Vụ thầy tát trò, trò đánh lại: Tường trình của học sinh
Thầy Tuấn từng đánh một em khác và các học sinh kể lại với cô giáo chủ nhiệm. Những cái tát, cú đánh trả trong clip bắt nguồn từ đó.
‘Tôi rất bức xúc. Con tôi nộp tiền để học cái chữ, học làm người chứ không phải để bị thầy đánh đập như vậy’, anh Nguyên nói.
Ngày 19/2, bà Quách Nguyễn Huyền Trân – Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ (huyện Tây Sơn) đã làm việc với Sở GD-ĐT Bình Định để giải trình tiếp vụ việc thầy giáo và học trò đánh nhau. Tại đây, các bản tường trình của học sinh cũng được công bố. PV cũng đã có cuộc tiếp xúc với thầy Tuấn và phụ huynh của học sinh.
Sự việc căng thẳng hơn hình ảnh trên clip
Theo tường trình bằng văn bản của học sinh do bà hiệu trưởng cung cấp, trong giờ học môn Hóa, thầy Trần Anh Tuấn thấy lớp ồn nên nhắc nhở. Dù vậy, lớp vẫn mất trật tự nên thầy Tuấn đã đuổi một số học sinh ra ngoài.
Sự việc bị đẩy lên cao trào khi thầy giáo hỏi cả lớp ai đã nói với cô Đỗ Thị Hoàng Thúy (giáo viên chủ nhiệm) rằng hôm trước thầy có đánh bạn An (một học sinh khác).
Video đang HOT
Khi ấy, em Nguyễn Phúc Nghĩa đứng dậy trả lời rằng cả lớp nói. Nghe xong, thầy Tuấn bảo Nghĩa lên bảng. Cậu lên bục giảng và bị thầy tát. Sau đó, vị giáo viên này lại gọi Nghĩa lên và đánh thêm.
Chứng kiến thầy đánh bạn, em Nguyễn Thanh Long đứng dậy hỏi: “ Sao thầy đánh bạn Nghĩa nhiều như vậy?”. Thấy vậy, thầy Tuấn gọi tiếp Long lên bục và tát học sinh này. Quá bức xúc nên Long phản kháng lại.
Cũng theo bản tường trình này, khi bị trò đánh lại, thầy Tuấn đã đến báo với ông Vương Trường Quân – Phó hiệu trưởng. Thầy Quân đang dạy phòng bên cạnh nên ngay lập tức vào can ngăn và giải quyết vụ việc.
Trong phần tường trình của mình, thầy Tuấn cũng thừa nhận dù nhiều lần nhắc nhở nhưng lớp vẫn ồn, thầy có đuổi một số em ra ngoài.
Thầy đã nhắc lại chuyện đánh học sinh trước đó. Tuy nhiên, học trò không sợ, các em còn ồn ào hơn. Lúc đó, Nghĩa ở dưới lớp nói lại thầy với giọng điệu khiêu khích. Thầy Tuấn gọi Nghĩa lên bảng và tát vào mặt.
Hôm nay, tiếp xúc với báo chí thầy Tuấn tỏ ra hối hận, tình thần rất hoảng loạn .”Tôi đã sai. Tôi xin lỗi. Tôi đang có tiết nên xin phép lên dạy”, thầy Tuấn nói trong trạng thái bất an.
Phụ huynh bức xúc
Cũng trong ngày 19/2, phụ huynh của học sinh bị thầy giáo tát cũng đã chia sẻ thêm về vụ việc. Anh Nguyễn Phúc Nguyên, phụ huynh Nguyễn Phúc Nghĩa kể lại: “Từ trước nay cháu học rất bình thường nhưng đột nhiên gần Tết cháu nói với mẹ là chắc con nghỉ học. Tôi hỏi lý do thì cháu không nói. Tôi tìm hiểu thì biết nguyên nhân là do bị thầy Tuấn đánh trên lớp”.
Vị phụ huynh này cho biết anh xem clip vào hôm 26 Tết. Nhưng do trường đã nghỉ Tết nên anh từng lên tận nhà cô giáo chủ nhiệm để hỏi rõ nguyên do. Sau lần đó, cô giáo đến nhà xin lỗi gia đình.
“Ra Tết thì nhà trường mời họp chúng tôi đi họp phụ huynh. Tại đây, thầy Tuấn cũng có xin lỗi vì hành động của mình. Nghe nói, sau vụ việc thầy Tuấn cũng hoảng loạn nên tôi cũng không nghĩ nhiều hơn. Nhưng nếu nhà trường không xử lý nghiêm để ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu thì tôi không chấp nhận. Tôi vẫn mong muốn nhà trường phải có biện pháp xử lý thích đáng để làm gương cho thầy cô khác”, anh Nguyên nói.
Trả lời trên Lao động, vị phụ huynh này còn khẳng định con anh bị tát 13 cái: “Đoạn clip mấy anh chị xem là lượt sau, 6 cú. Lượt đầu tiên, tụi nhỏ không kịp ghi hình”.
Trước vụ việc này, Sở GD – ĐT Bình Định đã yêu cầu Ban Giám hiệu nhà trường khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định và báo cáo cho Giám đốc Sở trước ngày 21/2.
Ngành giáo dục tỉnh Bình Định xác định, đây là vụ việc nhà giáo và học sinh vi phạm đạo đức nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến uy tín. Quan điểm chỉ đạo xử lý của Sở là xử lý kỷ luật nghiêm túc, đúng điều lệ, không bao che, thiên vị.
Cũng trong ngày 19/2, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã có văn ban chỉ đạo giao Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Định tiến hành xác minh lại vụ việc, đồng thời chỉ đạo xử lý nghiêm theo đúng quy định đối với các cá nhân có liên quan; báo cáo bằng văn bản kết quả xử lý về UBND tỉnh trước ngày 21/2.
Theo Xahoi
Đồng Nai: Gắn camera giám sát cán bộ, công chức
Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vừa hoàn tất việc lắp đặt hệ thống camera để quản lý giờ giấc, thái độ làm việc của cán bộ, công chức cũng như theo dõi tình hình an ninh, trật tự chung.
Ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai - cho biết huyện vừa hoàn tất việc lắp đặt hệ thống camera tại 15 xã, thị trấn trên toàn địa bàn để quản lý giờ giấc, thái độ làm việc của cán bộ, công chức cũng như theo dõi tình hình an ninh, trật tự chung.
Việc gắn camera để quản lý cán bộ, công chức được huyện Xuân Lộc triển khai từ năm 2012. Các camera (mỗi đơn vị 1-2 chiếc) được gắn tại các khu vực làm việc của bộ phận tiếp dân và ở cửa, cổng; máy chủ đặt tại phòng quản trị mạng của UBND huyện Xuân Lộc.
Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc có thể theo dõi trực tiếp các hoạt động "một cửa" trên địa bàn (Ảnh: Lộc Xuân)
Theo ông Tuấn, từ khi hệ thống camera được lắp đặt, Chủ tịch UBND và Chánh Văn phòng UBND huyện Xuân Lộc có thể trực tiếp theo dõi, giám sát hoạt động tiếp dân ở các xã, thị trấn. Hệ thống camera cũng lưu lại các quá trình hoạt động tại bộ phận "một cửa" này.
Theo X.Hoàng (Người lao động)
Thứ trưởng Bộ Nội vụ: "Tinh giản biên chế nhằm vào công chức cắp ô" "Mục tiêu của đợt tinh giản biên chế lần này là nhằm vào những người "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về" - người không làm được việc hoặc không làm việc - để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức", Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nói. Ngày 13/2, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh...