Vụ Tiên Lãng: Xin bảo lãnh cho ông Vươn cùng thân nhân tại ngoại
Liên chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng cùng gia đình của các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ đã gửi đơn đến Cơ quan CSĐT, Viện KSND TP Hải Phòng xin bảo lãnh cho những bị can này được tại ngoại.
Ngày 3-4, Liên chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng (Liên chi hội) cùng gia đình của các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ đã đồng loạt gửi đơn đến Cơ quan Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng, Viện KSND TP Hải Phòng xin bảo lãnh cho các bị can này được tại ngoại.
Các ông Vươn, Quý, Sịnh và Vệ là 4 bị can là trong vụ án “Giết người – chống người thi hành công vụ” xảy ra trong cuộc cưỡng chế trái luật tại đầm thôn chùa Trên, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng) ngày 5-1-2012.
Ông Đoàn Văn Vươn (trái) và Đoàn Văn Quý (phải) đã được làm đơn xin bảo lãnh cho tại ngoại
Trong đơn xin cho các bị cáo được tại ngoại, Liên chi hội cho rằng, do những sai phạm của một số cán bộ, quan chức của huyện Tiên Lãng từ khâu giao đất, thông báo dừng đầu tư, thu hồi đất, thay đổi thỏa thuận không giao đất như theo thông báo của Tòa án, quyết định cưỡng chế thu hồi đất bị khiếu nạn không được giải quyết; đồng thời đưa việc cưỡng chế đầm phát thanh liên tục tại địa phương đã gây tiếng xấu cho các bị cáo.
Trong khi đó, do nhận thức rằng những việc thu hồi đất, không thực hiện thỏa thuận tại tòa và quyết định cưỡng chế, không giải quyết khiếu nại của chính quyền địa phương… làkhông đúng pháp luật nên đã dẫn tới việc ông Vươn và người thân trong gia đình búc xúc đến cùng cực.
Do vậy, khi xảy ra vụ cưỡng chế, một số thành viên trong gia đình ông Vươn bức xúc kháng cự lại lực lượng cưỡng chế.
Video đang HOT
Vào thời điểm hiện nay, gia đình ông Vươn chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em nên khó có thể gánh vác được công việc của gia đình, phải chịu nhiều áp lực về điều kiện hoàn cảnh cuộc sống.
Đặc biệt, theo đơn xin tại ngoại, những vấn đề liên quan đến vụ án hủy hoại tài sản của của gia đình ông Vươn, việc giao nhận lại đất đai và nhiều vấn đề khác có liên quan thì chỉ có sự có mặt của ông Vươn mới có thể giải quyết được. Việc ông Vươn được tại ngoại sẽ giúp cho gia đình ổn định được cuộc sống, phối hợp tốt với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tố tụng giải quyết hiệu quả các việc liên quan đến kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đơn xin bảo lãnh, hiện gia đình ông Vươn chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em nên khó gánh vác việc gia đình
Đơn xin tại ngoại cũng cho rằng, trước khi vụ cưỡng chế xảy ra, các bị can đều là những người dân lương thiện, chăm chỉ làm ăn, chưa có tiền án, tiền sự và luôn chấp hành đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Một vấn đề khác liên quan là hiện ông Đoàn Văn Vươn vẫn đang là Chủ tịch Liên chi hội nên nhiều vấn đề của Liên chi hội cần sự có mặt của ông Vươn để giải quyết.
Chiều 3-4, ông Nguyễn Việt Hùng – Luật sư bào chữa cho bị can Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý – cho biết vừa có văn bản gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng và Viện KSND TP Hải Phòng khiếu nại việc các cơ quan này không giải quyết các kiến nghị của mình trong bản kiến nghị ngày 20-2-2012 như: chuyển vụ án sang Cơ quan Điều tra Quân đội, khởi tố một số một số vụ án khác có liên quan trực tiếp và có mối quan hệ “nhân – quả” với vụ án “Giết người – Chống người thi hành công vụ”…
Theo văn bản kiếu nại, ông Nguyễn Việt Hùng đã dẫn chiếu Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự: “Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do”.
Trước đó, trong kết luận ngày 10-2, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu xem xét các tình tiết giảm nhẹ đối với ông Vươn và gia đình. Trả lời báo chí ngày 1-4 về việc thực hiện kết luận của Thủ tướng xem xét giảm nhẹ tội danh cho ông Vươn, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, Thủ tướng đã kiến nghị với các cơ quan bảo vệ pháp luật và việc này sẽ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo NLD
Người 'dìm xác mẹ xuống sông' lĩnh án chung thân
Kết thúc phiên tòa sơ thẩm lần thứ hai, dù lời khai nhân chứng bất nhất, các bị cáo một mực kêu oan... nhưng cơ quan xét xử vẫn cho rằng Huỳnh Văn Quyên đã giết mẹ rồi dìm xác xuống sông để phi tang.
Ngày 28/2, TAND tỉnh Vĩnh Long đã tuyên phạt Huỳnh Văn Quyên (50 tuổi) ngụ xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) tù chung thân về tội giết người, Lê Thị Tám (46 tuổi, vợ Quyên) bị phạt 4 năm, 4 tháng 7 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam) về tội che giấu tội phạm.
Theo HĐXX, mặc dù vợ chồng Quyên không nhận tội nhưng căn cứ vào lời khai của nhân chứng, lời khai của hai bị cáo tại cơ quan điều tra... đã đủ để buộc tội vợ chồng Quyên.
Vợ chồng Quyên một mực kêu oan. Ảnh: Thiên Phước
Đây là phiên tòa sơ thẩm lần thứ hai. Trước đó năm 2008, TAND tỉnh Vĩnh Long đã tuyên phạt Quyên án tù chung thân, Tám 13 năm tù cùng về tội giết người. Song, bản án này đã bị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM hủy, trả hồ sơ điều tra lại từ đầu. Lần này, Tám được thay đổi tội danh thành che giấu tội phạm và được tại ngoại sau hơn 4 năm bị giam giữ.
Ra tòa lần này vợ chồng Quyên tiếp tục kêu oan. Cả hai khẳng định lời nhận tội ban đầu tại cơ quan điều tra là do bị ép cung... Bào chữa cho hai bị cáo, luật sư Trương Đình Tùng cho rằng hồ sơ vụ án không đủ cơ sở buộc tội các thân chủ. Từ đó, luật sư đề nghị toà tuyên bố vợ chồng Quyên không phạm tội, trả tự do cho các bị cáo ngay tại toà. Tuy nhiên đề nghị này đã bị HĐXX bác.
Theo hồ sơ vụ án, cụ bà Dương Thị Tám (78 tuổi) ở cùng vợ chồng con trai là Quyên và Tám. Đầu tháng 2/2007, người dân phát hiện bà chết trôi trên sông gần nhà. Lúc tổ chức đám ma, người thân với hàng xóm đều nghĩ cụ bà tự tử vì trước đó đã vài lần nghe mẹ già nói sau này sức khỏe yếu sẽ tự tìm đến cái chết để khỏi làm phiền con cháu.
Một tháng sau đám tang, ông Quyên bị bắt khẩn cấp vì bị cho là hung thủ giết mẹ, dìm xác xuống sông. Không lâu sau đó vợ ông này cũng bị bắt với vai trò đồng phạm.
Các con ông Quyên bật khóc khi nghe toà buộc tội cha. Ảnh: Thiên Phước
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Vĩnh Long, do mẹ già thường khắt khe, rầy la con cháu nên cuộc sống gia đình Quyên có nhiều bất hòa. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi bà có ý định bán đất chia đều cho các con gái nhưng Quyên không đồng ý.
Rạng sáng 7/2/2007, Quyên đã bóp cổ mẹ rồi gọi vợ đến giữ hai chân để thực hiện dã tâm cho bằng được. Sau đó vợ chồng Quyên khiêng xác xuống xuồng, buộc vào thi thể nạn nhân một bao gạch rồi đẩy xuống sông nhằm phi tang chứng cứ.
Theo VNExpress
Vẫn chưa giải quyết cho nhà báo Hoàng Khương tại ngoại Mặc dù gia đình nhà báo Hoàng Khương đã hoàn tất thủ tục xin bảo lãnh tại ngoại, nhưng đến nay đề nghị tại ngoại vẫn chưa được giải quyết. Trao đổi với PV Báo điện tử Infonet, luật sư Phan Trung Hoài, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà báo Hoàng Khương cho biết, do Công an TP.HCM...