Vụ thép rơi chết người: Bộ trưởng Thăng yêu cầu kỷ luật Chủ tịch Cienco1
Chiều nay (7/11), Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đề nghị kỷ luật ông Phạm Dũng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty XDCTGT 1 (Cienco1) vì thiếu trách nhiệm trong vụ tai nạn tại dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông khiến một người thiệt mạng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Một vụ việc như thế mà vẫn ngồi họp giao ban được là không thể chấp nhận”
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Xí nghiệp Cầu 17 ( thuộc Cienco1) là đơn vị trực tiếp thi công và để xảy ra sự việc trên. Do đó, Cienco1 phải là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về vụ việc này.
Trưa 6/11, ngay sau khi biết thông tin về vụ tai nạn, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã gấp rút chỉ đạo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông xuống hiện trường để giải quyết vụ việc.
Tiếp đó, Bộ trưởng gọi điện cho lãnh đạo Cienco1 là ông Phạm Dũng xuống hiện trường để phối hợp với các cơ quan, đơn vị cùng xử lý. Tuy nhiên, ông Dũng cho biết đang bận giao ban nên chỉ cử Chủ tịch Công đoàn của công ty xuống chứ không trực tiếp xuống giải quyết.
Video đang HOT
“Một vụ việc xảy ra như vậy mà vẫn ngồi họp giao ban được là không thể chấp nhận. Dứt khoát tôi phải đề nghị kỷ luật đối với ông Dũng. Bây giờ, Cienco1 đã cổ phần hóa nên tôi không thể xử lý trực tiếp nhưng sẽ đề nghị qua Hội đồng quản trị của Tổng công ty. Nếu xử lý không nghiêm vụ việc này thì sẽ còn có thêm những sự đáng tiếc nữa xảy ra”- Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết.
Sáng qua, khi xảy ra sự cố rơi 3 thanh thép tại dự án đường sắt trên cao Hà Nội – Cát Linh khiến 1 người đi đường thiệt mạng, 2 người bị thương, lãnh đạo Bộ GTVT và Ủy ban ATGT Quốc gia, UBND thành phố Hà Nội đã đến hiện trường chỉ đạo xử lý. Lãnh đạo các đơn vị liên quan đã tới xin lỗi, chia buồn, động viên nạn nhân và gia đình người tử vong.
Bộ GTVT đã chỉ đạo tạm dừng thi công trên toàn bộ dự án để rà soát, thực hiện các biện pháp bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động, an toàn thi công và hướng dẫn giao thông.
Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã họp khẩn chỉ đạo Ban QLDA Đường sắt, Tổng thầu EPC, nhà thầu phụ, Tư vấn giám sát, kiểm điểm và phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm minh; Đình chỉ Chỉ huy trưởng công trình, tư vấn giám sát dự án và các công nhân trực tiếp gây ra sự cố.
Nhà thầu để xảy ra tai nạn là Xí nghiệp cầu 17 – CIENCO1. Tổng thầu EPC của toàn dự án là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, Tư vấn giám sát là Công ty TNHH Giám sát xây dựng – Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.
Theo Đình Quang
Báo Giao thông vận tải
Thứ trưởng GTVT: "Không tăng phí đường bộ với xe máy"
"Về bản chất phí đường bộ đối với xe máy không tăng, mức phí 150.000 đồng/xe/năm là mức tối đa trong trong khung trần đã có, còn thực thu bao nhiêu là do các địa phương quyết định. Đây chỉ là sắp xếp lại các nhóm phương tiện cho phù hợp với thực tế".
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường trao đổi với PV Dân trívề nội dung Thông tư 133 của Bộ Tài chính vừa ban hành, quy định phí đường bộ, trong đó có mức phí đối với xe máy.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, Thông tư 133 ra đời thay thế Thông tư 197 trước đó cho phù hợp với thực tế, trong đó có thay đổi các loại phương tiện và sắp xếp các đối tượng xe cần thu phí cho phù hợp. Đối với xe máy, mức phí 150.000 đồng là khung trần tối đa đã được quy định từ trước.
"Không có chuyện tăng phí đường bộ đối với xe máy"
"Ở Thông tư 197, quy định thu phí đường bộ đối với xe máy được chia ra làm 3 nhóm, bao gồm: Xe có dung tích xi lanh 50cm3 trở xuống thu 50.000 đồng, từ trên 50 cm3 đến 100cm3 phải nộp 100.000 đồng và xe từ trên 100cm3 đến 175cm3 là thu 150.000 đồng. Nay, Thông tư 133 sắp xếp 3 nhóm xe nói trên thành 2 nhóm cho phù hợp với thực tế, quy định thu với xe dưới 100cm3 tối đa là 100.000 đồng và xe từ trên 100cm3 đến 175cm3 là 150.000 đồng (tức là bỏ quy định đối với nhóm xe từ 50cm3 trở xuống - PV)" - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường giải thích.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định: "Về bản chất là không tăng phí đường bộ đối với xe máy, mà chỉ là sắp xếp lại các phương tiện và nhóm phương tiện cho phù hợp với thực tế. Mức phí vừa đưa ra trong Thông tư Mức 100.000 - 150.000 đồng là mức phí tối đa theo khung trần, còn cụ thể thu bao nhiêu là do Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định, chứ không quy định thực thu tối đa là 100.000 - 150.000 đồng".
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng cho biết thêm về phí áp thu với các loại phương tiện giao thông, ngoài xe máy thì còn có sự thay đổi sắp xếp đối với ô tô cho phù hợp với thực tế. Đơn cử như sơ-mi rơ-moóc, trước đây thu cả đầu kéo cả sơ-mi, nhưng giờ sửa đổi lại thì chỉ quy định thu phí đối với đầu kéo.
Liên quan đến những phản ứng gay gắt của người tham gia giao thông trước thông tin phải nộp phí đường bộ gấp 1,5 lần so với trước, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, văn bản Thông tư 133 là của Bộ Tài chính ban hành và Bộ này phải có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể để các địa phương cũng như người tham gia giao thông hiểu và thực hiện.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ trưởng GTVT giải đáp những băn khoăn về sân bay Long Thành Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất? Xem xét khả năng cải tạo sân bay Biên Hòa? Khả năng kết nối, chia sẻ khách với sân bay Cần Thơ, Liên Khương, Cam Ranh? - Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng khẳng định đây là những câu hỏi xác đáng và lần lượt giải đáp... Báo cáo giải trình bổ sung về dự án...