Vụ tống tiền ly kỳ: Kẻ chủ mưu bị đề nghị 17-18 năm tù
Lê Xuân Hoàng – kẻ được cho là chủ mưu, giữ vai trò tổ chức, dàn dựng kịch bản quay clip 2 Phó Chủ tịch thị xã Nghi Sơn nhận tiền rồi đòi 25 tỷ đồng, bị Viện kiểm sát đề nghị mức án 17-18 năm tù.
Ngày 22/12, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phiên xét xử vụ “Cưỡng đoạt tài sản”.
Đại diện viện kiểm sát (VKS) nhân dân tỉnh Thanh Hóa xác định bị cáo Lê Xuân Hoàng giữ vai trò là người tổ chức; các bị cáo Hưng, Sính, Ân, Tài, Đạt mặc dù không biết số tiền Lê Xuân Hoàng cưỡng đoạt là bao nhiêu, tuy nhiên, tất cả đều chung ý chí, giúp sức cho Lê Xuân Hoàng thực hiện hành vi vi phạm.
Bị cáo Hoàng bị Viện kiểm sát đề nghị 17-18 năm tù.
Do vậy, VKS giữ nguyên quan điểm truy tố tại cáo trạng. Với những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ của các bị cáo, VKS đề nghị tuyên bị cáo Hoàng 17-18 năm tù; Nguyễn Quốc Hưng 30-36 tháng tù giam; Lê Trần Sính 36-42 tháng tù giam; Phạm Văn Ân 24-30 tháng tù giam; Lê Doãn Tài 24-30 tháng tù giam; Lê Trần Tiến Đạt 30-36 tháng tù giam.
Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại vụ án vì cho rằng nhiều tình tiết chưa được làm rõ và chưa được điều tra như: Hoàng khai khi bị bắt có thu giữ trong người ví, đồng hồ. Trong ví có một số đồ vật như 2 USB chứa tài liệu liên quan đến vụ án nhưng không được công bố.
Cần làm rõ 2 bức thư tống tiền do luật sư nhận định có dấu hiệu của sự tạo dựng; người đưa video ông Tùng nhận hối lộ lên YouTube tại sao chưa điều tra, trong khi clip quay cảnh nhận tiền của hai phó chủ tịch thị xã chỉ có Hoàng, Hưng, 2 nhà báo, và ông Thịnh, lãnh đạo UBND thị xã Nghi Sơn…
Toàn cảnh phiên xét xử.
Đặc biệt, nạn nhân là ông Trương Bá Duyên bị quay clip khi nhận tiền, luật sư cũng cho rằng việc nhận tiền của ông Duyên đã cấu thành tội nhận hối lộ nhưng ra tòa lại bao biện bị thôi miên. Bị thôi miên mà trong clip còn thể hiện nhận đàng hoàng và bắt tay. Điều này, luật sư khi tranh tụng cũng yêu cầu cần phải làm rõ.
Video đang HOT
Ngày hôm nay 23/12, phiên tòa tiếp tục diễn ra.
Theo cáo trạng, Lê Xuân Hoàng và Nguyễn Quốc Hưng từng học cùng khóa với nhau tại Học viện An ninh (Bộ Công an). Sau khi ra trường, dù công tác ở các vị trí khác nhau nhưng vẫn giữ liên lạc. Năm 2007, Lê Xuân Hoàng bị Tổng cục An ninh (Bộ Công an) kỷ luật với hình thức “Tước danh hiệu Công an nhân dân”. Còn Nguyễn Quốc Hưng vì lý do cá nhân nên cuối năm 2017 đã xin ra khỏi ngành công an.
Sau Tết Nguyên đán 2020, Hưng nhờ Lê Xuân Hoàng tìm giúp việc làm ở huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) – Thanh Hóa. Sau đó, Hoàng nói có công việc đơn giản mà nhanh có tiền là giả danh chủ doanh nghiệp tới phòng lãnh đạo thị xã Nghi Sơn biếu tiền, quà rồi lén quay lại clip để tống tiền.
Sau đó, Hoàng lên kịch bản cùng bạn đi “tống tiền” lãnh đạo thị xã. Lê Xuân Hoàng chuẩn bị công cụ, phương tiện, chỉ đạo Hưng đóng vai chủ doanh nghiệp đến UBND thị xã Nghi Sơn gặp lãnh đạo, tạo lý do đưa tiền, quà và bí mật dùng thiết bị quay lén cảnh nhận tiền về đưa cho Lê Xuân Hoàng làm căn cứ viết thư đe dọa, tống tiền.
Vụ án này được xác định có 6 bị cáo liên quan gồm: Lê Xuân Hoàng (chủ mưu), Nguyễn Quốc Hưng, Lê Trần Sính, Lê Trần Tiến Đạt, Lê Doãn Tài, Phạm Văn Ân; tất cả cùng trú tại tỉnh Thanh Hóa.
Hai bị hại bị tống tiền 25 tỷ đồng là ông Hồ Đình Tùng và ông Trương Bá Duyên, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn (hồi tháng 5/2020). Ông Tùng vừa bị TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt 30 tháng tù liên quan tới tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”, còn ông Trương Bá Duyên, hiện là Phó Bí thư Thường trực thị xã Nghi Sơn.
Ly kỳ vụ án cựu công an tống tiền hai phó chủ tịch thị xã
Lên kịch bản quay video hai phó Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) nhận tiền, sau đó 2 cựu công an nhờ phóng viên đến "rung", hòng cưỡng đoạt số tiền 25 tỷ đồng.
Giả danh chủ doanh nghiệp đưa hối lộ
Lê Xuân Hoàng (SN 1978, trú tại xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa) và Nguyễn Quốc Hưng (SN 1979, trú tại phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa) từng học cùng khóa với nhau tại Học viện An ninh (Bộ Công an).
Sau khi ra trường, dù công tác ở các vị trí khác nhau nhưng vẫn giữ liên lạc. Năm 2007, Lê Xuân Hoàng bị Tổng cục An ninh (Bộ Công an) kỷ luật với hình thức "Tước danh hiệu Công an nhân dân", còn Nguyễn Quốc Hưng vì lý do cá nhân nên cuối năm 2017 đã xin ra khỏi ngành công an.
Sau khi không thực hiện được hành vi tống tiền, các đối tượng đã tung đoạn clip hình ảnh ông Hồ Đình Tùng nhận tiền để bôi nhọ, hạ uy tín (Ảnh: cắt từ clip).
Sau Tết Nguyên đán 2020, Hưng nhờ Lê Xuân Hoàng tìm giúp việc làm ở huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa).
Mới đây, trong một vụ án khác, ông Hồ Đình Tùng bị tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đưa ra xét xử về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích cá nhân" và lĩnh mức án 30 tháng tù giam. Thời điểm phạm tội, bị cáo Hồ Đình Tùng đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Nghi Sơn.
Sau đó, Hoàng nói có công việc đơn giản mà nhanh có tiền là giả danh chủ doanh nghiệp tới phòng lãnh đạo thị xã Nghi Sơn biếu tiền, quà rồi lén quay lại clip để tống tiền.
Hoàng lên kịch bản, chuẩn bị công cụ, phương tiện, chỉ đạo Hưng đóng vai chủ doanh nghiệp đến UBND thị xã Nghi Sơn gặp lãnh đạo, tạo lý do đưa tiền, quà và bí mật dùng thiết bị quay lén cảnh nhận tiền về đưa cho Lê Xuân Hoàng làm căn cứ viết thư đe dọa, tống tiền.
Giữa tháng 5/2020, Hoàng phân công Lê Trần Tiến Đạt (là họ hàng cùng quê) 3 lần điều khiển ô tô chở Hưng từ thành phố Thanh Hóa tới UBND thị xã Nghi Sơn, vào phòng làm việc của hai phó chủ tịch thị xã là ông Hồ Đình Tùng và ông Trương Bá Duyên.
Tại đây, Hưng giới thiệu là Phong, Giám đốc Công ty Trang Phong, ở thành phố Thanh Hóa đến nhờ giúp đỡ cho doanh nghiệp vào đầu tư các dự án; xin khai thác các mỏ đất ở xã Bình Minh; xin tạo điều kiện cho doanh nghiệp đấu thầu... rồi đưa tiền, quà và bí mật dùng thiết bị quay lén.
Tổng cộng Hưng đưa cho ông Hồ Đình Tùng 30 triệu đồng; ông Trương Bá Duyên 1 lạng cao động vật, 15 triệu đồng và 1.000 USD.
Có được video ghi lại cảnh 2 lãnh đạo nhận tiền, Hoàng soạn thư có nội dung đe dọa, yêu cầu ông Hồ Đình Tùng phải chi 5 tỷ đồng, ông Trương Bá Duyên phải chi 20 tỷ đồng nếu không sẽ phát tán các video lên mạng xã hội.
Lôi kéo 2 phóng viên cùng giúp sức
Ngày 16/5/2020, Đạt điều khiển ô tô chở Lê Trần Sính (người cùng quê, anh em họ với Hoàng) và Hoàng đến nhà 2 lãnh đạo trên để gửi thư tống tiền.
Các đối tượng trong vụ án (Ảnh: Công an Thanh Hóa).
Sau đó, Hoàng đưa USB chứa dữ liệu video quay lén và đơn nặc danh tố cáo ông Hồ Đình Tùng nhận tiền "bôi trơn" của doanh nghiệp cho Phạm Văn Ân, phóng viên một tờ tạp chí, đồng thời nhờ Ân dùng sức mạnh báo chí để "rung", "dọa" khiến các bị hại lo sợ ảnh hưởng đến vị trí công tác mà phải đưa tiền như yêu cầu trong thư tống tiền.
Phạm Văn Ân đã trao đổi lại nội dung cho Lê Doãn Tài, một phóng viên khác biết và cùng tham gia. Theo chỉ đạo của Hoàng, nhiệm vụ của Ân và Tài là dùng sức mạnh của báo chí để "rung", "dọa" các bị hại theo kịch bản của Lê Xuân Hoàng đã vạch ra.
Nếu các bị hại đồng ý giao tiền theo thư yêu cầu thì xem xét bỏ qua, ngược lại sẽ để phóng viên viết bài đăng phản ánh tiêu cực và bôi nhọ uy tín của các lãnh đạo trước kỳ đại hội. Khi thực hiện hành vi này, cả hai phóng viên đều không biết số tiền mà Hoàng muốn chiếm đoạt của các bị hại.
Hoàng chỉ đạo Ân mua một va ly cùng Tài mang đến phòng ông Trương Bá Duyên. Khi vào phòng ông Duyên nói cho ông biết vừa đi từ phòng ông Tùng sang để ông Duyên nghĩ rằng ông Tùng đã giao tiền và làm theo.
Trong các buổi làm việc với 2 lãnh đạo, 2 phóng viên này thể hiện là đi xác minh, viết bài nhưng liên tục đưa ra các lời nói đầy ẩn ý để ông Trương Bá Duyên và Hồ Đình Tùng phải thực hiện theo nội dung thư tống tiền.
Tuy nhiên, trên thực tế ông Tùng không đồng ý hợp tác còn ông Duyên nhắc đến việc bị các đối tượng tống tiền, muốn tìm cách giải quyết êm đẹp, nhờ 2 phóng viên giúp đỡ chuyển valy cho đối tượng.
Phát hiện việc bị lộ, hai phóng viên từ chối nhận tiền và thông báo cho Hoàng biết. Ngay sau đó, các đối tượng đăng tải một đoạn clip có hình ảnh ông Tùng mà chúng quay lén lên mạng để bôi nhọ, hạ uy tín bị hại.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa, trong vụ án này Lê Xuân Hoàng giữ vai trò người tổ chức (chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm); Nguyễn Quốc Hưng và Lê Trần Sính giữ vai trò người thực hành trong vụ án; Lê Doãn Tài, Phạm Văn Ân và Lê Trần Tiến Đạt giữ vai trò là người giúp sức trong vụ án.
Vụ án "Cưỡng đoạt tài sản" 2 phó chủ tịch thị xã Nghi Sơn diễn ra vào hồi tháng 5/2020, gồm 6 bị can: Lê Xuân Hoàng (SN 1978), Nguyễn Quốc Hưng (SN 1979), Lê Trần Sính (SN 1974), Lê Trần Tiến Đạt (SN 1998), Lê Doãn Tài (SN 1985), Phạm Văn Ân (SN 1988). Vào ngày 8/10, vụ án được Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa lên lịch xét xử, tuy nhiên sau đó bị hoãn lại. Hiện vụ án vẫn chưa có quyết định xét xử lại.
Xét xử vụ sát hại Quân 'xa lộ': Võ Thùy Linh phủ nhận vai trò chủ mưu Tại phần xét hỏi chiều 14.12, bị cáo Võ Thùy Linh khai không biết Quân xa lộ và phủ nhận vai trò chủ mưu. "Có gì chị lo hết..." Ngày 14.12, Tòa Gia đình và Người chưa thành niên (TAND TP.HCM) xét xử sơ thẩm bị cáo Võ Thùy Linh (30 tuổi, cựu du học sinh Úc, kinh doanh tự do), Hồ Thanh...