Vụ thu hồi đất tại số 100 Trần Phú, TP.Nha Trang: Khiếu kiện, tố cáo không đúng
Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (khóa XI) tại kỳ họp thứ 16 về nội dung tố cáo theo đơn của ông Đặng Đình Lạp – trú tại số nhà 100 đường Trần Phú, P.Lộc Thọ, TP.Nha Trang – đối với Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa Lê Thanh Quang và Phó Bí thư Tỉnh ủy – Bí thư Ban Cán sự Đảng – Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng.
Chiếm dụng đất còn khiếu kiện
Khu nhà đất tại 100 Trần Phú, TP.Nha Trang có nguồn gốc là đất quốc phòng do trường Huấn luyện bay kỹ thuật không quân (nay là trường Sĩ quan không quân – SQKQ) quản lý sử dụng từ năm 1975. Năm 1984, ông Đặng Đình Lạp (giáo viên trường SQKQ) được nhà trường tạm phân bổ một căn hộ tại trạm khách T25 khu 100 Trần Phú để ở.
Năm 1998, UBND tỉnh Khánh Hòa và trường SQKQ đã hợp thức hóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho 102 hộ quân nhân riêng hai hộ ông Đặng Đình Lạp và Nguyễn Xuân Điệp lấn chiếm đất (ngoài diện tích đất do trường SQKQ giao, nằm ở mặt đường Trần Phú) được UBND tỉnh quy hoạch phân thành 3 lô để cấp cho các hộ chính sách.
Từ năm 1999-2000, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành các QĐ thu hồi một phần khu đất số 100 Trần Phú để giao cho một số hộ dân. Ông Lạp khiếu nại, khởi kiện UBND tỉnh Khánh Hòa. Ngày 20.3.2009, TAND Tối cao tại Đà Nẵng xét xử tuyên hủy các QĐ của UBND tỉnh về việc thu hồi và giao đất cho hộ ông Đặng Đình Hào và hộ bà Phạm Thị Dỹ.
Ngày 11.2.2010, TAND Tối cao có văn bản số 39 nhận định: “…Theo biên bản kiểm tra thực trạng ngày 10.8.2007 thì gia đình ông Lạp đã xây nhà kiên cố trên phần đất đúng tứ cận được giao theo giấy phép sử dụng đất 556 của Quân chủng Không quân (QCKQ). Do đó, ngoài phần 68m2 được mua hóa giá, phần còn lại trong đó có một phần nằm trong lô 103 với diện tích 51,1m2 gia đình ông Lạp sử dụng ổn định… Vì vậy, UBND tỉnh ban hành QĐ số 265 thu hồi phần diện tích này do trường SQKQ quản lý là không hợp lý…”.
Video đang HOT
Lật lại hồ sơ cho thấy, Hiệu trưởng trường SQKQ có QĐ số 25 ngày 10.6.1994 về việc thanh lý và nhượng căn hộ cho ông Lạp với diện tích 41m2 trên khuôn viên 68m2 đất. Nhưng ông Lạp lại kê khai diện tích đất tăng lên 120m2 và được Tư lệnh QCKQ cấp giấy phép sử dụng đất số 556.
Đến 20.9.1996, trường SQKQ có quyết nghị số 92 hủy bỏ hồ sơ xin đăng ký sở hữu nhà ở, đất ở của ông Lạp điều chỉnh diện tích nhà kèm theo diện tích khuôn viên đất của hộ ông Lạp để cấp cho cán bộ khác. Ngày 16.11.1996, QCKQ ban hành QĐ số 222 thu hồi và hủy bỏ giấy phép sử dụng đất số 556, yêu cầu hộ ông Lạp liên hệ với trường SQKQ để lập lại hồ sơ đúng diện tích đã được giao theo QĐ25;! Ngày 2.3.1999, Đảng ủy QCKQ đã có kết luận số 07, trong đó QĐ thu hồi phần đất lấn chiếm của ông Lạp.
Có cơ sở thu hồi 51,1m2 đất
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh ngày 16.4.2010, Viện KSND và TAND Tối cao xác định: “TAND Tối cao tại Đà Nẵng tuyên hủy các QĐ của UBND tỉnh là vì QCKQ và trường SQKQ chưa có sự bàn giao cụ thể và cắm mốc thực địa khu 100 Trần Phú về cho UBND tỉnh quản lý. Do vậy, địa phương phải hoàn tất các thủ tục bàn giao việc quản lý đất đai trước khi thực hiện việc quy hoạch và giải quyết giao đất cho các đối tượng khác theo thẩm quyền”.
Ngày 16.3.2011, Sở TNMT tỉnh đã tiến hành thủ tục tiếp nhận khu đất số 100 Trần Phú từ trường SQKQ và bàn giao cho UBND TP.Nha Trang quản lý. Đến ngày 26.10.2011, UBND tỉnh đã phê duyệt sơ đồ quy hoạch phân lô điều chỉnh khu đất 100 Trần Phú với tổng diện tích 341,4m2 trong đó bố trí giao cho hộ ông Lạp lô đất số 1 với diện tích 85,6m2…
Như vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa không thực hiện bản án số 06 của TAND Tối cao tại Đà Nẵng đối với trường hợp của ông Lạp là có cơ sở. Từ ngày 12 – 19.11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI đã công bố kết luận: Các nội dung tố cáo (theo đơn tố cáo của ông Đặng Đình Lạp – PV) đối với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy – Bí thư Ban Cán sự Đảng – Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa là không đúng và không có cơ sở”.
Theo laodong
Phúc thẩm vụ người dân kiện UBND H.Nam Trà My
Ngày 24.9, TAND tỉnh Quảng Nam mở phiên tòa phúc thẩm vụ kiện hành chính giữa bốn hộ dân (trong tổng số bảy hộ dân khởi kiện) trú tại H.Nam Trà My (Quảng Nam) với UBND huyện này về việc thu hồi đất nhưng không ra quyết định thu hồi đất, áp giá bồi thường không theo quy định của pháp luật.
Phiên xử diễn ra giữa nguyên đơn là bốn hộ dân: Nguyễn Thị Đào, Trương Thị Thẩm (đại diện ủy quyền nguyên đơn Mạc Xuân Nguyên), Hoàng Ngọc Trác và Phạm Đức Hội (cùng trú tại thôn 6, xã Trà Dơn) với bị đơn là UBND H.Nam Trà My.
Trước đó, vào ngày 17.7, trong phiên sơ thẩm, TAND H.Nam Trà My đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bốn hộ dân này, buộc UBND huyện phải có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi đất và áp giá bồi thường theo đúng quy định hiện hành. Không đồng tình với bản án, phía UBND H.Nam Trà My đã gửi đơn kháng cáo.
Theo hồ sơ, tháng 3.2006, khi thủy điện Sông Tranh 2 khởi công xây dựng, có hơn 1.000 hộ dân của hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My nằm trong vùng dự án phải giải tỏa.
Ngày 26.12.2007, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định số 4267 thu hồi đất của dân giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị chủ đầu tư thuê đất để thực hiện dự án.
Đại diện UBND H.Nam Trà My từ chối trả lời nhiều câu hỏi của luật sư bảo vệ nguyên đơn
Tuy nhiên, sau đó, UBND H.Nam Trà My tiến hành thu hồi đất của người dân, nhưng lại không ra quyết định thu hồi đất của từng hộ dân. Giá bồi thường cũng áp quá thấp, bảng áp giá không có con dấu và chữ ký của cơ quan chức năng.
Ngày 5.10.2011, 18 hộ dân của thôn 6, xã Trà Dơn (H.Nam Trà My) khởi kiện hành chính UBND H.Nam Trà My. Nhưng sau đó, 11 hộ dân đã đồng ý nhận tiền và rút đơn kiện, còn lại bảy hộ dân không rút đơn, gồm bốn hộ dân trên cùng các bà Trương Thị Thương, ông Nguyễn Ngọc Rân và ông Ngô Tấn Tiến (đều trú tại xã Trà Dơn, H.Nam Trà My).
Đại diện UBND H.Nam Trà My cho rằng, huyện đã làm đúng quy trình, thủ tục khi không ra quyết định thu hồi đất của từng hộ dân vì đã có quyết định thu hồi đất chung cho toàn bộ dự án của UBND tỉnh Quảng Nam. Còn bảng áp giá bồi thường đưa cho các hộ dân không có con dấu, chữ ký chỉ để... tham khảo (!?). Nếu người dân có ý kiến, huyện sẽ ban hành văn bản chính thức.
Luật sư Bùi Bá Dũng, bảo vệ quyền lợi nguyên đơn, hỏi phía bị đơn: "Nếu dân ký vào bảng áp giá thì sao? Huyện sẽ tiến hành đền bù cho người dân theo mức giá đó?". Trước nhiều câu hỏi của luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn, đại diện UBND H.Nam Trà My liên tục từ chối trả lời.
Trong phần nghị án, HĐXX tuyên chấp nhận một phần bản kháng cáo của UBND H.Nam Trà My, sửa một phần bản án sơ thẩm của do TAND H.Nam Trà My tuyên trước đó.
HĐXX cũng bác khởi kiện đòi bồi thường của bốn hộ dân về việc áp giá bồi thường của UBND H.Nam Trà My.
Theo TNO
Vụ nữ sinh bị khởi tố vì phòng vệ chính đáng: Ba cái sai của việc "cưỡng chế" thu hồi đất Khi mẹ mình gặp nguy hiểm bởi máy xúc chực đổ đất trên đầu, chị Nga cuống cuồng đập cuốc vào máy xúc gây nứt kính chắn gió. Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện UBND thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định: "Không có quyết định thu hồi gửi đến từng hộ dân". Như vậy đối chiếu...