Vụ trao nhầm con 42 năm trước: Khó truy cứu trách nhiệm
Luật sư Nguyễn Anh Thơm Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, khó truy cứu trách nhiệm trong vụ trao nhầm con 42 năm trước.
Mới đây, bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (64 tuổi, ngụ Hà Nội) cho biết cách đây 42 năm, bà Hạnh chuyển dạ và sinh con tại nhà hộ sinh quận Ba Đình. Sau khi sinh vì thiếu sữa nên nửa ngày sau bà mới được bế con.
Tuy nhiên, nữ y tá tại đây đã trao cho bà đứa trẻ số 32 (trong khi bà Hạnh mang số 33). Biết y tá đã trao nhầm con, bà Hạnh nói ngay nhưng được y tá giải thích là lúc tắm số 33 bị mờ nên nhìn thành 32.
Ảnh minh họa.
Linh cảm người mẹ mách bảo, bà Hạnh nhờ các y bác sĩ của nhà hộ sinh quận Ba Đình tìm lại đứa trẻ số 33, nhưng không ai tìm được. Bà Hạnh bế con về và sống trong sự gièm pha của nhiều người hàng xóm.
Khi thông tin về sự việc xuất hiện, nhiều người đặt câu hỏi về việc có thể xử lý về mặt pháp luật hay không.
Khó xử lý về mặt pháp luật
Nhưng, từ thực tế cho thấy sẽ khó có thể xử lý được về mặt pháp luật.
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, về mặt khách quan: Vụ việc xảy ra vào thời điểm năm 1974 khi cả nước đang trong thời kỳ chiến tranh chuẩn bị giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Trong điều kiện hoàn cảnh xã hội cũng như pháp luật Việt Nam thời kỳ đó còn rất nhiều khó khăn và chưa hoàn thiện.
Việc trao nhầm cháu bé đã xảy ra cách đây 42 năm tại Nhà hộ sinh quận Ba Đình đến nay trải qua các giai đoạn lịch sử nên việc lưu giữ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc là khó có thể còn. Nhiều cán bộ y tế trực tiếp làm có thể đã già yếu, chết,.. Mặt khác, hồ sơ cán bộ thời điểm đó có thể không còn lưu giữ,…
Video đang HOT
Trường hợp nếu có xác định được cán bộ trao nhầm cháu bé thời điểm đó cũng khó xử lý vì cơ chế giải quyết theo Pháp luật lúc đó là không có qui định xử lý. Rất khó để hồi tố giải quyết vụ việc cách đây đã 42 năm.
Nếu vụ việc xảy ra trong thời điểm hiện nay thì sẽ có nhiều cơ chế giải quyết và xử lý theo qui định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp trao nhầm con thì tùy theo tính chất, mức độ, động cơ, mục đích hành vi vi phạm mà người trực tiếp để xảy ra việc trao nhầm lẫn trẻ sơ sinh sẽ bị xem xét để xử lý trách nhiệm theo qui định của pháp luật.
Nếu cơ quan điều tra xác định hành vi đó được thực hiện với lỗi cố ý thì sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 120 BLHS 1999 với khung hình phạt thấp nhất từ 3-10 năm tù và cao nhất từ 10 – 20 năm hoặc tù chung thân.
Nếu hành vi trao nhầm con do cán bộ chăm sóc y tế được thực hiện do lỗi vô ý thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật và Cơ sở y tế phải bồi thường theo qui định của pháp luật.
Về chủ quan, trình độ chuyên môn và công tác quản lý của các Bệnh viện, cơ sở chăm sóc y tế những thập niên 70 thế kỷ XX là rất hạn chế.
Sự việc xảy ra, có thể do lỗi vô ý của một cá nhân do chủ quan.
Quan trọng phải xác đinh được cán bộ trực tiếp xảy ra vụ việc để làm căn cứ làm rõ việc trao nhầm cháu bé. Nếu không xác đinh được cán bộ đó thì cũng khó có căn cứ xác định trách nhiệm của Nhà hộ sinh Ba Đình cũng như bản chất sự việc đó để giải quyết.
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, đây là vụ việc hy hữu xảy ra trong xã hội Việt Nam từ trước đến nay.
Dù không phải là mẹ sinh ra nhưng trên thực tế đã phát sinh mối quan hệ cha mẹ và con cái được pháp luật công nhận bảo hộ. Nếu gia đình có mong muốn tìm ra sự thật thì có nhiều giải pháp để thực hiện ý nguyện của mình hơn là để quy trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức đã để xảy ra sự việc cách đây 42 năm.
Hiện nay khi mà các phương tiện truyền thông đã rất phát triển thì việc tìm ra sự thật sẽ có nhiều thuận lợi. Chúng ta có thể thông qua các phương tiện truyền thông như mạng xã hội, truyền hình thực tế, các chương trình phát thanh,… đây là những kênh thông tin rất hiệu quả. Ví dụ như chương trình truyền hình “Như chưa hề có cuộc chia ly”
Bài học lớn cho các cơ sở chăm sóc y tế
Đây là câu chuyện để cho chúng ta rất nhiều cảm xúc không chỉ là những người trong cuộc. Dù là bị nhận nhầm con và dưới sự gièm pha của dư luận và xã hội nhưng bà Nguyễn Thị Mai Hạnh vẫn hết mực yêu thương người con gái bị trao nhầm như con con đẻ của mình sinh ra. Công sức chăm lo cho con từ khi sinh ra đến khi khôn lớn mới là điều quan trọng nhất.
Qua vụ việc này cũng là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý trong lĩnh vực liên quan đến sinh sản tại các cơ sở chăm sóc y tế. Chúng ta phải hết sức thận trọng, thực hiện đúng qui trình quản lý chăm sóc các cháu bé khi sinh ra. Chỉ cần chủ quan, sơ ý từ cái nhỏ nhất trong nghiệp vụ thì hậu quả xảy ra sẽ khôn lường và ảnh hưởng cả cuộc đời gia đình sản phụ.
Hiện tại nếu bố mẹ mà có nghi ngờ rằng y tá đánh tráo con thì có thể đến các cơ sở y tế giám định AND xác định. Nếu có trường hợp trao nhầm thì có thể giải quyết kịp thời nhanh chóng tìm lại, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra như trên.
Ngoài ra, nếu phát hiện có dấu hiệu cán bộ chăm sóc đánh tráo trẻ sơ thì có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan Công an xử lý và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo qui định của pháp luật.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Tài xế kéo lê CSGT: Vì sao bị khởi tố tội giết người?
Luật sư Lê Văn Kiên - Trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý cho biết, hành vi kéo lê chiến sỹ Cảnh sát Giao thông như báo chí đăng tải có thể xử lý người vi phạm về tội giết người.
Tin tức báo Đời sống & Pháp luật đã đăng tải, sáng 12/12, tài xế Đoàn Văn Chuyên (24 tuổi, quê Hưng Yên) điều khiển xe tải di chuyển trên quốc lộ 5. Tới ngã tư Sài Đồng - Nguyễn Văn Linh (Hà Nội), ôtô của anh này va chạm với xe Toyota 4 chỗ.
Tài xế Chuyên kéo lê chiến sỹ CSGT.
Phát hiện sự việc, tổ công tác Đội 5 của Phòng CSGT Công an Hà Nội ra tín hiệu dừng phương tiện. Tuy nhiên, Chuyên vẫn tăng ga, kéo lê thượng úy Nguyễn Quốc Đạt trên đường.
Viên cảnh sát sau đó được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng gãy 3 xương sườn và bị chấn thương phần mềm. Cùng ngày, tài xế Chuyên đã tới Công an phường Phúc Đồng (Long Biên) trình diện.
Mới đây, tài xế xe tải kéo lê CSGT đã bị khởi tố tội "giết người". Luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý) cho biết, cơ quan điều tra khởi tố tội danh này là phù hợp.
Theo vị luật sư, đối với các trường hợp chống đối gây tai nạn cho các chiến sỹ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ thì tùy vào tính chất, mức độ vụ việc người vi phạm có thể bị xử lý hành chính về hành vi Chống người thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự.
Chuyên ý thức rất rõ về việc kéo lê chiến sỹ CSGT sẽ có khả năng rất cao gây ra cái chết cho nạn nhân mà vẫn cố tình thực hiện.
Theo đó, Luật sư Kiên khẳng định, người chống đối mà gây tai nạn cho các chiến sỹ cảnh sát giao thông sẽ bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ.
Phân tích cụ thể về tội danh, Luật sư Kiên cho biết, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:a) Phạm tội có tổ chức;b) Phạm tội nhiều lần; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm.
Giải thích về việc cơ quan chức năng khởi tố Chuyên với tội danh giết người, luật sư Kiên nêu quan điểm: Hành vi kéo lê chiến sỹ cảnh sát giao thông như báo chí gần đây đăng tải có thể xử lý người vi phạm về tội giết người. Bởi lẽ người thực hiện hành vi phạm tội đã ý thức rất rõ về việc kéo lê người khác trong gầm xe tải (nguồn nguy hiểm cao độ) sẽ có khả năng rất cao gây ra cái chết cho nạn nhân mà vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội.
Cùng quan điểm trên, Luật sư Hà Huy Phong - Giám đốc Công ty luật Inteco nhận định: Trường hợp này có thể khởi tố về tội giết người. Bởi theo lời khai thì tài xế Chuyên có hành vi cố ý dùng phương tiện nguy hiểm cao độ (ô tô) để gây thương tích cho chiến sỹ CSTG. Vì vậy việc truy tố về tội giết người là hợp lý.
Điều 9. Cố ý phạm tội Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra; 2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Mặt khác, hành vi của lái xe ôtô đã cùng một lúc xâm hại đến 2 khách thể Bộ luật hình sự điều chỉnh đó là: Hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, làm giảm hiệu lực quản lý của cơ quan bảo vệ pháp luật. Cụ thể trong vụ án này Người thi hành công vụ là chiến sỹ cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ theo qui định của pháp luật vì lợi ích chung (Tội chống người thi hành công vụ) Xâm phạm đến quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người (Tội cố ý gây thương tích)
Xuân Tùng (thực hiện)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ Tân Hiệp Phát: "Ông Minh đã có hành vi đe dọa, uy hiếp DN..." Đây là lời khẳng định của Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, khi trao đổi về tính pháp lý và bản chất vụ việc Võ Văn Minh cưỡng đoạt tài sản của công ty Tân Hiệp Phát. Tranh cãi về tính pháp lý Ngày 17/12, Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang chính thức xét xử vụ...