Vụ trao đổi con tin đang “làm khó” Quốc vương Jordan
Số phận của viên phi công Jordan bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bắt giữ đang buộc Quốc vương Abdullah phải cân nhắc kỹ càng việc tiếp tục tham gia liên minh quốc tế chống IS do Mỹ dẫn đầu.
Hiện chưa rõ số phận của viên phi công Kasaesbeh. (Ảnh: IB Times)
Viên phi công trẻ Muath al-Kasaesbeh đã trở thành tâm điểm của các nỗ lực ngoại giao quốc tế trong suốt hơn một tuần qua sau khi IS công bố đoạn băng yêu cầu chính quyền Jordan phải thả nữ tù nhân Iraq Sajida al-Rishawi. Theo AFP, al-Rishawi bị kết tội âm mưu đánh bom liều chết không thành và có liên quan đến các vụ đánh bom liều chết tại Jordan năm 2005 làm 60 người thiệt mạng.
Trong đoạn băng hình xuất hiện hôm 29/1, IS đã cho nhà báo Nhật Kenji Goto xuất hiện với tấm ảnh chụp Kasaesbeh trên tay, kèm theo thông điệp nói rằng viên phi công này sẽ bị sát hại nếu Sajida al-Rishawi không được thả trước lúc mặt trời lặn.
Trước yêu sách của IS, chính quyền Jordan khẳng định chỉ thả nữ tù nhân khủng bố nếu IS chứng minh được rằng phi công Kasaesbeh vẫn còn sống. Mặc dù cả chính phủ Jordan và Nhật Bản sau đó đã rất nỗ lực thương lượng với IS để giải cứu cả 2 con tin. Nhưng mọi nỗ lực đã đổ vỡ, nhà báo Goto đã bị IS sát hại hôm 31/1, khi hạn chót đã trôi qua.
Hành động tàn bạo của IS đang gây áp lực cho Quốc vương Jordan Abdullah phải nhanh chóng giải thoát cho phi công Kasaesbeh. Đồng thời, hành động của IS cũng tạo ra những ý kiến trái chiều về sự tham gia của Jordan trong liên minh quốc tế chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu.
Trong tuyên bố mới nhất, Quốc vương Abdullah kiên quyết bảo vệ chiến dịch của Mỹ, cho rằng những người Hồi giáo ôn hòa cần đứng lên chống lại những phần tử làm ô danh đạo Hồi. Theo Quốc vương, những lo lắng cho số phận của viên phi công đang đoàn kết người dân Jordan lại với nhau và nước này cần phải chiến thắng cuộc chiến chống khủng bố.
“Cuộc chiến hiện nay nằm trong thế giới Hồi giáo và đó là cuộc chiến của chúng ta”, Quốc vương Jordan khẳng định.
Video đang HOT
Biểu tình phản đối Jordan tham gia liên minh chống IS
Tuy nhiên, tại thị trấn Karak, quê hương của phi công Kasaesbeh, các thanh niên đã xuống đường biểu tình phản đối liên minh quốc tế chống khủng bố và yêu cầu Quốc vương phải rút khỏi liên minh này.
“Chúng ta không phải là kẻ thế mạng cho nước Mỹ”, một nhóm người biểu tình hét lên.
“Người dân sẽ đổ lỗi cho chính quyền và họ sẽ hỏi rằng tại sao chính quyền lại cử phi công Kasaesbeh tham gia cuộc chiến này”, một cựu quan chức của thị trấn Karak nói. Theo ông, “sẽ không có ai đổ lỗi cho IS về việc giết hại Kasaesbeh mà chỉ có thêm người ủng hộ lực lượng này nếu phi công Kasaesbeh chết”.
Theo giới phân tích, mặc dù áp lực từ các cuộc biểu tình có thể không đủ lớn để buộc Quốc vương Abdullah phải quyết định rút lui hoàn toàn, song cũng sẽ khiến ông phải cân nhắc giảm bớt vai trò tham gia trong liên minh này.
Đây là lần đầu tiên Jordan cử quân đội tham gia các chiến dịch không kích ở nước ngoài, thay vì chỉ cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ hậu cần.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Jordan những năm gần đây đang đẩy mạnh các chiến dịch chống khủng bố sau các vụ đánh bom tự sát tại một khách sạn ở thủ đô Anman năm 2005 làm 60 người thiệt mạng.
Trước đây, cha của Quốc vương Abdullah không tham gia liên minh quân sự của Mỹ chống nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein sau cuộc tấn công Kuwait năm 1990.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo dantri
IS ra thời hạn chót trao đổi con tin "trước khi mặt trời lặn"
Một đoạn băng ghi âm giọng nói được cho là của phóng viên Nhật Kenji Goto sáng sớm 29/1 cho biết, các tay súng Hồi giáo cực đoan IS sẽ sát hại con tin nếu chính quyền nước này không thả nữ khủng bố Sajida al-Rishawi "trước khi mặt trời lặn" hôm nay.
IS ra thời hạn trao đổi nữ khủng bố Sajida al-Rishawi (phải) lấy phóng viên Goto tới trước khi mặt trời lặn ngày 29/1 (Ảnh: AP)
Theo tờ Telegraph của Anh, đoạn ghi âm này được đăng tải trên Youtube sáng sớm nay 29/1, nhưng chưa thể kiểm chứng độc lập.
Một người phát ngôn của văn phòng thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết nước này đang phân tích đoạn ghi âm mới nhất này.
"Tôi là Kenji Goto. Đây là tin nhắn thoại tôi được yêu cầu gửi tới quý vị. Nếu Sajida al-Rishawi không được sẵn sàng trao đổi cho sinh mạng của tôi tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trước khi mặt trời lặn ngày thứ Năm, 29/1 theo giờ Mosul, phi công người Jordan Muath al-Kasaesbeh sẽ bị sát hại ngay lập tức", đoạn ghi âm cho biết.
Những ngày qua, cả chính phủ Nhật và Jordan đều đã chịu áp lực từ dư luận trong nước trong việc đáp ứng các yêu sách của nhóm Hồi giáo cực đoan nhà nước Hồi giáo (IS).
Rishawi là một kẻ khủng bố cấp cao, từng tham gia vào một vụ đánh bom liều chết tại thủ đô Amman của Jordan năm 2005, khiến 60 người thiệt mạng, trong đó có 3 kẻ tấn công. Bản thân Rishawi bị bắt sống do khối thuốc nổ nữ khủng bố này mang theo gặp trục trặc.
"Jordan sẵn sàng thả tù nhân Sajida al-Rishawi nếu phi công người Jordan, Moaz al-Kasaesbeh được trả tự do và tính mạng được đảm bảo", Bộ trưởng thông tin Jordan Mohammed al-Momani khẳng định trong ngày 28/1.
Trong khi đó chính phủ Nhật từ chối bình luận về những trì hoãn vừa qua. "Chúng tôi hy vọng rằng hai nước có thể cùng chung tay hiện thực hóa việc đưa phi công người Jordan và ông Goto trở về quê nhà an toàn với những nụ cười", Yasuhide Nakayama, thứ trưởng ngoại giao Nhật, người đã bay tới Amman để phụ trách việc đàm phán của phía Nhật cho biết.
Theo Telegraph, yêu cầu ban đầu của IS là trao đổi con tin Goto lấy Rishawi đã bị phía Jordan từ chối, bởi chính quyền Amman yêu cầu phi công Kasaesbeh cũng phải được trả tự do. Tuy vậy, IS lại không chấp thuận yêu cầu này.
Quá trình đàm phán vẫn tiếp diễn trước khi thông báo mới nhất của IS được đưa ra.
Một trong những lí do dẫn tới trì hoãn có khả năng là việc chính phủ Jordan yêu cầu có bằng chứng cho thấy phi công Kasaesbeh vẫn còn sống.
Tối 28/1, IS đã tung ra một đoạn video cho thấy trung úy Maaz al-Kassasbeh còn sống.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ Telegraph
Jordan tiếp tục đề nghị trao đổi con tin với IS Jordan hôm nay tiếp tục đề nghị đổi nữ binh đánh bom khủng bố al-Qaeda lấy viên phi công của nước này đang bị Nhà nước Hồi giáo bắt giữ, gần một ngày sau khi nhóm IS tung đoạn video cho thấy con tin Nhật Bản thứ hai bị hành quyết. Người dân ngôi làng viên phi công Muath al-Kaseasbeh sinh sống tập...