Vụ “Tiền ngân sách hỗ trợ dân mất mùa chui vào túi ai?”: Không ai quan tâm, xót tiền ngân sách…
Báo Lao Động số ra ngày 18.8.2018 có bài “Tiền ngân sách hỗ trợ dân mất mùa chui vào túi ai”, phản ánh hàng chục hộ dân xã Thanh Sơn (Định Quán – Đồng Nai) bị nhận thiếu hoặc không nhận được tiền hỗ trợ do vụ điều và xoài 2016 – 2017 thất bát. Tiếp tục điều tra vụ việc, chúng tôi phát hiện thêm nhiều dích dắc trên đường đi của đồng tiền ngân sách…
Đồng Nai đứng thứ 2 cả nước về diện tích điều.
Có 2 giấy ký và nhận tiền khác nhau
Theo quy trình, sau khi được UBND tỉnh thẩm định phê duyệt, UBND huyện Định Quán sẽ gửi xuống xã danh sách các hộ dân được hỗ trợ, trong đó thể hiện số tiền chi tiết mỗi hộ được nhận, người nhận tiền ký thẳng vào danh sách. Cấp phát xong, danh sách sẽ được chuyển về huyện báo cáo và lưu trữ. Danh sách này còn buộc phải niêm yết công khai tại trụ sở thôn ấp… để dân biết.
Tuy nhiên, đi kiểm tra, đoàn UBMTTQ Việt Nam xã Thanh Sơn phát hiện, ngoài danh sách do UBND huyện Định Quán đưa xuống, phê duyệt chi tiết từng hộ dân được nhận tiền thì còn có loại danh sách thứ 2 mang tên “Phiếu nội bộ”. Té ra, chính cán bộ cấp phát tiền đã tự ý lập ra phiếu nội bộ song song với danh sách huyện nêu trên.
Khi dân tới, cán bộ trong tổ cấp phát (xã, ấp) chi tiền theo số tiền in phiếu nội bộ, nhưng lại yêu cầu ký nhận vào danh sách có số tiền khác được in sẵn trong danh sách đã được phê duyệt của UBND huyện. Một số hộ phát hiện ra sự chênh lệch giữa tiền nhận và tiền trong danh sách “ký” đã khiếu nại, nhưng rồi vẫn phải nhận, nếu không thì miễn hỗ trợ.
Xác minh “sơ sơ” của đoàn giám sát, so sánh giữa danh sách huyện duyệt và phiếu chi nội bộ nêu trên, phát hiện số tiền mà tổ cấp phát cấp thiếu cho 19 trường hợp với số tiền hàng chục triệu đồng. Có hộ bị “thất lạc” gần hết số tiền được nhận như hộ bà Lê Thị Phước (ấp 5) được hỗ trợ 17 triệu đồng nhưng số tiền thực nhận chỉ 1,7 triệu đồng. Các hộ Điểu Lôi (5,9 triệu đồng) Vũ Văn Luận (20 triệu đồng) Nguyễn Văn Trịnh (13 triệu đồng) Trần Văn Hòa (10 triệu đồng)… đều bị chỉ nhận được nửa số tiền mà không biết lý do.
Lập lờ để ép dân?
Theo phê duyệt của UBND tỉnh Đồng Nai về kinh phí hỗ trợ thiệt hại do mưa trái mùa gây ra năm 2016-2017 thì phải hỗ trợ cho dân trước ngày 31.12.2017. Tuy nhiên, tại thời điểm giám sát của UBMTTQ Việt Nam xã Thanh Sơn (đến cuối tháng 4.2018), vẫn còn tới 54 hộ dân chưa được nhận tiền. UBND xã Thanh Sơn cũng chưa hề có kế hoạch thông báo dân có tên trong danh sách đến nhận.
Video đang HOT
Điều khó hiểu khác, để ra được danh sách công khai từng hộ dân, từng diện tích nhận tiền hỗ trợ phải qua quy trình kỹ càng: Dân khai báo, chính quyền địa phương thẩm định rồi trình lên Sở NNPTNT, trình UBND tỉnh. Tỉnh lập nhiều đoàn đi thẩm định lại rồi mới duyệt danh sách.
Thế nhưng, thay vì đưa giấy ký nhận tiền, theo tố cáo của người dân, khi đến nhận tiền, cán bộ xã, ấp trong tổ cấp phát lại… hỏi lại diện tích canh tác. Sau đó, có người bị “ép” hạ thấp diện tích thiệt hại. Điển hình là hộ ông Nguyễn Vũ Hùng (tổ 3, ấp 6) kê khai theo sở là 2,7 ha, cán bộ cấp phát chỉ đồng ý 2,5 ha. Khiếu nại không có kết quả nên ông Hùng đồng ý nhưng lại chỉ nhận được 4 triệu đồng với lý do, xã chỉ công nhận cho ông 2 ha chứ không phải 2,5ha như thỏa thuận trước đó.
Trong khi đó, có 22 hộ dân bị phát hiện có đất ngoài khu vực được hỗ trợ với tổng diện tích hơn 31 ha vẫn được đưa vào danh sách nhận tiền.
Cả người dân và UBMTTQ Việt Nam xã Thanh Sơn đã gửi đơn và kết luận giám sát tới cơ quan chức năng huyện, tỉnh Đồng Nai từ lâu, nhưng dường như không ai quan tâm, “xót” cho đồng tiền ngân sách để mà làm rõ.
Đồng Nai đứng thứ 2 cả nước về diện tích điều. Niên vụ 2016-2017 toàn tỉnh có khoảng 31,7 nghìn ha điều bị thiệt hại. Trên 8,5 nghìn ha xoài bị giảm năng suất từ 30-70%. Tổng thiệt hại xoài và điều ước tính khoảng 1,4 nghìn tỉ đồng. UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt hỗ trợ cho dân 83 tỉ đồng.
NGÔ NGUYÊN
Theo Laodong
Khi thuyền trưởng đi học nghề... thuyền trưởng
Trước đây, ngư dân của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT) chủ yếu hoạt động theo kinh nghiệm học hỏi từ làm nghề trên biển, chắt lọc từ nghề cha ông truyền lại... Vì thế, quá trình khai thác gặp nhiều hạn chế, sản lượng đánh bắt chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn.
Để khắc phục vấn đề này, từ năm 2008 đến nay, tỉnh BRVT đã chuẩn hóa nghề biển cho hàng trăm thuyền trưởng và thuyền viên nhờ chương trình đào tạo nghề cho ngư dân.
Tự tin hơn khi ra khơi
Sau khi học xong khóa đào tạo thuyền trưởng, mỗi chuyến ra khơi, anh Vo Văn Lộc (SN 1976, ngụ TP.Vũng Tàu) tự tin hơn vì được trang bị thêm nhiều kỹ năng, kiến thức xử lý các tình huống trên biển. Theo anh Lộc, suốt 20 năm gắn bó với nghề biển, mọi kỹ năng từ đánh bắt, cách vận hành phương tiện khai thác, xử lý khi tàu gặp sự cố..., anh đều dựa vào kinh nghiệm.
Sau những khóa học, ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu tự tin hơn để vươn khơi, bám biển. Ảnh: P.T
Năm 2016, anh Lộc tham gia lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá. Khóa học giúp anh có kiến thức để áp dụng hiệu quả hơn cho mỗi chuyến ra khơi. Dù đã làm thuyền trưởng lâu nay, nhưng khi đi học mới vỡ lẽ ra nhiều điều, kiến thức học được từ khóa đào tạo thuyền trưởng cộng với kinh nghiệm hơn 20 năm đi biển đã khiến tôi tự tin hơn rất nhiều - anh chia sẻ.
Thực tế, các khóa học đã giúp bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh nâng cao kỹ năng, kỹ thuật đánh bắt, vận hành phương tiện đánh bắt, từng bước phát triển ngành nghề khai thác hải sản. Ngư dân sau khi trải qua đào tạo đã biết làm chủ trang thiết bị hiện đại trên tàu, tiết kiệm chi phí tiêu hao nhiên liệu, kéo dài thời gian đánh bắt trên biển nhờ nắm vững các kỹ thuật bảo quản thủy sản...
Sau những khóa học, ngư dân càng tự tin hơn để vươn khơi, bám biển. Ảnh: P.T.
Thuyền trưởng Nguyễn Đức Thịnh (35 tuổi, phường 11, TP.Vũng Tàu) cho biết, ngư trường đánh bắt được mở rộng, tàu to, máy công suất lớn và các thiết bị hiện đại hơn khiến anh gặp không ít lúng túng. Khi có sự cố, nhiều khi anh cùng các anh em trên tàu không thể xử lý được và phải nhờ các tàu đánh bắt gần tới hỗ trợ. Tuy nhiên từ sau khi tham gia lớp học thuyền trưởng, máy trưởng năm 2016, anh cùng các ngư dân khác được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng nên có thể tự xử lý được hầu hết các sự cố trên biển.
Chuẩn hóa lao động nghề biển
Tỉnh BRVT cùng với cả nước đang hướng tới việc hiện đại hóa lĩnh vực khai thác thủy sản. Để làm được điều này, trước hết phải từng bước chuẩn hóa đội ngũ ngư dân lao động trên biển.
Ông Nguyễn Văn Bạch (SN 1956, ngụ phường 5, TP.Vũng Tàu) cho biết, gia đình ông đang có 3 cặp tàu cá với 6 thuyền trưởng, máy trưởng và mỗi tàu có hơn 20 thuyền viên làm việc. Từ khi tỉnh triển khai chương trình đào tạo nghề cho thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên, ông Bạch đã tạo điều kiện tối đa cho các lao động hoàn thành khóa học.
Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT Nguyễn Văn Trình (thứ 2 từ phải sang) thường xuyên kiểm tra tàu thuyền mùa mưa bão và động viên bà con. Ảnh: P.T.
Khi làm việc trên biển, thời tiết bất thường và các tình huống sẽ xảy ra bất ngờ dẫn tới các lao động phải có kỹ năng ứng phó kịp thời. Vì thế, tranh thủ mỗi chuyến ghe vào bờ, tôi luôn động viên, khuyến khích thuyền viên học tập để nâng cao tay nghề. Thực tế, sau khi được qua đào tạo, anh em nắm vững kiến thức, biết cách xử lý khi gặp sóng gió và vững nghề hơn. Nhiều anh em được nâng cao hiểu biết, xử lý tốt tình huống và bảo đảm an toàn cho phương tiện cũng như những ngư dân làm việc trên tàu - ông Bạch cho biết thêm.
Là chủ 4 đôi tàu với hơn 50 lao động thường xuyên làm việc trên biển, ông Nguyễn Văn Bảo (ấp Phước Thuận, xã Phước Tỉnh) cho biết, từ khi các thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên được đào tạo bài bản, mỗi chuyến tàu ra khơi ông cảm thấy yên tâm hơn.
Theo ông Bảo, với tính chất bắt buộc của công việc, anh em đều tự giác đăng ký học để có kiến thức vận hành các máy móc, thiết bị hàng hải hiện đại trên tàu. Tôi nghĩ, với tiêu chuẩn xuất khẩu thủy sản ngày càng cao thì việc đào tạo nghề cho ngư dân là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ giúp chủ ghe và các ngư dân tránh được rủi ro mà còn góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên biển - ông Bảo nói.
Theo thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh, tính đến thời điểm này, BRVT có 6.279 tàu, thuyền tham gia hoạt động khai thác, thu mua thủy hải sản. Trong đó, có 3.116 chiếc tàu cá công suất từ 90CV trở lên khai thác hải sản xa bờ. Hiện 100% thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên làm việc trên tàu đều được qua đào tạo và cấp chứng chỉ.
Ông Nguyễn Đức Hoàng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh BRVT cho biết, từ năm 2008 tới nay, tỉnh đã triển khai chương trình đào tạo cho thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên. Hàng năm, có khoảng 300 lao động được đào tạo.
Ông Hoàng cho biết: Trước đây, ngư dân của BRVT chỉ chạy tàu có công suất từ 90CV đến 350CV, còn hiện nay, với chủ trương đóng tàu vỏ thép từ 500CV trở lên, trang thiết bị hiện đại nên bắt buộc trình độ của lao động phải nâng lên. Chúng tôi cũng đã có văn bản gửi các địa phương, thống kê lại nhu cầu của lao động về tham gia khóa học để phối hợp cùng với các ngành chức năng, các trường, trung tâm sắp xếp tổ chức lớp học phù hợp cho từng đối tượng lao động.
Teho Danviet
Quảng Ngãi: Huyện đầu tiên hoàn thành hợp nhất một số cơ quan, tổ chức Trà Bồng là huyện đầu tiên trong 14 huyện, thành của tỉnh Quảng Ngãi hoàn thành việc hợp nhất từ 8 xuống còn 4 tổ chức, cơ quan. Chiều 17.8, trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Bắc - Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết, thực hiện Nghị quyết của TƯ và chỉ đạo của...