Vụ thủy điện Đắk Kar suýt nhấn chìm hạ du: Chủ đầu tư chủ quan
Ông Trương Thanh Tùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho rằng, nguyên nhân sự cố vụ thủy điện Đắk Kar suýt nhấn chìm hạ du trong đợt mưa lũ vừa qua một phần do các chủ hồ đập thủy điện đã chủ quan.
Chiều 13/8, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai do ông Triệu Văn Cường – Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Nông về công tác phòng, chống thiên tai. Trong đó nội dung nổi bật là sự cố tại 2 nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 và Đắk Kar trong đợt mưa lũ vừa qua.
Do bị kẹt van xả, nước từ hồ thủy điện Đắk Kar có thể cuốn trôi thân đập.
Báo cáo với đoàn công tác, ông Đinh Xuân Nhơn – Giám đốc Nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 (huyện Đắk R’lấp) cho biết những ngày qua do mưa lớn, nước tràn về làm vỡ ống áp lực, sau đó nước cùng với bùn đất tràn vào nhà máy. Hiện nay đơn vị đang khai thông đường vào nhà máy để khắc phục, nhưng các phương tiện vẫn chưa tiếp cận được nhà máy, riêng ống áp lực phải mất 3 – 5 tháng mới khắc phục xong.
Trong khi đó, đại diện Nhà máy thủy điện Đắk Kar (có hồ chứa trên địa bàn huyện Đắk R’lấp) cho biết công trình thủy điện này đang thi công, lúc lũ đổ về thì bị kẹt van xả do gỗ, củi trôi vào. Sự cố có nguy cơ vỡ đập, đơn vị mất 3 ngày mới kéo van xả lên được.
Ông Đặng Quang Minh – Quyền vụ trưởng Vụ thiên tai cộng đồng, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho rằng, sự cố tại 2 nhà máy thủy điện này là một bài học về công tác kiểm tra an các hồ đập nói chung. Ông Minh đề nghị UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức kiểm tra, rà soát tất cả các hồ đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn để có phương án đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Về phía Đắk Nông, ông Trương Thanh Tùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng vừa qua thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến rất cực đoan, đang nắng rồi bất ngờ mưa lũ dồn dập, nên các chủ hồ đập thủy điện đã chủ quan. Cũng theo ông Tùng, các nhà máy thủy điện bị sự cố (Đắk Sin 1 và Đắk Kar) đều do Bộ Công Thương cấp phép theo thẩm quyền. Do vậy tỉnh đề nghị Bộ Công Thương cần tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các chủ đầu tư, nhất là các thủy điện đang trong quá trình thi công.
Nước từ thủy điện Đắk Kar tràn xuống hạ du
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Triệu Văn Cường cho rằng sự cố tại Thủy điện Đắk Sin 1 và Thủy điện Đắk Kar là một bài học về an toàn. Ông Cường cho biết Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai sẽ phối hợp với Bộ Công Thương và UBND tỉnh Đắk Nông kiểm tra toàn bộ về sự cố tại 2 thủy điện này theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.
Trước đó Văn phòng Chính phủ đã có công văn hỏa tốc truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra sự cố tại các nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 và Đắk Kar. Trong đó có nội dung kiểm tra công tác an toàn, vận hành hồ đập thủy điện, việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/9.
Như Dân Việt đã thông tin, ngày 7/8 hồ thủy điện Đắk Kar có dung tích chứa 13 triệu mét khối nước bị kẹt van xả, có nguy cơ vỡ đập đe dọa vùng hạ du rộng lớn thuộc 3 tỉnh Đắk Nông, Bình Phước và Lâm Đồng. Trước tình hình đó, tỉnh Bình Phước phải khẩn cấp di dời hơn 5.000 người dân ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Theo Danviet
Sẽ cho nổ mìn nếu có sự cố xấu tại đập thủy điện Đắk Kar
Sự cố kẹt van xả nước tại đập Đắk Kar vẫn chưa được xử lý. Cơ quan chức năng đang tính đến phương án cho nổ mìn để xả lũ tránh nguy cơ vỡ đập.
Trưa 9/8, ông Lê Viết Thuận - Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông cho biết, cơ quan chức năng đã chuẩn bị phương án cho nổ mìn để điều tiết nước nhằm đề phòng sự cố vỡ đập thủy điện Đắk Kar.
Ống dẫn nước về nhà máy thủy điện Đắk Kar bị vỡ khiến tình trạng sạt lở tại chân đập Đắk Kar càng nghiêm trọng.
Theo ông Thuận, hiện, đập vẫn an toàn, tuy nhiên nếu tình huống xấu, sẽ cho nổ mìn ở phía vai trái hồ (sát vách núi đá) để thoát nước. "Việc này không làm ảnh hưởng đến thân đập, mà vẫn có thể điều tiết nước được", ông Thuận cho biết.
Cũng theo ông Thuận, trước sự cố kẹt van xả nước tại đập thủy điện Đắk Kar, đơn vị quản lý đập đã cho thoát nước qua ống dẫn nước về nhà máy. Tuy nhiên, bờ dập sạt trượt đã làm cho ống nước này gãy ở khu vực sát chân đập gây sạt lở mạnh.
Như Dân Việt đã thông tin, chiều 8/8, trước sự cố kẹt van xả nước trên đập thủy điện Đắk Ka, Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai đã có công điện khẩn về việc ứng phó sự cố hồ thủy điện này. Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông, công trình hồ thủy điện Đắk Kar đang thi công có dung tích 13 triệu m3.
Sự mất an toàn của hồ thủy điện Đắk Kar đe dọa nghiêm trọng an toàn khu vực dân cư vùng hạ lưu thuộc các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, đặc biệt, trong điều kiện khu vực được dự báo còn tiếp tục xảy ra mưa lớn (80 - 100mm/24h, có nơi trên 100mm).
Trước tình hình này, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh vùng hạ du hồ thủy điện Đắk Kar khẩn trương thông tin về sự cố đập đến các cấp chính quyền và người dân. Tổ chức di dời khẩn cấp dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng.
Đồng thời, chỉ đạo chủ đập và các cơ quan chức năng bằng mọi biện pháp hạ thấp mực nước để tránh xảy ra tình huống vỡ đập đột ngột; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai ứng cứu khi có tình huống xảy ra; tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, lên các phương án xử lý kịp thời các sự cố, kịp thời báo cáo về Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai để chủ động ứng phó.
Đến sáng nay (9/8), lực lượng chức năng tỉnh Bình Phước đã tổ chức di dời khoảng 5.000 người dân tại 3 xã Đồng Nai, Phước Sơn và Phú Sơn (đều thuộc huyện Bù Đăng) đến nơi an toàn. Các hộ dân có nguy cơ mất an toàn tại xã Hưng Bình, huyện Đắk R'Lấp (Đắk Nông) cũng đã được chính quyền vận động di dời.
Lãnh đạo huyện Đắk R'Lấp cho hay, hiện, mực nước tại hồ thủy điện Đắk Kar đã giảm khoảng 2,5m so với hôm trước và chỉ còn cách van xả chừng 0,7m. Ông Lê Mai Toản - Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R'Lấp cho biết, nếu van xả lồi lên, sẽ cho hàn lại tai van để kéo van lên, xả nước ra. Khi nước được xả, hồ thủy điện Đắk Kar không còn nguy hiểm nữa.
Theo Danviet
Lâm Đồng: Nhiều nơi vẫn ngập sâu do thủy điện Đắk Kar xả lũ Nhiều nơi của huyện Cát Tiên và Đạ Tẻh (Lâm Đồng) vẫn đang trong tình trạng ngập sâu và mực nước có chiều hướng dâng cao do thủy điện Đắk Kar (Đắk Nông) xả lũ. Trưa 9/8, ông Bùi Văn Hùng - Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên cho biết, hiện mực nước sông Đồng Nai đang dâng cao do thủy điện Đắk...