Vụ TMV Cát Tường hé lộ thêm những góc khuất mặt trái
Một loạt động thái từ phía các cơ quan quản lý phản hồi lại nhiều câu hỏi của dư luận sau vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, phần nào cho thấy các cấp chức năng đã trực diện vấn đề dù có thể còn chưa đáp ứng hết được nỗi bức xúc của người dân.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì cuộc họp chiều 28/10 tại HN (ảnh: Chinhphu.vn)
Trong đó dư luận đặc biệt quan tâm và bày tỏ nhiều ý kiến đánh giá nhìn chung đã tích cực hơn với những việc làm cụ thể như: Hà Nội công khai 33 cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ (TMV) được cấp phép; Bộ trưởng Y tế chính thức trả lời về vụ TMV Cát Tường; và mới đây nhất là tại cuộc họp nóng chiều 28/10 do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền thừa nhận trách nhiệm của ngành trong việc đôn đốc thực hiện kiểm tra giám sát các cơ sở.
Một mặt ghi nhận những đóng góp to lớn của đội ngũ CBCNV ngành y với xã hội, cộng đồng và tiến trình phát triển đất nước, mặt khác người dân cả nước cũng tiếp tục chỉ rõ những điều có thể gọi là góc khuất nẻo của mặt trái mà có thể chính người trong ngành cũng có thể “chưa tỏ” hoặc không muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Tất cả cũng chỉ với mong muốn lớn nhất là xây dựng ngành y tế trong sạch, vững mạnh, được dân tin yêu và mến phục như sứ mệnh cao cả của ngành trị bệnh cứu người.
Dưới đây chúng tôi trích giới thiệu tiếp một số đóng góp của cả những độc giả tự giới thiệu là người trong hoặc ngoài ngành y, dù có thể những lời nói thẳng thường không dễ nghe, nhất là khi họ chất vấn lại cách lý giải vẫn bị cho là vòng vo, “đá bóng trách nhiệm”… của cơ quan chức năng liên quan như cấp phép, kiếm tra, giám sát…
Thợ lặn tìm kiếm xác nạn nhân vụ TMV Cát Tường (ảnh: Quang Phong)
“Theo dõi vụ việc này, là một bác sỹ trong ngành y, tôi xin chia sẻ và đề nghị các anh chị nhà báo nên đi sâu, làm rõ, làm quyết liệt vụ này giúp cho dân. Đó là mong báo chí, truyền hình nên xâm nhập sâu hơn nữa vào những mặt trái của nghề y trong xã hội hiện nay, cụ thể là:
1/. Theo tôi được biết, gần như tất cả các phòng khám tư nhân ở ngoài đều không đủ tiêu chuẩn (kiểu gì cũng thiếu so với qui định), nhưng lại được “bảo kê” và đều phải nuôi hệ thống bao gồm…gần như từ A tới Z.
2/. Hầu như các bệnh viện từ TW đến địa phương đều ít nhiều có vi phạm hoặc không đủ tiêu chuẩn, nhưng vẫn được “bao che” bởi hệ thống, việc này theo tôi là còn nguy hiểm hơn.
3/. Y đức: Bất kỳ ai tham gia công tác trong ngành y (từ y tá, điều dưỡng tới bác sỹ) chắc chắn phải hiểu rằng không có y đức thì đừng vào ngành y, người làm trong ngành y phải có y đức là đương nhiên. Vì vậy giới chức Bộ Y tế không cần phải khen có nhiều y bác sỹ tận tâm thế này thế kia, mà cần xem xét lại vì sao trong ngành y lại có nhiều cán bộ không còn y đức nữa như vậy… Cũng cần xem lại cả hệ thống luật pháp, chế tài….mà theo tôi, có lẽ vì điều kiện quá dễ dàng nên nhiều cán bộ ngành y mới tha hóa như vậy. Điều kiện đã giúp cho lòng tham vô đáy của họ nổi lên, họ kiếm tiền không biết mệt mỏi và quá dễ dàng!!!
Tôi nghĩ, đây là lúc mà tất cả quy định luật, chế tài của ngành y cần phải thay đổi và cần phải được thực hiện nghiêm túc. Giới chức các cấp cần chứng tỏ mình có khả năng thay đổi được hệ thống quản lý, chế tài của ngành… Đã đến lúc cán bộ ngành y cần tỏ rõ mình là những người thật sự có tài quản lý và có tâm đức, để thay đổi ngành y theo kịp đà phát triển của xã hội mới, phù hợp với điều kiện hiện nay” – Nguyen Thanh Cong: nguyentruongthanhcong@yahoo.sg
Video đang HOT
“Làm trong nghề thẩm mỹ, nói xin lỗi các vị chứ tôi biết không ít vị có lẽ lại còn mong xảy ra việc… Vì mỗi lần như thế này mới lại ra lập đội nọ đội kia, để đi và… nhận…” – Trần Sỹ Phong: transyphong@gmail.com
“Khi nghe các giới biện hộ, lúc nào cũng có 1 câu rập khuôn “do quá nhiều công việc …mà lực lượng lại quá thiếu” – Xin thưa quý vị rằng chẳng thiếu gì đâu mà chẳng qua là không làm đúng trách nhiệm vì lỡ đã… có gì trước đó, nên mới không kiểm tra hay làm đúng quy chuẩn ngành thôi. Đây là thực trạng của XH rồi, đâu đâu cũng có khiến lòng dân ngày càng oán giận nhiều hơn” – Trương Q. Huy: huyworlddn@yahoo.com
“Phường Đồng Tâm bé tẹo teo làm sao Phường không biết? Hãy xem lại các sổ theo dõi, kiểm tra của trạm y tế phường là biết ngay. Theo tôi, trong 6 tháng ít ra họ cũng đã quần nát các phòng khám, hiệu thuốc ở vùng đó rồi. Mà biển hiệu của TMV Cát Tường thì to tướng bắt mắt vậy, sở và phường sao không biết?” – Nguyễn Hữu Hùng: hoahung61@yahoo.com
“Tôi vẫn thấy thất vọng… Giá mà dân có thể thấy các vị đã tận tâm tận lực với dân như thế nào khi “lực lượng còn yếu, còn mỏng…” Đằng này, mỗi lần gặp những đứa bạn làm nhà nước, nghe chúng nó nói đi làm như đi chơi, đến pha vài ấm trà rồi về mà lại… ức chế quá!” – Anna: lontalonton@gmail.com
“Bộ Y tế nên cho thanh tra các nhà thuốc tây nữa, có nhà thuốc bán thuốc chui gần 1 năm nay mà vẫn hoạt động bình thường” – Nguyễn Thùy Linh: hailinhminh@yahoo.com.vn
“Về thực thi luật pháp nói chung, tôi cho rằng VN chẳng cần nhìn đâu xa mà nên học sự mạnh tay như Trung Quốc” – Hai Phong: Haiphong@gmail.com
Cái gì cũng có 2 mặt của vấn đề, nhận rõ được mặt trái để sửa chữa thành tốt đẹp như mặt phải càng có ý nghĩa hơn, nhất là với những ngành nhạy cảm như y tế.
Khánh Tùng
Theo Dantri
Gia đình phải vay mượn tiền để tìm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền
Gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền đã chi hàng trăm triệu đồng và phải vay mượn tiền để thuê tìm kiếm thi thể người thân. Trong khi đó, gia đình bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường chưa một lần đến hỏi thăm, còn BV Bạch Mai chỉ chia buồn qua... điện thoại.
Thợ lặn tự nguyện chuẩn bị lặn xuống đáy sông Hồng dưới chân cầu Thanh Trì tìm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền
Đã 10 ngày kể từ khi chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1974, ở phố Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường vứt xuống sông Hồng để phi tang, gia đình vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thi thể chị Huyền với nỗ lực không mệt mỏi.
Cũng trong sáng nay (28-10), người thân của chị Huyền tiếp tục thuê thuyền để đi dọc sông Hồng, xuôi về phía hạ lưu khoảng 50 km để tiếp tục tìm kiếm thi thể của chị Huyền.
Còn tại khu vực bến sông dưới cầu Thanh Trì, nơi được cho là bác sĩ Tường vứt thi thể chị Huyền xuống sông, một nhóm thợ lặn đã tự nguyện giúp đỡ gia đình trong việc lặn tìm kiếm. Tuy nhiên, đến 12 giờ trưa nay, cuộc tìm kiếm vẫn không đem lại kết quả nào.
Anh Hưng, anh rể của anh Nguyễn Hữu Huy (chồng chị Huyền), cho biết anh đã ngồi trên thuyền suốt từ ngày 20-10, kể từ khi gia đình không liên lạc được với chị Huyền (bị tử vong tại cơ sở thẩm mỹ Cát Tường chiều 19-10 và bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường khai nhận ném xác xuống sông Hồng phi tang vào đêm cùng ngày 19-10) và quyết định đi tìm kiếm cả trên cạn và dưới sông.
"Mỗi ngày thuê 1 chiếc thuyền đi tìm kiếm dọc sông Hồng hết 5 - 7 triệu đồng. Ngày gia đình thuê nhiều thuyền nhất, tới 7 chiếc là ngày 22-10 khi bác sĩ Tường khai nhận ném thi thể em tôi xuống sông Hồng" - anh Hưng cho biết.
Theo anh Hưng, hiện chưa thể thống kê số tiền gia đình đã bỏ ra để đi tìm kiếm chị Huyền. "Người thân nào đi trên thuyền nào thì tự trả tiền, sau khi xong xuôi mọi việc mới về tính toán sau. Nhưng đến nay, chi phí cho việc thuê thuyền tìm kiếm; thuê thợ lặn đã lên đến tiền trăm triệu" - anh Hưng nói.
Ông Quang, cậu ruột anh Huy, cho biết sáng nay gia đình đã tìm đến Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người để đề nghị giúp đỡ. Tuy nhiên, không biết kết quả sẽ như thế nào.
Cũng theo ông Quang và anh Hưng, đến hôm nay, gia đình bác sĩ Tường chưa hề có lời hoặc đến gia đình anh Huy để chia sẻ, thăm hỏi hay hỗ trợ gì cho gia đình.
"Về phía Bệnh viện Bạch Mai, họ cũng chưa đến gia đình nhưng có gọi điện và gọi người nhà đến để gửi lời chia buồn đến gia đình chúng tôi" - ông Quang nói.
Theo ông Quang, gia cảnh của anh Huy cũng không có gì là khá giả. Bố mẹ anh Huy nghỉ hưu đã lâu, bản thân anh Huy thì công việc cũng không ổn định. Thu nhập của gia đình chủ yếu là từ thu nhập của chị Huyền. "Tôi chưa hỏi Huy, nhưng chắc là nó phải vay mượn tiền để lo việc tìm kiếm xác vợ" - ông Quang nói.
Chiều nay, gia đình một mặt vẫn thuê thuyền để tìm kiếm dọc sông Hồng, mặt khác sẽ cử người tìm kiếm ở các bãi bồi ven sông, xem liệu bác sĩ Tường có vứt xác chị Huyền ở đâu đó không.
Sau 10 ngày, những nỗ lực của gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và cả những người dân tốt bụng khắp nơi giúp sức, tuy nhiên đến đầu giờ chiều hôm nay, xác chị Huyền vẫn chưa được tìm thấy.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại bến sông dưới chân cầu Thanh Trì sáng 28-10:
Sáng nay, gia đình anh Huy lại thuê chiếc thuyền này để xuôi về phía hạ lưu 50 km tìm kiếm
Anh Hưng (trái, anh rể anh Huy) đang nỗ lực liên lạc với các nguồn tin để tìm kiếm thi thể chị Huyền
Anh Hưng đã lênh đênh trên thuyền tìm kiếm từ ngày 20-10 đến nay
Những thợ lặn tự nguyện chuẩn bị lặn tìm xác ở đoạn sông dưới chân cầu Thanh Trì
Người dân theo dõi thợ lặn tìm kiếm dưới chân cầu Thanh Trì trong sáng 28-10
Những nỗ lực của thợ lặn vẫn chưa đem lại kết quả
Theo Người lao động
'Bác sĩ Tường không hẳn là người có dã tâm' Bác sĩ Tường dư sức để hiểu biết về cái gì nên và không nên làm. Nhưng ngay thời điểm quan trọng thì có thể chính sự khủng hoảng lấn áp, cộng với bản lĩnh không tốt nên ông không còn làm chủ hành vi của mình được nữa. Khủng hoảng tâm lý dễ lấn át lý trí Theo Tiến sĩ Tâm lý...