Vụ Tiên Lãng: Mẹ và vợ ông Khanh kêu cứu
Bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào sự công bằng của pháp luật, sự sáng suốt của các cấp có thẩm quyền cũng như của Đảng và Nhà nước, mẹ và vợ ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, cùng gửi đơn kêu oan cho con trai và chồng.
Liên quan đên vụ án hủy hoại tài sản tại khu vực đâm nuôi trông thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, bà Phạm Thị Hà (SN 1966, vợ ông Nguyễn Văn Khanh – nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng) đã gửi đơn đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quôc hôi và các cơ quan chức năng của Trung ương và TP Hải Phòng kêu cứu và đê nghị xem xét, minh oan cho chông bà.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Khanh đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng đê nghị truy tố về tội “Hủy hoại tài sản công dân” trong vụ cưỡng chế thu hồi đất tại khu vực đâm nuôi trông thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ngày 5/1/2012.
Trong đơn kêu cứu, bà Hà cho rằng đã có một chủ trương chỉ đạo tiến hành điều tra vụ án hủy hoại tài sản không khách quan, hoạt động điều tra đầu tiên của cơ quan điều tra không vô tư, khách quan. Trong 4 bị can bị khởi tô thì chỉ ông Nguyễn Văn Khanh bị bắt tạm giam.
Bà Hà còn chỉ rõ bản kết luận điều tra có nhiêu điêm mâu thuẫn, như trang 4 bản kết luận điều tra đề cập tới việc khoảng 15 giờ 30 phút ngày 5/1, khi tháo dỡ nhà trông đầm, đốt lều của ông Vươn xong thì tổ tháo dỡ về khu nhà trông đầm 2 tầng của ông Quý. Tại đây, ông Khanh bảo Phạm Đăng Hoan (khi đó là Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng) gọi điện thoại cho Vũ Văn Kết thuê máy xúc. Vây mà 12 giờ 30 cùng ngày 5/1, Kết đã đến nhà Tổng đội Thanh niên xung phong gặp ông Khanh?
Chiêu ngày 5/1, ông Lê Văn Hiền (khi đó là Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng) chủ trì 2 cuộc họp tổng kết buổi cưỡng chế, nhưng lại được cho là không được nghe ai báo cáo, không biết gì về những sự việc xảy ra vào chiều ngày 5/1 tại khu vực cưỡng chế, do đó ông Hiền không biết gì về việc lực lượng cưỡng chế đã và đang phá nhà ông Vươn, ông Quý?
Ngôi nhà bị san bằng sau vụ cưỡng chế
Bà Hà khẳng định, về chủ trương, quyết định thu hồi đầm trái pháp luật, quyết định cưỡng chế là của ông Hiền, ông Bùi Thế Nghĩa (nguyên Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lãng). Trong thời gian chuẩn bị cưỡng chế, UBND huyện Tiên Lãng cũng như Ban chỉ đạo cưỡng chế đã họp nhiều lần và hầu hết đều do ông Hiền chủ trì và kết luận để bàn bạc kế hoạch cưỡng chế, phê duyệt thông báo 225.
Video đang HOT
Cụ thể, ông Hiền đã ký Quyết định số 4322/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 trưng dụng 102 cán bộ tham gia thực hiện cưỡng chế, ở Điều 2 Quyết định này có viện dẫn Thông báo số 225/TB-UBND ngày 28/12/2011 của Ban chỉ đạo cưỡng chế. Như vậy, rõ ràng ông Hiền đã biết quá rõ có Thông báo số 225.
Tuy nhiên, trong các lời khai ông Hiền lại phủ nhận, cho rằng mình không biết thông báo đó, không biết thông báo có phần phá dỡ lều trông đầm…
“Với niềm tin tuyệt đối vào sự công bằng của pháp luật, tôi tin tưởng vào sự sáng suốt của lãnh đạo các cấp có thẩm quyền cũng như niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, tôi khẩn thiết kêu cứu các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại tội danh cho chồng tôi” – bà Hà đề nghị trong đơn.
Cùng với bà Hà, cụ Phạm Thị Bánh (76 tuổi, là mẹ của ông Khanh) cũng có đơn tới các cơ quan chức năng của Trung ương và TP Hải Phòng kêu cứu và đê nghị xem xét, minh oan cho con mình.
Theo đơn kêu cứu, cụ Bánh cho rằng việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đầm vùng của gia đình ông Vươn là do chủ trương của Huyện ủy và UBND huyện Tiên lãng, đồng thời đã được cấp trên đồng ý cho cưỡng chế. Vì thế, cụ cho rằng tội danh ông Khanh phải chịu là oan uổng.
Cụ Bánh bày tỏ, cả đời chỉ biết tin vào Đảng vào Nhà nước, vào công bằng của xã hội vây mà phải chứng kiến cảnh con trai mình đang phải chịu đựng thì thật quá xót xa.
Theo 24h
Khó xử ông Đoàn Văn Vươn tội giết người
Ngày 29/12, bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) - bị can trong vụ án (đang được tại ngoại) - cho biết vừa có đơn kiến nghị gửi Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng đề nghị trả hồ sơ, điều tra lại vụ án.
Ngày 29/12, bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) - bị can trong vụ án (đang được tại ngoại) - cho biết vừa có đơn kiến nghị gửi Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng đề nghị trả hồ sơ, điều tra lại vụ án.
Theo đó, bà Thương và bà Hiền cho rằng kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng chưa khách quan, nhiều tình tiết của vụ án chưa được làm rõ. Bà Hiền nói: "Việc mua xăng, rải rơm tại đầm là công việc hằng ngày của chúng tôi để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, cơ quan điều tra kết luận chúng tôi làm công việc này là chuẩn bị tổ chức chống người thi hành công vụ là chưa thỏa đáng".
"Trận địa" anh em ông Vươn dùng để "chống đối" việc cưỡng chế (Ảnh: Người Lao Động)
Bà Hiền cũng cho rằng ngày 13/2 TAND tối cao đã ra kháng nghị hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của TAND TP Hải Phòng về việc ông Vươn kiện các quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng, đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm. Sau đó TAND TP Hải Phòng đã kiểm điểm những thẩm phán để xảy ra sai sót trong vụ việc. Tuy nhiên trong kết luận điều tra, cơ quan điều tra vẫn căn cứ vào bản án sơ thẩm và quyết định đình chỉ phúc thẩm này để khẳng định các quyết định thu hồi, cưỡng chế đất của UBND huyện có tính pháp lý là chưa thuyết phục.
Cùng ngày, luật sư Nguyễn Việt Hùng - bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Vươn - cho biết đang hoàn tất kiến nghị gửi Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng đề nghị trả hồ sơ điều tra lại, điều tra bổ sung vụ án.
Luật sư Hùng nói: "Kết luận điều tra chưa lột tả hết diễn biến sự việc. Tiến trình lực lượng cưỡng chế đi vào khu đầm cũng chưa được làm rõ bởi lực lượng cưỡng chế đã phá rào đi qua nhà ông Quý (nằm ngoài diện tích cưỡng chế) nhưng không thông báo là xâm phạm vào chỗ ở của công dân. Ngay cả khi khẳng định lực lượng cưỡng chế thực thi công vụ nhưng cơ quan điều tra chỉ căn cứ vào các bản án của TAND huyện, TP nhưng lại không căn cứ vào kháng nghị hủy bản án của TAND tối cao là chưa thuyết phục" - ông Hùng nói.
Ông Đinh Văn Quế (nguyên chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao):
Khó xử ông Vươn tội giết người
Giả thiết việc tổ chức cưỡng chế của cơ quan chức năng là hoàn toàn đúng pháp luật thì hành vi chống trả của anh em ông Đoàn Văn Vươn có phải là hành vi giết người cũng cần phải bàn.
Cơ quan điều tra đã kết luận ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý và Đoàn Văn Vệ phạm tội giết người theo điểm d khoản 1 điều 93 Bộ luật hình sự. Như vậy, đây là giết người thuộc trường hợp chưa đạt, vì trong vụ án này không có ai bị chết, mà chỉ có sáu người bị thương với tỉ lệ thương tật từ người nhẹ nhất là 1%, nặng nhất là 43%.
Theo quy định tại điều 18 Bộ luật hình sự, phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Trong trường hợp cụ thể này, ông Vươn, ông Sịnh, ông Quý và ông Vệ chỉ có thể bị cáo buộc phạm tội giết người nếu ngay từ đầu họ có ý định giết người (cố ý trực tiếp). Ý định này phải được thể hiện bằng những hành vi khách quan như: bàn bạc với nhau sẽ "giết" ai đó hoặc bất cứ ai thi hành việc cưỡng chế.
Ông Đoàn Văn Vươn (trái) và Đoàn Văn Quý (phải)
Còn nếu chỉ có ý định "chống đối" việc cưỡng chế bằng các thủ đoạn, phương pháp có khả năng làm chết người, muốn ra sao thì ra, miễn thực hiện được mục đích là ngăn cản, chống lại lực lượng cưỡng chế thì họ chỉ phạm tội với hình thức lỗi cố ý gián tiếp (cố ý không xác định). Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử từ trước đến nay đều khẳng định phạm tội với hình thức lỗi cố ý gián tiếp thì "hậu quả đến đâu xử đến đó". Nếu hậu quả chết người thì xử tội giết người, hậu quả gây thương tích thì xử gây thương tích...
Theo kết luận điều tra thì ông Vươn tập hợp anh em là để bàn bạc, lên kế hoạch chống việc cưỡng chế. Như vậy, ngay từ đầu ông Vươn và những người trong gia đình ông Vươn không bàn bạc việc giết người. Diễn biến sự việc cũng phản ánh đúng ý thức chủ quan của anh em ông Đoàn Văn Vươn.
Đây là vụ án phức tạp, dư luận rất quan tâm. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần cân nhắc thận trọng để xử làm sao cho người dân thêm tin tưởng vào công lý.
Theo 24h
Sau 8 tháng vẫn chưa biết ai phá nhà ông Vươn Chín tháng đã qua kể từ sự kiện ngày 5/1 ở Tiên Lãng, vụ án ông Đoàn Văn Vươn "giết người, chống người thi hành công vụ" tiến triển đến đâu, lãnh đạo địa phương liên quan giờ như thế nào, gia cảnh ông Vươn ra sao... vẫn là mối quan tâm của đông đảo bạn đọc. Tròn tám tháng kể từ khi...