Vụ thảm sát ở Bình Phước: Công an triệu tập thêm một nghi can
Sau nhiều lần rủ Th. bất thành, đối tượng Dương đã đi tìm Tiến lên kế hoạch thực hiện vụ thảm sát sát hại 6 người trong gia đình ông M.
Sáng ngày 10/8, một nguồn tin cho biết, liên quan đến vụ thảm sát Bình Phước khiến 6 người trong gia đình ông Lê Văn M. tử vong, công an tỉnh Bình Phước đã di chuyển đến địa bàn huyện Hóc Môn để triệu tập nghi can có liên quan.
Đối tượng này được xác định là Trần Văn Th. (ngụ huyện Hóc Môn).
Hai đối tượng Dương và Tiến tại cơ quan điều tra.
Theo tin nhanh ban đầu, trước khi thực hiện vụ thảm sát chấn động nói trên, Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê tỉnh An Giang) đã lên kế hoạch và rủ Th. tham gia vụ giết người hàng loạt.
Trước lời đề nghị hãi hùng này, Th. không hề từ chối mà đồng ý cũng đi với đối tượng Dương. Thế nhưng, sau đó người thân của Th. biết được kế hoạch tàn ác đó nên đã ra sức ngăn cản Th.. Do đó, Th. bất ngờ từ chối việc đi cùng Dương đến nhà ông M. để thực hiện vụ thảm sát.
Kế hoạch rủ Th. bất thành, Dương đã quay trở về nhưng vãn không chịu bỏ ý định giết người hàng loạt của mình. Ngay sau đó, Dương đã gọi điện nhờ Vũ Văn Tiến (24 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa, tạm trú tại xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP.HCM) giúp sức.
Không quá khó khăn, Tiến đã nhận lời Dương. Đánh vào lòng tham của Tiến, Dương nói đi cướp tài sản nhà ông M. vì ở đây có rất nhiều tiền.
Được biết, hiện công an tỉnh Bình Phước đã tạm giữ đối tượng Th. để phục vụ điều tra.
Video đang HOT
Thơ Trịnh
Theo_Người Đưa Tin
Thảm sát Bình Phước: Ảo tưởng thoát tội nhờ kế hoạch tinh vi?
Hầu hết trong những vụ thảm án, để có thể thoát tội, kẻ sát nhân đều lên kế hoạch thực hiện và phi tang nhân chứng, vật chứng rất chi tiết, tỉ mỉ như những tên tội phạm chuyên nghiệp.
Không thể lọt lưới!
Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 của Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống tội phạm diễn ra chiều 14/7, bộ Công an cho biết, tuy số vụ phạm pháp hình sự giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tính chất tội phạm lại nghiêm trọng, hành vi phạm tội manh động, bạo lực, côn đồ và liều lĩnh hơn.
Đây rõ ràng là một nhận định rất đáng chú ý vì chỉ trong mấy năm trở lại đây, hàng loạt những thảm án kinh hoàng đã xảy ra khiến dư luận sững sờ. Nhiều con số thống kê chỉ ra rằng tội phạm hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và thủ đoạn ra tay ngày càng tàn độc, dã man và tinh vi hơn.
Hầu hết trong những vụ thảm án, để có thể thoát tội, hung thủ đều lên kế hoạch thực hiện và phi tang nhân chứng, vật chứng rất chi tiết, tỉ mỉ như những tên tội phạm chuyên nghiệp.
Hai bị can Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến trong vụ thảm sát ở Bình Phước bị bắt giữ chỉ sau mấy ngày gây án.
Trong vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước mới đây, theo thông tin từ Cơ quan điều tra, trước khi hai bị can là Nguyễn Hải Dương (SN 1991) và Vũ Văn Tiến (SN 1991) ra tay sát hại cả nhà ông Lê Văn M. (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) thì kế hoạch giết người đã được chuẩn bị tỉ mỉ từ hai tháng trước.
Theo đó để tạo chứng cứ ngoại phạm, đêm 6/7/2015, Dương rủ bạn bè tổ chức ăn nhậu ở một địa điểm tại huyện Hóc Môn, TP.HCM. Vừa kết thúc cuộc nhậu, Dương lấy xe gắn máy rồi liên lạc, chở Tiến lên huyện Chơn Thành gây án. Nhưng dù ngụy trang khéo đến mấy thì hai đối tượng này cũng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ sau đó mấy ngày.
Một vụ án nghiêm trọng khác là vụ sát hại cả nhà người yêu do đối tượng Lê Thanh Đại (SN 1981, Kiến An, Hải Phòng) gây ra.
Theo tin tức từ cáo trạng, sáng ngày 22/12/2012, Đại được người yêu là chị Nguyễn Thị Minh Tâm (SN 1980, trú tại phường Phúc Khánh, TP. Thái Bình) xuống phòng trọ (ở xã Vũ Phúc, TP. Thái Bình) mời về nhà mình chơi. Ai ngờ sau bữa cơm trưa ra mắt, Đại đã nhẫn tâm sát hại cả gia đình người yêu gồm bố mẹ và bản thân chị Tâm để cướp tài sản.
Sau khi thủ ác, nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình, sáng ngày 23/12/2012, Đại mua cuốc xẻng về khu vực giáp ranh giữa cánh đồng của xã Vũ Phúc, TP.Thái Bình với nghĩa trang xã Trung An, huyện Vũ Thư (cùng thuộc tỉnh Thái Bình) đào ba cái hố với ý định phi tang xác của ba người.
Tuy nhiên sự việc bị người dân phát hiện và Đại bị bắt sau mấy ngày lẩn trốn. Mặc dù Đại đã bị tuyên án tử hình nhưng cho tới bây giờ, dư luận vẫn không hiểu nổi tại sao hắn lại có thể ra tay tàn độc đến như vậy?
Án tử có đủ sức răn đe?
Có một thực tế là nhiều đối tượng, để đạt được mục đích trả thù của mình đã bất chấp sự trả giá bằng mạng sống, bất chấp pháp luật. Dư luận thắc mắc không hiểu, dù biết phải đối mặt với án tử nhưng tại sao nhiều đối tượng vẫn không chùn bước? Nhiều chuyên gia pháp lý gọi đó là sự ảo tưởng thoát tội của những kẻ phạm tội.
Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa từng khiến báo giới tốn rất nhiều giấy mực.
Trao đổi với PV báo, Trung tá, TS. Hà Thị Hồng Lan, Phó Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát Nhân dân) cho biết: "Những thủ phạm này đều có sự toan tính, chuẩn bị khá chu đáo về kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội cũng như che giấu hành vi nên chúng hoàn toàn tin tưởng việc mình làm khó có thể bị phát hiện.
Hoặc nếu bị phát hiện thì chúng đã có kế hoạch đối phó với cơ quan chức năng nên pháp luật không thể trừng trị được chúng. Như vậy, vấn đề không phải là pháp luật không đủ sức răn đe mà chính bản thân chúng tin tưởng rằng chúng không thể bị phát hiện và trừng trị".
Tuy nhiên theo một số chuyên gia pháp lý khác thì đó cũng chỉ là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội. Chuyên gia nghiên cứu Tội phạm học, TS. Lý Văn Quyền (trường đại học Luật Hà Nội) phân tích: "Xét ở khía cạnh tội phạm học, khi hành vi phạm tội xảy ra sẽ có nhiều nguyên nhân. Có thể do thiếu hiểu biết, do tác động xã hội, do xung đột tình cảm... nhưng thường là tổng hợp nhiều nguyên nhân liên quan khác nhau.
Tôi nghĩ không có (hoặc chưa có) một đáp án chung cho tất cả những vụ án mạng gây chấn động dư luận thời gian qua vì mỗi vụ một hoàn cảnh, một tính chất. Tuy nhiên từ vụ thảm án ở Bình Phước, tôi cho rằng, nguyên nhân là do đối tượng bị sốc tình cảm và những trở ngại văn hóa. Sự kết hợp hai vấn đề này làm cho đối tượng bất chấp mạng sống của mình để báo thù. Lúc đó luật pháp không còn có giá trị gì với hắn nữa".
Trong khi đó, Trung tá, TS. Hà Thị Hồng Lan lại bày tỏ băn khoăn về việc liệu án tử có đủ sức răn đe với những kẻ không còn tính người? Chuyên gia này cho hay: "Pháp luật hình sự Việt Nam mang bản chất nhân đạo, do đó hình phạt áp dụng đối với người phạm tội luôn đặt mục đích cảm hoá, giáo dục lên hàng đầu.
Đây phải chăng là kẽ hở để những tội phạm trẻ tuổi (nhất là người chưa thành niên) lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội, làm gia tăng tình hình trẻ hóa tội phạm hiện nay.
Đối với những thủ phạm trong các vụ án nói trên, việc áp dụng hình phạt nặng là cần thiết nhưng nếu để răn đe mạnh hơn, pháp luật cần quy định theo hướng mở; đối với những vụ án quá tàn ác, không nên áp dụng theo quy định chung và cần xử lý nghiêm những trường hợp trẻ vị thành niên phạm tội để răn đe.
Bên cạnh đó, cần tăng cường xét xử lưu động tại địa phương hoặc phát sóng trực tiếp trên truyền hình để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho mọi tầng lớp trong xã hội".
Người dân cần phải biết kỹ năng ứng phó trong tình thế khẩn cấp Liên quan tới vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước, nhiều chuyên gia pháp lý đã đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn người dân cách ứng xử trong tình thế khẩn thiết như thế nào? PV báo đã có cuộc trao đổi với một số điều tra viên để cùng mổ xẻ vấn đề nhằm rút ra những bài học tự vệ hữu ích cho người dân. Sau vụ thảm án diễn ra ở Bình Phước, nhiều ý kiến cho rằng người dân hiện nay đang thiếu những kỹ năng tự vệ, phòng vệ cần thiết để bảo vệ bản thân trước khi có sự trợ giúp từ bên ngoài. PV báo đã có cuộc trao đổi với Thiếu tá Nguyễn Văn T. (Công an Hà Nội, một điều tra viên có rất nhiều năm kinh nghiệm trong nghề) để có một cái nhìn thấu đáo hơn. Thiếu tá T. cho biết: "Tôi chưa được đọc bản kết luận điều tra chính thức trong vụ án mạng thương tâm xảy ra ở Bình Phước nên tôi không khẳng định tại thời điểm đó diễn biến như thế nào. Tuy nhiên, theo những gì mà báo chí nêu, tôi chỉ đưa ra ý kiến của mình để tham khảo, qua đó giúp bạn đọc có thể rút ra kinh nghiệm để tự mình phòng vệ trước khi có sự trợ giúp của người khác". Theo phân tích của Thiếu tá T. thì nếu nạn nhân và đối thủ đang đối mặt thì đôi mắt, ánh nhìn của nạn nhân phải đi liền với hành động ngay sau đó. Mắt nhìn thẳng vào mắt đối phương, nhìn một cách hiền từ, đầu hàng vô điều kiện, thương lượng, cầu thị và xin tha mạng, nếu cần thiết phải chỉ cho chúng biết nơi cất tiền thật sự. Dân gian có câu "của đi thay người" là vậy. Trong trường hợp thấy hung thủ có dao hoặc súng, cần bình tĩnh, tránh la hét, vì la hét sẽ là một yếu tố kích động mạnh tới thần kinh của hung thủ và nạn nhân sẽ bị giết ngay. Thay vì la hét, nạn nhân nên quỳ gối, cho hai tay ra phía sau ôm lấy phần gáy và đừng quên giải thích, nếu anh cần tiền thì cứ đến chỗ đó mà lấy, chìa khoá ở chỗ này... mong anh đừng giết tôi (cần phải thương lượng). "Trong trường hợp biết người lạ đột nhập vào nhà trong đêm tối, cách duy nhất là nạn nhân phải nằm im, không cử động để chúng coi như không bị phát hiện. Cần phải hiểu rằng tính mạng của mình mới là quan trọng, tiền mất sẽ làm lại được còn người chết thì không thể sống lại được", Thiếu tá T. chia sẻ.
TS. Nguyễn Thị Tố Quyên. Trong khi đó TS. Nguyễn Thị Tố Quyên (khoa Xã hội học, học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: "Trên thực tế nhiều vụ án mạng xảy ra liên quan tới hiếp dâm. Trường hợp nạn nhân còn nhỏ tuổi mà có phản ứng ngay lúc đó dễ khiến đối tượng bị căng thẳng dẫn tới giết người để diệt khẩu. Trường hợp này, nạn nhân ít có cơ hội sống sót. Nếu nạn nhân là người trưởng thành thì ngôn ngữ cơ thể lúc đó cực kỳ quan trọng. Họ phải vờ như chấp nhận đối tượng với mục đích làm giảm sự hung hăng, thèm khát của hung thủ. Đồng thời, nạn nhân phải quan sát xung quanh nếu nhìn thấy có người ở khoảng cách có thể nghe được thì phải lấy hơi và kêu to hết cỡ, rõ ràng, không ú ớ. Trong trường hợp bất khả kháng, nạn nhân cần chấp nhận bị xâm hại cơ thể để giữ mạng sống cho mình, tránh làm căng thẳng cho đối tượng. Sau đó nạn nhân cần đi trình báo cơ quan chức năng".
Cần sự chia sẻ, tư vấn kịp thời của cộng đồng Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất lên tiếng cảnh báo về lối sống bất chấp ở giới trẻ hiện nay. Ông cho rằng: "Để hạn chế tội phạm trẻ hóa cần phải hạn chế được tâm lý bất chấp ở trẻ. Muốn vậy thì phải có sự giáo dục, quản lý đúng cách và kịp thời của gia đình. Không những vậy, các bậc phụ huynh cần phải trang bị kiến thức và kỹ năng sống cho trẻ ngay khi bước chân vào trường học để tránh đẩy các em tới sự bế tắc khi gặp phải những khó khăn. Thêm nữa là sự quan tâm chia sẻ, tư vấn kịp thời của cộng đồng (bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đoàn thể...) sẽ giúp giới trẻ không cảm thấy bị coi thường, cô độc".
Phạm Thiệu - Lương Liễu
Theo_Người Đưa Tin
Vụ thảm sát 6 người: Công nhân làm trong xưởng gỗ giờ về đâu? Sau khi vợ chồng chủ công ty gỗ Quốc Anh cùng 4 người thân bị sát hại, 170 công nhân từng làm việc tại đây đành ngậm ngùi rời khỏi, chỉ số ít công nhân được giữ lại để lau dọn vệ sinh và bảo vệ nhà xưởng. Công ty Quốc Anh cũng là nơi ở của vợ chồng ông Mỹ vắng lặng...