân trong thời gian qua tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều trường hợp, người tố cáo bị trả thù, trù dập nhưng không được các cơ quan nhà nước bảo vệ. Thực tiễn giải quyết tố cáo của cơ quan nhà nước cho thấy tố cáo nặc danh, mạo danh chiếm một tỷ lệ đáng kể. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta chưa có một cơ chế bảo vệ người tố cáo hiệu quả để người dân tin tưởng và mạnh dạn thực hiện quyền tố cáo của mình, đặc biệt là những tố cáo hành vi tham nhũng"- cơ quan soan thao nhân đinh.
Chinh vi thê, dư thao luât đa quy đinh việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Đối tượng bảo vệ gồm có người tố cáo va người thân thích của người tố cáo. Thời hạn bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng cần được bảo vệ.
Người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mình hoặc người thân thích của mình khi có căn cứ xác định việc bị kỷ luật, buộc thôi việc, luân chuyển công tác hoặc bị các hình thức trù dập, phân biệt đối xử khác, bị đe dọa xâm hại hoặc xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật; đươc yêu cầu gia hạn thời hạn bảo vệ va yêu cầu bảo vệ lại.
Tuy vây dư thao luât cung yêu câu ngươi tô cao cung cấp thông tin, tài liệu, căn cứ xác định việc bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc quyền, lợi ích hợp pháp khác là xác thực và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu đã cung cấp. Đông thơi tuân thủ yêu cầu mà cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ đưa ra có liên quan đến công tác bảo vệ; không được tiết lộ biện pháp bảo vệ cho người khác biết.
Thanh tra Chinh phu khăng đinh phương án trên se góp phần hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tố cáo, khuyến khích người tố cáo đúng sự thật. Với các quy định này, người dân sẽ tích cực, dũng cảm tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là tố cáo các vụ việc tiêu cực, tham nhũng; hạn chế, loại trừ những vụ việc người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập.
"Việc quy định như trên và việc tổ chức thực hiện tốt sẽ dẫn đến hạn chế các đơn thư, tố cáo nặc danh, mạo danh gây dư luận xấu trong các cơ quan, tổ chức"- cơ quan nay ky vong.
Công khai kêt luân nôi dung tô cao
Thanh tra Chinh phu kiên nghi công khai kết luận nội dung tố cáo nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận thông tin về giải quyết tố cáo. Viêc công khai phải dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện của từng trường hợp cần công khai.
Tuy nhiên, trên thực tế không ít kết luận giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo có nội dung rất quan trọng và nhạy cảm, nếu công bố công khai cho tất cả các đối tượng sẽ dẫn đến hậu quả rất phức tạp về chính trị, kinh tế, xã hội. Do đó, Thanh tra Chinh phu nhin nhân công khai với đối tượng nào, nội dung nào cần hết sức thận trọng. Dự thảo luât đê xuât kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải được công khai nhưng trừ những nội dung trong kết luận, quyết định thuộc bí mật nhà nước hoặc những nội dung có hại cho người tố cáo.
Việc quy định cụ thể, chi tiết về công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo trong dự thảo luật sẽ có tác động rất tích cực đến cả người bị tố cáo, người tố cáo và toàn xã hội. Đối với người tố cáo, các quy định trên giúp họ biết rằng việc thực hiện hành vi tố cáo đúng có tác dụng tốt trong cuộc đấu tranh bài trừ các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước và làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Hành vi của họ được nhà nước tôn trọng và xã hội đồng tình ủng hộ.
Đối với xã hội, việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo sẽ có tác động tốt tới dư luận, tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội đối với việc giải quyết tố cáo khách quan, kịp thời, đúng pháp luật; phê phán, lên án những hành vi vi phạm pháp luật, hành vi quan liêu tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất va tạo thêm niềm tin và sự quyết tâm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
"Đối với người bị tố cáo, các quy định trên có tác động trực tiếp đến thái độ, hành vi của họ nếu họ đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tạo điều kiện để tự sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm. Đo cung là cơ hội để được minh oan, được khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp nếu việc họ bị tố cáo là sai sự thật"- Thanh tra Chinh phu nêu ro.
Thê Kha
Theo Danviet
Xóa "chức" nguyên Bộ trưởng với ông Vũ Huy Hoàng: Cắt giảm nhiều chế độ? Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, sau khi bị xoá chức danh nguyên Bộ trưởng, tiền lương hưu cũng như những chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội đã đóng suốt thời gian công tác trước đó của ông Vũ Huy Hoàng không có gì thay đổi; còn các chế độ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết...