Vụ thu máy quay của PV: Cản trở báo chí hay cướp tài sản?
Người có hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên có thể bị phạt đến 30.000.000 đồng.
Cần làm rõ động cơ của việc thu máy quay
Tối ngày 13/10, phóng viên đang tác nghiệp tại vụ hỏa hoạn ở Chung cư VP5 Linh Đàm, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, một người đàn ông khoảng 35 tuổi đã ngang nhiên “cướp” máy quay để mang vào tòa nhà. Ngay sau đó vụ việc được trình báo lên cơ quan công an phường sở tại.
Tại cơ quan công an, người đàn ông “cướp” máy quay của phóng viên khai tên là Quyết, nhân viên của khách sạn Mường Thanh. Trong bản tường trình anh Quyết trình bày: Khi vụ cháy xảy ra thấy nhiều người quay phim nên bức xúc, thu máy quay của phóng viên, đó chỉ hành động bộc phát…
Người đàn ông áo tím đã thu máy quay của PV khi PV đang tác nghiệp.
Tuy nhiên, lý lẽ đó dường như chưa thực sự thuyết phục. Bởi lẽ, bản thân phóng viên và anh Quyết không hề có mối thù hằn cá nhân nào, các phóng viên đang thực hiện quyền tác nghiệp và không làm ảnh hướng đến người dân.
Nhiều người đặt dấu hỏi về động cơ mục đích thực sự của anh Quyết? Phải chăng đã có ai đó bật đèn xanh để người đàn ông này dùng vũ lực cản trở quá trình phóng viên ghi hình tại hiện trường vụ cháy?
Một nguồn tin cho PV được biết, anh Quyết được ông chủ của hệ thống khách sạn Mường Thanh – Lê Thanh Thản khá tin cậy và thường giao cho trông coi nhiều công trình xây dựng của vị đại gia này. Không loại trừ khả năng vì thấy các chung cư thuộc sở hữu của ông Thản liên tiếp bị cháy nên khi thấy phóng viên ghi hình anh Quyết đã “ra tay” nhằm bảo vệ ông chủ của mình?
Cản trở báo chí hay cướp tài sản?
Từ vụ truy sát nhà báo ở Thái Nguyên đến vụ đánh phóng viên Giao thông và nay là cướp máy quay khi phóng viên đang tác nghiệp đã réo lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng cản trở tác nghiệp và vấn đề an toàn của người làm báo.
Nếu như không xử lý nghiêm minh, làm rõ mục đích, động cơ thực hiện hành vi trái pháp luật của nhân viên khách sạn Mường Thanh vào tối ngày 13/10 thì có lẽ tình trạng tấn công báo chí còn tiếp tục xảy ra.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc xử lý hành vi vi phạm quyền tự do báo chí lại không hề đơn giản. Hành vi của anh Quyết có dấu hiệu Tội cướp tài sản hay chỉ dừng lại ở một vi phạm hành chính?
Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Để làm rõ vấn đề này, PV báo điện tử Người đưa tin đã phỏng vấn nhiều chuyên gia pháp lý:
Luật sư Nguyễn Tường Linh, Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa nhận định: “Theo thông tin báo chí đưa thì hành vi của anh Quyết chỉ là hành vi cản trở báo chí. Người đàn ông này mang máy quay của phóng viên từ bên ngoài vào trong tòa nhà rồi để đấy chứ không có mục đích chiếm đoạt tài sản. Do vậy, chỉ có thể xử lý hành vi này bằng một chế tài hành chính.
Cụ thể, tại điểm c, khoản 3, Điều 7, Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ghi rõ: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người có hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên”.
Cũng chung nhận định như luật sư Nguyễn Tường Linh rằng vụ việc chưa đủ căn cứ để truy tố Tội cướp tài sản đối với hành vi của người thu máy quay phim của phóng viên, luật sư Nguyễn Hồng Thái, giám đốc công ty luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội khuyến nghị rằng: “Các nhà lập pháp nên bổ sung hành vi cản trở báo chí tác nghiệp vào Bộ luật hình sự. Vì việc được đưa thông tin càng công khai, càng minh bạch thì càng giảm được tiêu cực trong xã hội”.
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Điều này đã được Hiến Pháp 2013 quy định ngay tại Điều 25. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Như vậy, để bảo đảm quyền này, theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì Luật Báo chí phải đưa ra những nội dung hướng dẫn cụ thể hơn để xác lập cơ chế thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí không được hạn chế hoặc bó hẹp việc công dân, nhà báo thực hiện quyền này”, luật sư Nguyễn Hồng Thái chia sẻ.
Luật gia Giang Văn Quyết, Chi hội luật gia Đông Đô, Thành hội Luật gia Hà Nội thì cho rằng: Hiện nay, Bộ luật hình sự vẫn chưa có quy định xử lý trách nhiệm hình sự đối với hành vi cản trở báo chí. Điều đó là rất đáng tiếc để bảo vệ quyền tác nghiệp hợp pháp của các nhà báo, phóng viên. Nhất là trong bối cảnh nhiều nhà báo, phóng viên bị tấn công, hành hung khi thực hiện nhiệm vụ mà tòa soạn giao.
Tuy nhiên, xét ở góc cạnh pháp luật tổng thể thì nếu có căn cứ cho thấy hành vi thu giữ máy quay để chiếm đoạt hoặc quá trình thu giữ đó dẫn đến hư hỏng tài sản thì vẫn có thể khởi tố hình sự ở tội danh tương ứng như Tội Cướp tài sản hoặc Tội hủy hoại tài sản”.
Hằng Nguyễn – Nhất Phiến
Theo_Người Đưa Tin
Lấy tin từ trang cá nhân của người nổi tiếng để đăng báo là phạm luật?
Người nổi tiếng có quyền đăng tải trên trang cá nhân của họ nhưng không đồng nghĩa với việc nhà báo có quyền tự ý khai thác thông tin đó để đăng báo.
Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) khẳng định báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động; báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng...
Thảo luận về dự thảo Luật trên tại phiên họp 41 mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá đây là quan điểm tiến bộ, phù hợp Hiến pháp 2013. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu để quy định chặt chẽ, cụ thể hơn.
Tên, hình ảnh thuộc phạm trù quyền cá nhân
Theo bản tổng hợp ý kiến của cơ quan trình dự án luật, đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), UBND TP Hà Nội đề nghị quy định rõ ràng, cụ thể thế nào là thông tin thuộc bí mật đời tư cá nhân, như các vấn đề liên quan đến quyền nhân thân, quyền tài sản, thông tin về tình trạng cá nhân (sức khỏe, mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh xã hội...) tại điều khoản vềnhững nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí.
UBND TP Hà Nội cho rằng cần xác định mức độ xử phạt nếu vi phạm như có thể đình chỉ hoạt động tác nghiệp, thu hồi thẻ nhà báo, nặng thì truy cứu trách nhiệm hình sự nếu việc tiết lộ bí mật đời tư gây hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân đó.
Khai thác thông tin từ trang cá nhân của những người nổi tiếng cũng là xâm phạm đời tư cá nhân? (Ảnh minh họa)
Ý kiến này lưu ý việc khai thác thông tin từ trang cá nhân của những người nổi tiếng cũng là xâm phạm đời tư cá nhân. Bởi các cá nhân có quyền công khai vấn đề của họ nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc phóng viên, nhà báo có quyền sử dụng thông tin của họ làm thành sản phẩm đưa lên báo chí khi chưa có sự đồng ý. Tên và hình ảnh của người đó cũng thuộc phạm trù quyền cá nhân.
Bản đóng góp ý kiến cũng đề nghị bổ sung hành vi bị cấm là "thông tin gây hiểu lầm" với lý do thời gian qua đã có một số trang báo đăng bài, rút tít chưa phù hợp dẫn đến gây hiểu lầm cho người đọc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, quyền lợi hợp pháp của công dân.
Hành vi vi phạm quyền tác giả cũng là vấn đề cần nghiên cứu quy định cấm đểkhắc phục tình trạng một số báo lấy tin bài đã đăng ở báo khác, sau đó chỉnh sửa một số tình tiết, gắn tên tác giả mới. Hành vi trên vi phạm nghiêm trọng quyền tác giả quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.
Thảo luận về dự thảo Luật tại phiên họp 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng đặt câu hỏi: "Về vấn đề bản quyền lung tung hết, ai sẽ làm trọng tài xét xử? Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong xử lý vấn đề ăn cắp thông tin giữa báo này với báo kia thế nào?".
Quy định đảm bảo an toàn thông tin bí mật cá nhân còn ít
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, thực tiễn thực hiện quyền tự do báo chí ở nước ta hiện nay một số quy định đảm bảo quyền còn chưa được cụ thể; việc lợi dụng quyền tự do báo chí để xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vẫn diễn ra; quy định về quyền tiếp cận thông tin còn thiếu, chưa rõ ràng nên đã dẫn đến còn những hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho báo chí. Do đó, các quy định trong Luật Báo chí (sửa đổi) lần này được thiết kế theo hướng vừa đảm bảo quyền nhưng cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
Cơ quan báo chí mắc sai phạm: Cần nâng trách nhiệm Tổng biên tập?
VOV.VN -Có ý kiến cho rằng tổng biên tập có trách nhiệm rất lớn khi đăng tải thông tin lên báo nên Luật Báo chí cần quy định cho tương xứng.
Để cụ thể hóa quyền tự do báo chí được hiến định, Bộ Tư pháp cho rằng nội dung cơ bản của dự thảo Luật cần quy định cụ thể nội hàm của quyền tự do báo chí của công dân cũng như nguyên tắc giới hạn quyền theo tinh thần Hiến pháp 2013; quyền bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình...
Theo Bộ Tư pháp, nội dung quy định về quyền tự do báo chí còn quá ít, trong khi đó, Dự thảo Luật lại tập trung quy định về tiêu chuẩn người đứng đầu, điều kiện phóng viên thường trú... nên không bảo đảm sự cân đối giữa các nội dung của Luật.
Bên cạnh đó, quy định về bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình chưa giải quyết được tình trạng xâm phạm bí mật riêng tư trên các báo, nhất là báo điện tử hiện nay.
Liên quan những nội dung không được thông tin trên báo chí và việc dự thảo sung thêm "những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí" nhưng lại giao cho Chính phủ quy định, theo ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án luật, là chưa phù hợp tinh thần Hiến pháp.
"Quy định về những nội dung và hành vi bị cấm là hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nên cần phải quy định cụ thể, minh bạch ngay trong Luật theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013. Việc ủy quyền cho Chính phủ quy định thêm các hành vi cấm khác và quy định chi tiết hướng dẫn thi hành ở các văn bản dưới luật là không phù hợp", ông Phan Trung Lý nói./.
Ngọc Thành
Theo_VOV
Cản trở con em đến trường, đối tượng truy nã lĩnh án tù Sáng 14/10, TAND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) xét xử sơ thẩm đối với Lê Đức Bình (59 tuổi, trú tại xã Hương Bình, huyện Hương Khê) về tội gây rối trật tự công cộng. Theo tin từ báo Vietnamnet, để phản đối việc sáp nhập trường THCS Hương Bình vào 2 trường: THCS Phúc Đồng và THCS Hòa Hải (cùng huyện Hương...