Vụ Triều Tiên phóng SLBM gây trở ngại cho đàm phán hạt nhân với Mỹ
Cựu đặc phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên nhận định vụ thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) của Bình Nhưỡng đã làm tiêu tan cơ hội đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Washington.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: WSJ)
Cựu đặc phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên, ông Joseph Yun ngày 14/10 nhận định, vụ thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) của Bình Nhưỡng đã làm tiêu tan cơ hội đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Washington tại Thụy Điển hồi đầu tháng.
Ông Joseph Yun, người vẫn giữ chức vụ đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên cho tới đầu năm ngoái, đã đưa ra phát biểu trên tại một hội nghị chuyên đề do Viện Nghiên cứu Triều Tiên thuộc Đại học George Washington chủ trì, sau khi cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa Mỹ-Triều cấp chuyên viên mới đây sụp đổ tại Stockholm hôm 5/10.
Theo ông Yun, việc phóng một SLBM chỉ 3 ngày trước khi diễn ra các cuộc gặp là một trong 2 “sai lầm” của Triều Tiên trước thềm đàm phán. Ông Yun đánh giá: “Phái đoàn Mỹ tới đó vì phía Mỹ đã nhiều lần công khai yêu cầu tổ chức cuộc gặp. Để tới đó đã đủ tồi tệ…sau khi (Bình Nhưỡng) thể hiện sức mạnh qua vụ phóng SLBM. Nhưng để tới đó rồi trở về với một vài đề nghị mờ nhạt sẽ không có lợi gì cho họ.”
Ông Joseph Yun nhận định, sai lầm thứ hai của Triều Tiên là nghĩ rằng sự ra đi hồi tháng trước của cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton mang quan điểm diều hâu ra khỏi chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ giúp Washington có giọng điệu mềm mỏng hơn về phi hạt nhân hóa.
Ông Yun khẳng định: “Đây quả là một Triều Tiên điển hình. Tôi nghĩ họ muốn được công nhận vì đã làm cho ông John Bolton bị sa thải, song John Bolton bị sa thải vì nhiều lý do-và có lẽ điều quan trọng nhất là Tổng thống Trump không thích ông ta”. Theo ông Yun, Tổng thống Trump và Bolton bất đồng về Iran, Taliban, Afghanistan, và “có thể một ít về Triều Tiên,” song rõ ràng, “John Bolton ra đi không có nghĩa là lập trường của Mỹ đã thay đổi hoàn toàn.”
Video đang HOT
Ông Yun cho rằng một thỏa thuận tạm thời có thể khả thi trong vòng 6-12 tháng tới, điều này sẽ mở đường cho một Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Thỏa thuận này có thể bao gồm đề nghị của Triều Tiên dỡ bỏ cơ sở hạt nhân chính Yongbyon, đi kèm với các biện pháp phi hạt nhân hóa khác như đóng băng các hoạt động thử và sản xuất vật liệu hạt nhân.
Về phía Mỹ, thỏa thuận có thể bao gồm dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt, hỗ trợ nhân đạo và một tuyên bố chính trị chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, cùng với các biện pháp khác. Ngoài ra, ông Yun cũng gợi ý Tổng thống Trump sẽ bằng lòng với hiện trạng miễn là Triều Tiên không vượt quá 2 “giới hạn đỏ” – thử hạt nhân và thử tên lửa đạn đạo liên lục địa. Một trong hai hoạt động này đều có thể dẫn tới “những hậu quả nghiêm trọng”./.
Theo (Vietnam )
Công ty du lịch 178 tuổi của Anh phá sản, hàng trăm nghìn du khách mắc kẹt
Tuyên bố phá sản của công ty du lịch Anh 178 năm tuổi, Thomas Cook, khiến kế hoạch du lịch của hàng trăm nghìn khách hàng rơi vào hỗn loạn.
Vài phút sau khi nhà điều hành tour du lịch hàng đầu xứ sương mù nộp đơn thanh lý tài sản rạng sáng 23/9 (giờ Việt Nam), khách du lịch lên Twitter và các nền tảng truyền thông xã hội trút giận và tìm kiếm sự giúp đỡ cho kế hoạch kỳ nghỉ và chuyến bay của họ.
Layton Roche, ở Bolton, Anh, cho biết mình và vợ sắp cưới đã sẵn sàng lên máy bay tới đảo Kos, Hy Lạp để tổ chức hôn lễ trọng đại. Anh tha thiết yêu cầu Thomas Cook giữ nguyên kế hoạch trong 24 giờ tới để thực hiện được sự kiện.
Hành khách tại điểm làm thủ tục check-in của Thomas Cook sau khi công ty thông báo phá sản. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên hồ sơ phá sản của công ty du lịch nổi tiếng nước Anh đã hủy bỏ tất cả các kỳ nghỉ và chuyến bay được đặt qua các đơn vị công ty. Theo SCMP, Vương quốc Anh có thể sẽ phải đối mặt với "nhiệm vụ hồi hương" lớn nhất lịch sử thời bình khi hàng trăm nghìn du khách bị mắc kẹt ở khắp nơi trên thế giới.
Trong khi công ty này cố gắng giải quyết các vấn đề nợ nần, khách du lịch và các nhà tổ chức tour đổ xô đến Cơ quan Hàng không Dân dụng Vương quốc Anh nhờ giúp đỡ để trở về nhà. Một số người lâm vào cảnh xui xẻo vì đã trả tiền khi thậm chí chưa bắt đầu chuyến đi.
Giám đốc điều hành công ty, ông Peter Fankhauser, cho biết vô cùng tiếc về việc đóng cửa. "Mặc dù nỗ lực lớn trong nhiều tháng và trải qua các cuộc đàm phán căng thẳng trong những ngày gần đây, chúng tôi không thể đảm bảo được một thỏa thuận để cứu doanh nghiệp của mình", ông nói. "Tôi biết rằng, kết cục này sẽ khiến nhiều người thất vọng và gây ra nhiều lo lắng, căng thẳng và gián đoạn."
(Ảnh: Reuters)
Khoảng 150.000 người Anh, 350.000 người nước ngoài, bị mắc kẹt trong các kỳ nghỉ liên quan đến Thomas Cook, theo The Financial Times.
Mô tả kế hoạch "hồi hương" cho các khách hàng của Thomas Cook, Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps cho biết, hàng chục máy bay, từ những nơi xa như Malaysia, đã được thuê để chở khách hàng về nhà miễn phí. Ông cho biết hàng trăm người đang túc trực các trung tâm tổng đài và trung tâm điều hành sân bay để hỗ trợ khách hàng.
"Đây là nhiệm vụ khổng lồ, nhiệm vụ hồi hương thời bình lớn nhất trong lịch sử Vương quốc Anh. Vì vậy, chắc chắn sẽ có vấn đề và sự chậm trễ", ông nói.
Một cuộc diễn tập "hồi hương" sau sự sụp đổ của hãng hàng không Monarch Airlines năm 2017 đã tiêu tốn của chính phủ Anh khoảng 60 triệu bảng. Vụ của Thomas Cook lớn hơn nhiều và có thể sẽ tốn kém hơn. Các chuyến bay hồi hương chỉ dành cho hành khách có chuyến đi bắt đầu ở Anh. Theo CNN, những người chỉ đặt khách sạn mà không đặt các gói bao gồm chuyến bay qua Thomas Cook sẽ phải tự chi trả hóa đơn.
Nhiều khách du lịch bày tỏ sự thất vọng với việc thiếu thông tin trên phương tiện truyền thông xã hội, một số khách hàng khác tìm cách để được hoàn tiền.
Một khách du lịch người Anh kể với BBC, khu nghỉ mát bãi biển Les Orangers ở thị trấn Hammamet của Tunisia, yêu cầu những vị khách sắp rời đi trả thêm tiền, vì sợ Thomas Cook sẽ không trả những gì mà họ nợ. Nhiều khách du lịch đã từ chối yêu cầu này, vì họ đã thanh toán cho Thomas Cook, dẫn đến các nhân viên bảo vệ đóng cổng khách sạn và các cửa hàng không cho phép bất cứ ai rời đi.
"Giống như là bị bắt làm con tin vậy", ông Farmer nói. Ông dự định rời đi vào ngày 24/9.
Thomas Cook, khởi đầu vào năm 1841 với chuyến tham quan bằng xe lửa một ngày ở Anh, hiện hoạt động ở 16 quốc gia. Sự sụp đổ của hãng kết thúc nhiều tháng đàm phán với các nhà đầu tư do Tập đoàn Du lịch Fosun dẫn đầu.
Công ty Trung Quốc sở hữu chuỗi khu nghỉ dưỡng Club Med, đã đề xuất một khoản cứu trợ trị giá 1,1 tỷ USD để đổi lấy quyền kiểm soát các hoạt động tour du lịch của Thomas Cook, và số cổ phần thiểu số trong hãng hàng không của họ. Tuần trước, Thomas Cook cho biết họ cần thêm 200 triệu bảng Anh (250 triệu USD) nữa.
Thủ tướng Anh Boris Johnson, cho biết chính phủ Anh đã đúng khi không bảo lãnh cho công ty này, cho rằng các công ty du lịch nên làm nhiều hơn để đảm bảo họ không sụp đổ. "Chúng ta cần xem xét các cách thức mà các công ty lữ hành bằng cách này hay cách khác có thể tự bảo vệ mình khỏi những vụ phá sản như vậy trong tương lai"- ông Johnson nói.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Phát hiện hai hầm ngầm bí ẩn tại cơ sở hạt nhân Triều Tiên Hai cơ sở ngầm vưa đươc phat hiên tai tổ hợp hạt nhân Yongbyon cua Triêu Tiên ngay 19/9, theo trang giam sat Triêu Tiên 38 North. Phân tích hình ảnh vệ tinh của chuyên gia Frank V. Pabian đăng trên trang 38 North ngày 19/9 tiết lộ rằng hai khu phức hợp dưới lòng đất, nằm ở phía đông và đông nam...