Vụ thầy giáo có phản ứng gây sốc khi sinh viên xin giảng lại bài: Video dài hơn 1 tiếng, cố tình cắt ghép gây hiểu lầm?
Tình tiết mới xoay quanh clip giảng viên có phản ứng gây sốc khi sinh viên xin giảng lại bài nhận về nhiều tranh cãi.
Một video dài hơn 4 phút được đăng tải trên các hội nhóm dành cho sinh viên mới đây đã gây tranh cãi trong cộng đồng mạng về hành động của giảng viên (được cho là thuộc một trường đại học ở TP.HCM). Theo đó, giảng viên này không chỉ đuổi sinh viên ra khỏi lớp học mà còn có ngôn từ và phản ứng gây sốc với các em còn lại trong lớp.
Mới đây, một tình tiết mới được một sinh viên đưa ra cũng ngay lập tức trở thành tâm điểm tranh cãi. Theo bạn sinh viên này (được cho là thành viên trong lớp học hôm đó), video đã bị cố tình cắt ghép để gây hiểu lầm: “Bạn A là chủ nhân của video ghi lại đó, video gốc dài hơn 1 tiếng chứ không ngắn như trong bài đăng. Việc này đã được giải trình và xử lý xong” , người này tiết lộ trong một đoạn tin nhắn.
Bên cạnh đó, bạn sinh viên này cũng giải thích những vấn đề gây bức xúc trong clip 4 phút trước đó như hành động của thầy giáo (Bắt sinh viên nói có đủ miệng và tai, các giác quan như người bình thường) hoàn toàn là lỗi của lớp khi thầy hỏi bài mà không trả lời và đã để thầy chờ đợi rất lâu.
“ Video cắt ghép khiến người xem hiểu sai ý của câu nói “bóp cổ chết”. Trước khi nói câu đó thầy đã hỏi mà mọi người lại im lặng không ai trả lời thầy. Sau khi có một bạn trả lời là không biết, thầy tiếp tục hỏi thêm một bạn nữa và bạn ấy cũng trả lời là không biết. Lúc đó thầy mới nói: Thầy có bóp cổ chết bạn kia không? Em không biết thì nói là không biết để thầy diễn đạt lại chứ thầy có bóp cổ chết hay làm gì em đâu mà im lặng không trả lời. Câu nói đó không phải là lời đe dọa hay ác ý của thầy. Xin mọi người đừng hiểu lầm và nói điều không hay về thầy nữa” , sinh viên này chia sẻ.
Video đang HOT
Học online là giải pháp thay thế trong điều kiện dịch bệnh. (Ảnh minh họa)
Cũng theo bạn này, sau khi bị “out”, thầy đã cho mọi người vào lại để tiếp tục học bình thường. Tuy nhiên, những lý giải mà sinh viên này đưa ra không được cư dân mạng đồng tình bởi có những vấn đề khó hiểu sau đây:
1/ Ở đoạn đầu, bạn nam sinh tỏ ý muốn học tập nghiêm túc, tiếp thu kiến thức rõ ràng nên đã hỏi xin thầy giảng lại, thầy lại nhìn nhận ý của bạn ấy theo hướng tiêu cực và có những câu hỏi mang tính mỉa mai, đoạn này sao không thấy giải thích?
2/ Ở đoạn sau, dù thầy đã đợi quá lâu nhưng việc bắt các bạn phải nói câu “đầy đủ giác quan gì đó” là lố lăng vô cùng, tại sao không phải là 1 câu nói khác phù hợp và có văn hoá hơn? Rồi nhỡ trong lớp có bạn bị khuyết tật thì sao? Chưa kể có mấy đoạn có bạn cũng có nói theo lời thầy, nhưng do đường truyền kém nên không nghe rõ được nhưng vẫn có thể nghe loáng thoáng mà thầy vẫn kick bạn ấy ra khỏi lớp dù đó chỉ là phát sinh lỗi kĩ thuật. Như vậy là thiếu sự thông cảm với sinh viên.
Nhiều người cho rằng, dù video có dài 4 phút hay 1 tiếng thì cũng không thể giải thích cho hành động thiếu kiềm chế của thầy giáo. Kể cả hỏi lớp mà không ai đưa ra câu trả lời hay trả lời quá lâu thì giáo viên cũng không được phép hành xử như vậy ngay cả với học sinh cấp 1 chứ đừng nói là sinh viên đại học: “Học như thế vừa áp lực vừa thấy xúc phạm” , một sinh viên nêu ý kiến.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, nếu sự việc dẫn tới thái độ thiếu kiềm chế của thầy giáo là do hỏi mà lớp không ai trả lời thì cái sai cũng một phần đến từ các bạn sinh viên: “Việc giáo viên hỏi đi hỏi lại mà không có sự phản hồi từ phía học sinh rất khó chịu. Có một số bạn chưa làm giáo viên nên có thể không hiểu được sự bất lực trong trường hợp này, chứ đối với những người một ngày phải dạy 7749 tiết ngồi khản cổ với cái màn hình mà không ai chịu tương tác nó như một cực hình đó ạ”. Những người này cho rằng, việc học trực tuyến có tích cực, hiệu quả hay không, bên cạnh việc giảng viên có phương pháp giảng dạy thích hợp thì việc sinh viên tập trung, chịu khó tương tác cũng vô cùng cần thiết.
Hiện câu chuyện về clip vẫn gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Học online sợ trò không chú ý, giảng viên đưa ra 2 câu hỏi cao tay để giải quyết vấn đề
Đúng là đẳng cấp giảng viên đại học, luôn biết cách khiến sinh viên phải ngỡ ngàng với những quyết định của mình.
Thời gian này, vì tình hình dịch bệnh nên một số tỉnh thành cho học sinh, sinh viên học online. Tuy nhiên, phương pháp này cũng nảy sinh không ít vấn đề "dở khóc dở cười" đối với cả thầy cô và trò.
Nhưng cái khó kiểm soát nhất khi học online chính là việc học sinh có chú ý nghe giảng hay không. "Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò", học sinh/ sinh viên có đủ các cách để dù ngồi chăm chú trước màn hình nhưng vẫn vô tư làm việc riêng.
Bởi vậy mới đây, một giảng viên của trường đại học tại Hà Nội đã có cách thức riêng, kiểm tra trò của mình.
Theo đó, sau giờ học online, giảng viên gửi hai câu hỏi, yêu cầu sinh viên trả lời. Hai câu đó bao gồm: "Trong buổi học hôm nay, giảng viên đã gọi đột xuất những bạn nào để trả lời câu hỏi? và "Hôm nay giảng viên mặc áo màu gì?".
Đúng là nếu không chăm chú theo suốt buổi học thì sinh viên làm sao mà trả lời được.
Câu hỏi kiểm tra đặc biệt của giảng viên.
Đúng là một cách thức kiểm tra chẳng ai ngờ đến được. Sinh viên có cách trốn học thì giáo viên có cách kiểm tra ai chăm chỉ, ai bỏ qua tiết học của mình.
Cư dân mạng đã đưa ra nhiều bình luận khác nhau. Đa phần đều cho rằng thầy cô thật sự trẻ trung và đưa ra câu hỏi độc đáo quá. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng cách thức đó chưa chắc đã kiểm tra được học sinh/sinh viên. Dù không chăm ý lắng nghe nhưng họ vẫn có group chat riêng để trao đổi ý kiến, hỏi han những bạn khác.
Tuy vậy, dù sao thì kiểu ra câu hỏi đặc biệt này chắc hẳn vẫn khiến nhiều học sinh phải giật mình đúng không nào! Hãy chăm chỉ học nhé!
Nữ sinh làm lao công 20 tiếng/ngày nhưng lương tháng chỉ 5 triệu: Đọc lý do thất nghiệp mà ai cũng chê trách Cách cô nàng đổ lỗi thất nghiệp do hoàn cảnh khiến nhiều sinh viên cảm thấy không thỏa đáng. Câu chuyện ra trường thất nghiệp luôn là vấn đề đau đầu với các bạn trẻ. Vì thiếu kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công việc hay kỹ năng mà nhiều người liên tục gặp chuyện không ưng ý, rồi phải nhảy việc hay...