Vụ tranh chấp tại chung cư 4S: Cư dân muốn giữ lại hồ bơi
Khi người của chủ đầu tư đến đập bỏ hồ bơi cũ, xây hồ bơi mới thì người của Ban Quản trị (BQT) chung cư 4S Riverside ra ngăn cản dẫn đến xô xát. Sau đó đại diện BQT chung cư cho biết, vì không muốn bị xáo trộn, cư dân muốn giữ nguyên hồ bơi cũ.
Trưa 26/12, đại diện Ban Quản trị (BQT) chung cư 4S Riverside đã có buổi gặp gỡ với báo chí để thông tin tiếp theo về vụ việc tranh chấp đang xảy ra tại chung cư với chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng Thành Trường Lộc.
Ông Trương Nhật Quang, Trưởng BQT chung cư 4S Riverside cho biết, hiện nay, giữa BQT và chủ đầu tư còn vướng vào một số tranh chấp như: vấn đề sở hữu chung và riêng (tầng hầm để xe, sân vườn), quỹ bảo trì. Chủ đầu tư khẳng định các hạng mục như tầng hầm để xe, sân vườn thuộc sở hữu của mình, trong khi đó, BQT nói rằng thuộc sở hữu chung. Về khoản tiền bảo trì hơn 3 tỷ đồng, do không giải quyết được nên BQT đã khởi kiện chủ đầu tư ra tòa để đòi lại số tiền này.
Cư dân chung cư 4S muốn giữ lại hồ bơi như hiện trạng
Ông Quang cũng nói rõ về công trình xây dựng hạng mục hồ bơi của chung cư 4S Riverside, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ xô xát chảy máu vào ngày 11/12. Hồ bơi hiện tại của chung cư nằm ở vị trí không đúng so với bản vẽ thiết kế ban đầu. Do đó, trước khiếu nại của cư dân, Sở Xây dựng TPHCM đã yêu cầu chủ đầu tư phải khắc phục các hạng mục sai phạm, trong đó có hồ bơi. Ngày 11/12, Thành Trường Lộc thuê người đến đập phá hồ bơi để xây lại hồ bơi mới theo yêu cầu của Sở Xây dựng thì xảy ra “hỗn chiến” với cư dân. Ông Quang khẳng định, BQT chưa hề có văn bản nào ngăn cản chủ đầu tư xây hồ bơi. BQT chỉ đồng ý cho chủ đầu tư vào sửa chữa khi có đầy đủ, rõ ràng phương án khắc phục và thời gian hoàn thiện.
Video đang HOT
“Đa số ý kiến của cư dân hiện nay muốn giữ nguyên hiện trạng hồ bơi vì không chỉ đúng với những gì chủ đầu tư quảng cáo khi bán dự án này mà cư dân cũng không muốn nơi mình ở bị đào xới lên làm xáo trộn cuộc sống”, ông Quang nói.
Đại diện BQT chung cư 4S cho rằng cơ quan chức năng đã thiếu trách nhiệm trong quá trình giải quyết vụ việc
Cũng theo ông Quang, nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp xảy ra ở chung cư này kéo dài là do cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm giải quyết. Cụ thể, Phòng Đô thị Quận Thủ Đức, Thanh tra Sở Xây dựng TPHCM… chỉ cử những chuyên viên thiếu thẩm quyền đến nghe ngóng, ghi nhận. “Thái độ của họ không nghiêm túc, không đưa ra được chính kiến để xử lý, không phải là trọng tài, có quyền lực giải quyết”, ông Quang nói.
Trước sự việc nêu trên, ông Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thành Trường Lộc lại khẳng định rằng công ty mình “bi nhom ngươi Ban Quan tri tòa nha Chung cư 4S Bình Triệu ham hai băng thu đoan vu khống thâm đôc, dai dẳng trên cơ sở vi phạm phap luât nhằm phục vụ danh và lợi riêng”. Cho rằng mình bị vu khống, chủ đầu tư đã gửi đơn tố cáo và kêu cứu đến các cơ quan chức năng.
“Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng cần mở một cuộc điều tra ngọn ngành chi tiết, có kết luận rõ ràng về vụ việc”, ông Dũng nói.
Công Quang
Theo Dantri
Gian nan phân định biển Trung - Hàn
Trung Quốc đang đòi Hàn Quốc nhường một phần lớn vùng đặc quyền kinh tế trên Hoàng Hải, gồm cả bãi đá ngầm tranh chấp giữa 2 nước.
Tàu cá Trung Quốc kết lại với nhau để chống trả tàu tuần tra Hàn Quốc trong một đợt đụng độ ở Hoàng Hải - Ảnh: AFP
Tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, ngày 25.12 đưa tin tàu sân bay Liêu Ninh cùng nhiều chiến đấu cơ J-15 vừa tiến hành cuộc tập trận tại Bột Hải, tiếp giáp Hoàng Hải và gần bán đảo Triều Tiên. Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi trực tiếp chỉ huy cuộc diễn tập với mục tiêu tăng cường khả năng phối hợp hoạt động giữa chiến đấu cơ J-15 và tàu Liêu Ninh. Trong đó bao gồm các bài tập cất/hạ cánh trên tàu.
PLA Daily còn khoe từ đầu năm tới nay, tàu Liêu Ninh đã đạt được "bước tiến rõ rệt" trong việc nâng cao hiệu quả tác chiến. Số chiến đấu cơ đóng trên tàu Liêu Ninh và chuyến xuất kích hằng ngày từ tàu này đều tăng, nhưng PLA Daily không nói rõ chi tiết cụ thể.
Đáng chú ý, thông tin về cuộc tập trận được tung ra chỉ vài ngày sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân và người đồng cấp Hàn Quốc Cho Tae-yul không đạt được bước tiến nào trong quá trình đàm phán về phân định vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của hai bên còn chồng lấn ở Hoàng Hải.
Trong cuộc hội đàm diễn ra ở Seoul, phía Trung Quốc yêu cầu Hàn Quốc nhường phần lớn EEZ của nước này ở Hoàng Hải cho Bắc Kinh, theo tờ The Telegraph. Lập trường của Hàn Quốc là vùng chồng lấn sẽ được chia đều bằng một giới tuyến nằm ngay giữa Hoàng Hải theo đúng quy chuẩn quốc tế. Trong khi đó, Bắc Kinh đề xuất một đường phân định lấn hẳn sang phía đông Hoàng Hải, gần bờ biển nước láng giềng hơn. The Telegraph dẫn lời các quan chức Seoul tham gia hội đàm cho hay đoàn Trung Quốc đưa ra lập luận là nước này rộng lớn hơn, dân số đông hơn và bờ biển dài hơn Hàn Quốc.
Cũng theo đề xuất nói trên thì bãi đá ngầm đang tranh chấp Ieodo/Tô Nham Tiêu ở phía nam Hoàng Hải sẽ thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Đá ngầm này nằm cách đảo cực nam của Hàn Quốc Marado 149 km về phía tây nam, nhưng cách đảo gần nhất của Trung Quốc là Đồng Đảo tới 247 km về phía đông bắc. Hồi năm 2013, quan hệ song phương từng lâm vào giai đoạn căng thẳng dâng cao sau khi Hàn Quốc xây một trạm nghiên cứu hải dương trên Ieodo/Tô Nham Tiêu.
Sau khi hội đàm kết thúc, Thứ trưởng Hàn Quốc Cho Tae-yul cho biết hai bên sẽ tiếp tục tiến hành đàm phán, nhưng thừa nhận quá trình phân định sẽ "khó khăn và kéo dài". Quan hệ Hàn Quốc - Trung Quốc đang trong thời kỳ hợp tác rất tốt đẹp nhưng tranh chấp ở Hoàng Hải vẫn luôn là "hòn đá tảng" giữa hai bên. Cuộc đàm phán mới nhất là lần đầu tiên song phương ngồi lại với nhau kể từ năm 2008 sau 14 vòng đàm phán kéo dài suốt 12 năm trước đó không mang lại kết quả nào, theo tờ The Korea Times.
Trong thời gian qua, Seoul đã nhiều lần phản ứng về tình trạng tàu cá Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vùng biển Hàn Quốc để đánh bắt trái phép và có hàng trăm tàu bị bắt mỗi năm, theo Yonhap. Chưa hết, mỗi khi bị lực lượng tuần duyên Hàn Quốc (KCG) truy quét, thuyền viên Trung Quốc thường dùng vũ khí chống trả dẫn đến đụng độ chết người, chẳng hạn như vụ một thuyền trưởng Trung Quốc đâm 2 nhân viên KCG khiến 1 người chết và 1 người bị trọng thương hồi năm 2011.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Nổ súng trong vườn thanh long đang tranh chấp Xô xát xảy ra trong khi tranh chấp vườn thanh long rộng gần 20 ha khiến nhóm bảo vệ nổ súng để thị uy, còn những người chiếm giữ vườn thanh long dùng bom xăng để chống lại nhóm bảo vệ. Ảnh minh họa: AFP Chiều 23.12, đại tá Lê Trung Thu, Trưởng công an H.Bắc Bình (Bình Thuận) cho biết rạng sáng...