Vụ tiền nước 23,6 triệu/tháng: Chủ hộ chưa nộp tiền, kiên quyết làm đến cùng
Bất ngờ với việc tiền nước lên tới hơn 23,6 triệu đồng/tháng, chủ căn hộ tập thể ở Hà Nội vẫn chưa chịu nộp tiền mà tiếp tục làm đơn phản ánh.
Chị Thu – chủ căn hộ số 106B – C1 khu tập thể Nghĩa Tân.
Liên quan đến vụ việc hóa đơn tiền nước phải trả tháng 1/2019 lên đến hơn 23,6 triệu đồng, ngày 18/2, chị Vũ Thị Thu (chủ hộ 106B – C1 Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, chị vẫn chưa nộp tiền nước và sẽ làm đến cùng sự việc.
Theo chị Thu, gia đình chị mua lại căn tập thể số 106B – C1 Nghĩa Tân từ ông Nguyễn Quốc Quân vài năm trước. Tuy căn hộ có bể ngầm nhưng sau khi mua, gia đình chị không dùng mà làm lại đường ống nước nổi đi vào 2 téc nước, tổng dung tích là 1,5m3.
Chị Thu sử dụng căn hộ làm quán lẩu. Từ ngày sử dụng, lượng nước tiêu thụ hàng tháng của quán chị Thu dao động từ 22 – 72m3. Chính vì vậy, khi nhận được hóa đơn tiền nước tháng 1/2019 với số nước tiêu thụ là 940m3, tổng tiền thanh toán là hơn 23,6 triệu đồng, chị Thu rất “sốc”.
“Tôi đã kiểm tra và khẳng định đường ống nước nhà tôi không vỡ, tôi cũng không dùng nước vào việc gì bất thường. Tôi sẽ mang đồng hồ đi kiểm định và làm đến cùng vụ việc”, chị Thu chia sẻ.
Chị Thu cho rằng, đường ống nước nhà chị là phi 21, chỉ nhỏ bằng 2 ngón tay. Thêm nữa, chị theo dõi thấy Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy chỉ bơm nước khoảng 8h/ngày.
“Mỗi giờ bơm, nước chảy qua đồng hồ được 3m3; mỗi ngày cũng chỉ bơm được 24m3; 1 tháng 30 ngày thì cũng chỉ đến mức 720 m3. Nếu thế có bị vỡ đường ống nước hay vừa bơm vừa xả cũng không hết 940m3 nước”, chị Thu nhẩm tính.
Để kiểm tra đồng hồ nước nhà mình, chị Thu đã khóa van trước đồng hồ lúc Xí nghiệp đang bơm nước thì thấy đồng hồ vẫn quay. Trả lời báo chí về việc này, ông Trần Xuân Cương – Giám đốc Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy (đơn vị cấp nước) cho rằng, có thể do khách hàng đóng van trước đồng hồ chưa chặt.
Ông Cương cho biết nguyên nhân của việc số nước nhà chị Thu tăng vọt là do đường ống sau đồng hồ, ở trong nhà khách hàng bị vỡ. Đường ống nước ở trước đồng hồ do Xí nghiệp quản lý, còn từ đồng hồ trở vào do các hộ gia đình chịu trách nhiệm.
Đường ống nước qua đồng hồ vào nhà chị Thu chỉ nhỏ bằng 2 ngón tay.
Cùng với đó, ông Cương khẳng định, Xí nghiệp thực hiện một ngày bơm nước 12 tiếng, nhân viên làm việc có sổ giao ca, chứ không phải bơm 8 tiếng/ngày như chị Thu phản ánh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trao đổi với PV, ông Bùi Hoàng Trường – Tổ trưởng Tổ dân phố số 16, phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cùng các hộ dân tại khu tập thể C1 Nghĩa Tân khẳng định, một ngày, Xí nghiệp nước bơm nước không quá 10 tiếng. Buổi sáng thường từ 6h30 đến muộn nhất có hôm là 11h; buổi chiều từ 14h đến muộn nhất có hôm 18h.
Hóa đơn chốt số nước thấp nhất và cao nhất nhà chị Thu từng đóng, trước khi đồng hồ tăng vọt thêm 940m3 nước trong tháng 1/2019.
Ông Trường cũng rất sửng sốt vì số nước mà gia đình chị Thu tiêu thụ. Ông cho rằng, một hộ gia đình sử dụng đến 940m3 nước là điều khó xảy ra.
Theo ông Trường, chỉ có một khả năng duy nhất có thể xảy ra. Đó là nhà chị Thu ở tầng 1, các đường thoát nước đấu thẳng vào đường thoát nước của tòa nhà. Vì thế, nếu đường ống vỡ, nước sẽ chảy thông thiên, bao nhiêu cũng hết mà không tràn lên.
Thế nhưng, ông Trường vẫn khẳng định: “Kể cả có hở hay vỡ đường ống thì với đường ống rất bé, khó mà lên đến con số 940m3 nước như vậy. Nó bằng cả mấy trăm hộ ở khu tập thể này”.
Theo Danviet
Quyết định cải tạo lại căn hộ tập thể cũ, người đàn ông nhận được cái kết bất ngờ
Thời điểm quá nhàm chán với căn hộ tập thể cũ của mình, người đàn ông đã ra một quyết định quan trọng và nhận được một cái kết bất ngờ.
Căn hộ tập thể cũ tại thành phố Quảng Châu này gồm hai phòng lớn và một ban công có tổng diện tích sàn là 75m2. Căn hộ có thiết kế đơn giản và đại trà sau nhiều năm sử dụng đã khiến chủ nhân của nó vô cùng nhàm chán. Không những thế, thiết kế lúc chưa cải tạo khiến không gian sống của người đàn ông vô cùng lãng phí từ phòng ngủ đến khu vực chức năng. Chính vì vậy chủ nhân của nó đã quyết định sửa sang và cải tạo lại toàn bộ không gian sống của mình.
Sơ đồ không gian hai phòng và ban công của căn hộ tập thể này.
Với thiết kế ban đầu ngôi nhà chính là điển hình của một căn tập thể cũ đại trà mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu.
Thiết kế có phần đơn giản này khiến chủ nhân của căn hộ sau nhiều năm sử dụng sinh nhàm chán.
Chính vì thế, người đàn ông đã có cuộc cách mạng mới để cải tạo lại toàn bộ không gian sống của mình.
Phòng khách với ghế ngồi bên cửa sổ gây cảm giác thị giác tức thì nhờ gam màu nâu trầm ấm nóng.
Ghế ngồi bên cửa sổ có thể trở thành một chiếc giường đơn cho khách tá túc qua đêm.
Ban công được chia nhỏ ra thành nơi để máy giặt và phơi quần áo.
Một nửa diện tích phòng khách được làm thành bàn ăn và kệ pha cà phê cho gia đình.
Thiết kế tủ cỡ lớn để lưu trữ được nhiều đồ đạc hơn. Nó chạy dài với diện tích của căn nhà nên không tốn diện tích mà còn khá rộng rãi.
Một vài đồ dùng trang trí được sử dụng như con mèo thần tài, tranh vẽ cá nhân,... đặt ở các kệ giữa tủ.
Thiết kế cửa kéo bằng thủy tinh trong suốt giúp tạo không gian mở rộng lớn hơn với phòng bếp.
Sau khi được cải tạo phòng bếp có thiết kế hiện đại, sạch sẽ và gọn gàng khiến bất kỳ ai trông thấy cũng phải mê. Nó được thiết kế hình chữ L theo chiều dài căn hộ nên giúp tiết kiệm được không gian sống cho chủ nhân.
Phòng ngủ đơn giản và nhẹ nhàng với các đồ nội thất cần thiết. Gam màu trầm vẫn tiết tục được sử dụng để tạo cảm giác ấm cúng, dễ chịu.
Phòng của các bé thì khá cầu kỳ, vui nhộn với đa dạng màu sắc hơn. Người đàn ông đã biết kết hợp giường tầng với tủ đứng và một kệ sát cửa sổ cho các bé ngồi đọc sách.
Góc đọc sách nhiều màu sắc của các bé.
Phòng tắm lấy thiết kế hiện đại làm chủ với các thiết kế kệ tủ gỗ và gương ăn gian diện tích.
Ánh sáng được phân bố cũng giúp phòng tắm có nhiều trang thiết bị không bị rườm rà, rối mắt.
Theo Sohu
Cư dân Carina sắp được trở về nhà sau 5 tháng xảy ra cháy Đến thời điểm hiện tại, công tác sửa chữa chung cư Carina đến nay đã cơ bản hoàn thành. Hiện đoàn công tác của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng cùng Viện Khoa học Công nghệ & Xây dựng đã bắt đầu công tác kiểm định kết cấu công trình này. Dự kiến...