Vụ thảm sát Mỹ Trạch – Nỗi đau nhức nhối suốt 66 năm
Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm nhưng người dân làng Mỹ Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) vẫn chưa thể quên được vụ thảm sát khốc liệt khiến hơn 300 người bị chết, hàng trăm ngôi nhà bị thiêu rụi.
Trong ký ức của người dân làng Mỹ Trạch, ngày 29/11/1947 của 66 năm về trước là một ngày đẫm máu không thể nào quên. Chỉ trong vài giờ, toàn bộ ngôi làng nhỏ đã bị giặc Pháp thiêu rụi, hàng trăm sinh mạng con người (hầu hết là người già và trẻ em) bị sát hại bởi kẻ thù.
Theo chân ông Võ Chí Mừng, Bí thư chi bộ thôn Mỹ Trạch, chúng tôi đã tìm đến nơi xảy ra vụ tàn sát đẫm máu ở chân cầu Mỹ Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy. Trải qua thời gian, chiếc cầu năm nào đã có bao sự đổi thay, dòng sông Kiến Giang cũng trở nên trong xanh và thơ mộng. Nhưng ít ai biết rằng, nơi đây từng là chiếc “mồ chôn tập thể” của hơn 300 người khiến cho dòng sông Kiến Giang chìm trong biển máu. Ông Mừng cũng như bao người dân Mỹ Thủy vô cùng xót xa, đau đớn vì ông cha của họ đã bị tàn sát hết sức dã man.
Bia căm hờn, nơi ghi lại tội ác của kẻ thù đối với người dân làng Mỹ Trạch
Theo nhiều tài liệu ghi lại: Từ chiều 28/11/1947, quân Pháp ở đồn Thượng Phong đến tập kết ở đồn Xuân Bồ (xã Xuân Thủy) để chuẩn bị phối hợp với các cánh quân khác thực hiện cuộc “khủng bố trắng”. Đến khoảng 2 giờ sáng ngày 29/11(tức 17/10 âm lịch), hơn một đại đội giặc ở làng Xuân Bồ bí mật hành quân mai phục và chặn ở các ngã ra vào làng Mỹ Trạch. Các vọng gác của ta đã kịp thời báo động, kế hoạch đối phó với giặc và chống “khủng bố trắng” đã được phổ biến từ trước, nhưng lực lượng giặc quá đông lại được trang bị vũ khí tối tân nên một lúc không thể ứng phó kịp. Trên 200 tên ở các đồn Hòa Luật Nam, Thượng Phong cùng với bọn Việt gian phản động ở các làng lân cận, có phi pháo yểm trợ bao vây làng Mỹ Trạch.
Trong vụ thảm sát ngày 29/11, riêng làng Mỹ Trạch bị giặc đốt cháy 326 nóc nhà, bắn chết 310 người. Trong số đó, có 86 hộ có người bị chết, 19/86 hộ bị giết cả nhà, nam giới: 140 người, nữ giới: 170 người, trẻ em: 157 người; trong đó có 21 trẻ em dưới 1 tuổi. Từ 18 – 50 tuổi có 59 người hầu hết là phụ nữ (nhiều phụ nữ có thai và những người tàn tật).
Trong gần 3 tiếng đồng hồ từ 5 giờ sáng đến 8 giờ sáng, bọn lính Pháp và lính Lê Dương từ ba hướng tràn vào làng, gặp ai là bắn ngay mặc những tiếng gào thét của bà già, trẻ con. Nhiều nhà bị chúng xông vào bắn chết cả gia đình rồi đốt nhà thiêu xác. Sau đó chúng dồn những người còn sống sót tập trung ở móng cầu sắt Mỹ Trạch rồi đặt ba khẩu súng liên thanh chĩa vào dân làng để uy hiếp tinh thần, bắt dân khai báo cơ sở Đảng và cán bộ Việt Minh, bắt hô khẩu hiệu phản động chống lại Đảng, chống lại Việt Minh, chống lại phong trào kháng chiến. Dân làng Mỹ Trạch phản đối bằng cách im lặng không khai báo, không hô khẩu hiệu. Bọn chúng lồng lộn điên cuồng bắn giết những người dân vô tội. Cả trăm người ngã xuống móng cầu, xuống sông Kiến Giang, dòng sông nhuốm đỏ máu dân lành. Đến khoảng 11 giờ, bọn giặc mới rút khỏi làng nhưng trên đường đi chúng còn nhẫn tâm sát hại nhiều dân thường ở một số làng lân cận.
Ông Võ Chí Mừng thắp hương tưởng nhớ các nạn nhân
Hiện nay, làng Mỹ Trạch còn lưu lại tấm “bia căm hờn” do người dân địa phương dựng nên để khắc ghi một sự kiện đau thương. Dưới chân cầu Mỹ Trạch, mồ chôn tập thể của hàng trăm nạn nhân cũng được người dân lập ban thờ để hương khói.
Lời kể của nhân chứng
Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Trọng Điềm (hiện nay đã 83 tuổi) là nhân chứng sống trong cuộc thảm sát đẫm máu. Khi đó ông Điềm vừa tròn 16 tuổi, được gia đình cho đi học nên từ nhỏ ông đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng. Hôm giặc Pháp tràn vào làng và ra tay bắt bớ, sát hại dân lành, ông Điềm cùng một số thanh niên khác bí mật đảm nhận việc theo sát hoạt động của địch và tình hình người dân trong làng để thông tin kịp thời cho bộ đội chuẩn bị phương án đối phó. Sợ bị bại lộ nên hầu hết thanh niên trai tráng, dân quân du kích, bộ đội phải sơ tán chứ không dám ra mặt.
Ông Điềm kể lại: “Hôm đó, hàng trăm tên giặc tràn vào làng và phong tỏa các hướng đi để lùng bắt bộ đội và những người theo Đảng, theo Việt Minh. Nhận biết được kế hoạch từ trước của bọn chúng từ nguồn tin cấp báo nên toàn bộ trai tráng, dân quân, bộ đội đều phải sơ tán ra khỏi làng, chỉ có người già, phụ nữ và trẻ em ở lại. Tuy nhiên, khi không tìm thấy Việt Minh mà chỉ thấy người già và trẻ nhỏ nên bọn chúng trở nên điên cuồng rồi tiến hành khủng bố trắng trợn, chúng chia nhỏ các đội quân vào nhà dân bắt bớ, bắn giết. Sau đó châm lửa thiêu rụi nhà cửa dân nghèo để họ không còn nơi sống”. Nói đến đây giọng ông Điềm chùng xuống nghẹn ngào.
Video đang HOT
Ông Điềm kể tiếp: “Hàng trăm người dân bị chúng bắt trói rồi dùng súng dẫn ra chân cầu Mỹ Trạch, dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, dọa nạt để bắt người dân khai ra Việt Minh, nơi ẩn nấp của họ. Bên cạnh đó, chúng chĩa súng vào từng người một hét lớn bắt hô khẩu hiệu chống lại Việt Minh, chống lại Đảng Cộng sản. Nhưng tất cả những lời de dọa đó cũng không làm lung lay ý chí của người dân Mỹ Trạch. Điên cuồng, giặc Pháp chĩa súng bắn liên thanh vào dân nghèo vô tội khiến cho dòng sông Kiến Giang đỏ ngầu máu tươi, xác chết chồng lên nhau…”.
Theo ông Điềm, chỉ có 4 người sống sót sau vụ thảm sát là bà Bát Đinh (72 tuổi), khi giặc giơ súng lên định bắn thì bà bị ngất; bà Trần Thị Mạch (lúc đó mới 10 tuổi) bị 2 viên đạn xượt qua má; bà Lê Thị Em (lúc đó mới 9 tuổi) bị đạn bắn xuyên bắp chân và ông Trần Phẩm bị gãy chân. Đến nay chỉ còn bà Trần Thị Mạch đang sống tại Hà Nội, những người còn lại đều đã qua đời.
66 năm qua, mỗi khi nhắc lại sự kiện kinh hoàng đó, lòng ông Điềm luôn cảm thấy đau nhói. Bởi trong cuộc thảm sát này, giặc Pháp đã bắn chết 6 người thân yêu nhất trong gia đình ông.
Nỗi đau nhức nhối
Vụ thảm sát kinh hoàng ở làng Mỹ Trạch đã để lại sự đau thương quá lớn, có rất nhiều gia đình bị giặc giết chết sạch cả nhà. Trong số đó, gia đình ông Trần Văn Hoan có 10 người thì bị giặc bắn chết hết 7 người; ông Nguyễn Công Duyên bị giết hết cả nhà 6 người, ông Hoàng Văn Tẩu, ông Trần Văn Hồi, ông Hoàng Văn Đột bị giết 6 người; ông Nguyễn Hữu Lem bị giặc giết 10 người…
Ông Võ Chí Nghiện có đến 7 người thân bị giặc Pháp bắn chết. Hôm giặc tràn vào làng tàn sát, ông Nghiện lúc đó mới 14 tuổi và đang chăn trâu ở ruộng làng và may mắn sống sót. Ông kể lại: “Hôm đó tui đang chăn trâu, bò ngoài đồng làng thì thấy lính Pháp cùng bọn Việt gian dẫn đường bắt bớ nhiều người dân đưa ra cầu Mỹ Trạch. Trong số đó, tui nhìn thấy ba, mạ, cùng nhiều anh, chị em nhà tui. Tui chạy theo gọi nhưng ba tui quay lại nói: “Con ơi! Hãy trốn đi không bị bọn chúng bắn chết, chúng đã giết hại rất nhiều người dân trong làng rồi”. Nghe cha nói vậy nên tui cũng nấp vào trong bụi rậm mà chỉ dám nhìn ra. Sau một hồi dọa nạt, chúng đã thẳng tay chĩa súng vào người dân và bắn chết hết cả, xác chồng lên nhau, máu nhuốm cả đoạn sông Kiến Giang. Nhìn thấy cảnh tượng dã man ấy dù rất uất hận nhưng tui cùng anh Cưng, anh Thành (cùng đi chăn bò với ông Nghiện – PV) chỉ biết khóc chứ không dám làm gì. Đợi sau khi chúng rút hết, bọn tui cùng một số anh em khác là thanh niên phục vụ cách mạng, dân quân… chạy đến đào hố rồi lượm xác để chôn các nạn nhân. Lúc đó không còn cái xác nào nguyên vẹn để phân biệt nữa…”.
Ông Điềm chia sẻ: “Chiến tranh luôn để lại sự mất mát, đau thương cho nhiều người và cũng đã đi qua lâu lắm rồi, mình thù hận cũng không được gì cả. Không riêng gì người dân Mỹ Trạch, mà trên đất nước này có biết bao ngôi làng bị xóa sổ, hàng triệu gia đình phải hy sinh, ly tán, biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để giành lấy hòa bình hôm nay. Đó cũng là một bài học để giáo dục thế hệ trẻ sau này”.
Ghi nhận sự kiện lịch sử, năm 2001, Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch đã công nhận nơi này là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Chính quyền địa phương cũng đã dựng một tấm bia gần chân cầu Mỹ Trạch để thế hệ sau có thể hiểu thêm về lịch sử bi tráng và những đau thương, mất mát của chiến tranh.
Đến nay, cứ đến ngày 17/10 (âm lịch), người dân làng Mỹ Trạch lại ra chân cầu hoặc tấm bia căm hờn – nơi xảy ra vụ thảm sát 66 năm về trước để thắp hương tưởng niệm các nạn nhân. Nhưng điều khiến người dân nơi đây luôn trăn trở là cuộc tàn sát đẫm máu này đến nay vẫn chưa có tài liệu nào đề cập đến ngoài cuốn Lịch sử Đảng bộ xã, huyện; cũng như chưa mấy ai biết đến sự kiện đau thương này.
Đăng Đức
Theo Dantri
Người từng thách đấu Công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu chè: Ngày tàn của một ông hoàng
Chia tay bà Phùng Há, cuộc sống của George Phước chỉ còn là chuỗi ngày ăn chơi vô độ. Số ruộng đất, tài sản còn lại vì vậy mà nhanh chóng tiêu tan. Ngôi nhà đồ sộ ở thành phố Mỹ Tho, rồi rạp hát Huỳnh Kỳ lớn nhất miền Tây cũng bị bán cho người khác.
Hết tiền, bị cơn nghiện hành hạ, George Phước sống lang thang như kẻ ăn mày, rồi gục chết mà không có đất chôn.
Không kịp thực hiện lời nguyền
Sau khi chia tay bà Phùng Há, George Phước càng ăn chơi vô tội vạ và bắt đầu lao vào nghiện ngập. George Phước dẹp gánh hát Huỳnh Kỳ, bán nốt mấy chiếc ghe bầu để lấy tiền ăn chơi tiếp. Rồi nhà cửa, ruộng đất ở Mỹ Tho, Chợ Gạo cũng lần lượt bị ông ký bán. Khi không còn gì để bán, không có tiền thuê nhà, ông ra đường và sống lang thang trong vườn Ông Thượng (công viên Văn Hóa TPHCM ngày nay) cùng với những người ăn xin khác.
Trong cả cuộc đời ăn chơi vô độ và hào phóng, George Phước có nhiều bạn bè, nhiều người thọ ơn ông. Ông hoàn toàn có thể nhờ cậy một chỗ tá túc, thậm chí cả chuyện ăn uống, chữa trị bệnh tật. Thế nhưng, ông không làm thế do lỡ mắc một "lời nguyền".
Ngày còn ngồi trên cả đống tiền của, có kẻ hầu người hạ, trong những cuộc ăn chơi vô độ, George Phước thường tuyên bố trước bạn bè rằng, nếu sau này ông sạt nghiệp, trở nên nghèo khó, ông sẽ tự tay lái chiếc xe hơi chạy ra Cấp (Vũng Tàu) và đâm đầu xuống biển để chết theo xe, chứ nhất định không nhờ vả vào ai.
Cái nghèo đã ập đến quá nhanh, khi giật mình nhận ra đã "sạt nghiệp" thì George Phước cũng chẳng còn chiếc xe hơi nào.
Mộ George Phước (màu sậm) được bà Phùng Há làm lại năm 1999
Giữ đúng "lời nguyền" ngày trước, ông nhất định không nhờ vả ai. Hết tiền ăn chơi, nhà cửa không còn, lại nghiện nặng, thân tàn ma dại, ông sống cảnh lang thang rày đây mai đó ở Sài Gòn và trải qua những ngày tháng cuối đời như kẻ vô hồn trong vườn Ông Thượng.
Vườn Ông Thượng, một khu vườn rộng nằm ở trung tâm TPHCM hiện nay có tên là Công viên Văn Hóa TPHCM (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1).
Từ năm 1950 đến cuối thập niên 1970 khu vườn có tên là Vườn Tao àn. Trước đó nữa khu vườn này có tên là "vườn Ông Thượng".
Khoảng đầu thế kỷ 19, Tổng trấn Gia ịnh là Lê Văn Duyệt đã lập ra tại đây một vườn cây cảnh để thỉnh thoảng ông cưỡi ngựa đến thưởng lãm, từ đó dân gian quen gọi nơi này là "vườn Ông Thượng". Khi Pháp xâm chiếm nước ta, khu đất này trở thành khuôn viên Dinh Toàn quyền Pháp ở Đông Dương.
Năm 1869, người Pháp cho xây con đường Miss Clavell tách khu vườn khỏi dinh, đặt tên khu vườn là "Jardin de la Ville", nhưng người Sài Gòn vẫn gọi đó là "vườn Ông Thượng".
Đến thập niên 1940, vườn Ông Thượng trở thành công viên chính của Sài Gòn với hàng ngàn cây xanh cổ thụ. Khu vườn là nơi vui chơi, giải trí, tập luyện thể thao của người dân thành phố. Đây cũng là chốn nương thân của trẻ em lang thang, những người cơ nhỡ, những băng nhóm bụi đời.
Chết trong nghèo khổ, cô độc
George Phước đã sống nghèo khổ, bệnh tật lay lắt nhiều tháng trời trong vườn Ông Thượng. Cho tới 1 ngày ông không thể ngồi dậy để đi xin thuốc, ông chỉ còn nằm chờ chết.
Tình cờ một người bạn đồng hương Mỹ Tho của ông tên là Nguyễn Hoàng Phi (cha của ông Phi trước là huyện Chung từng là bạn thân của Đốc phủ Sủng - cha của George Phước) phát hiện George Phước đang nằm chờ chết trong vườn Ông Thượng. Ông Phi đã đưa người bạn nghiện ngập, nghèo khó về quê nhà Chợ Gạo (Mỹ Tho) để chăm sóc, chữa bệnh.
Có người cho rằng, việc đưa George Phước về nhà ông Phi ở Chợ Gạo là do sự sắp xếp của bà Phùng Há, vì lúc đó dù bà đã có chồng khác, nhưng vẫn theo dõi chuyện suy sụp, nghèo khổ của người chồng cũ và tìm cách giúp đỡ.
Bà không thể trực tiếp lo cho người chồng cũ, nên đã nhờ ông Phi (từng là bạn của bà và George Phước) đứng ra lo cho "ông hoàng" đã sa cơ. Có thể, nếu còn tỉnh táo thì George Phước đã từ chối sự giúp đỡ của ông Phi, thà nằm chết ngoài đường còn hơn nuốt "lời nguyền" nhờ vả người khác, dù đó là bạn thân.
Một chiều cuối năm 1949, trên chuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho, George Phước đã trở về cố hương Mỹ Tho sau nhiều năm xa cách.
Ngày rời khỏi Mỹ Tho ông là một "ông hoàng" ruộng đất cò bay thẳng cánh, nhà cao cửa rộng. Giờ ông trở về cố hương trong nghèo khó, bệnh tật, ông buộc phải sử dụng xe lửa - một phương tiện bình dân mà ngày xưa ông không thèm bước chân lên.
George Phước được ông Nguyễn Hoàng Phi đưa về nuôi nấng, chữa trị trong ngôi nhà ở thị trấn Chợ Gạo (nay là trụ sở của một cơ quan huyện Chợ Gạo), lúc ấy ông chỉ còn da bọc xương.
Nếu với tâm lý thoải mái, còn yêu thương cuộc sống, còn khao khát ở lại với đời, có thể George Phước đã vượt qua hoàn cảnh trong sự giúp đỡ tận tình của người bạn tên Phi.
Thế nhưng, khi tỉnh táo nhận ra mình phải nuốt lời nguyền, sống nhờ vào người khác, George Phước đã bị giày vò, cùng với những cơn đói thuốc triền miên, rồi bệnh tật kéo dài, ông đã chết sau đó mấy tháng, vào khoảng giữa năm 1950, khi mới 49 tuổi.
George Phước qua đời không có người thân nào bên cạnh, ngoài người bạn tên Phi. Bên quan tài không một chiếc khăn tang, lúc động quan không có tiếng khóc của người ở lại.
Hầu hết người ông quen biết đều sống ở Sài Gòn, thời ấy thông tin liên lạc khó khăn, giao thông cách trở, vì vậy mà không ai có thể từ Sài Gòn vượt gần 100 cây số đến Chợ Gạo tiễn đưa một "ông hoàng" đã sa cơ.
Ông Phi mua cho người bạn vắn số chiếc áo quan bằng gỗ tốt, thi hài được quàn tại nhà 1 ngày đêm, trước khi được xe thổ mộ chở về ấp Thạnh Khiết, xã An Thạnh Thủy cách đó chừng 5 cây số để chôn.
Chiếc xe thổ mộ chạy trên con đường đá lởm chởm, hai bên đường là những thửa ruộng một thời thuộc sở hữu của Đốc phủ Sủng, về sau được George Phước thừa kế.
Những cánh đồng cò bay thẳng cánh ấy giờ đã thuộc về người khác, nên xe phải chở quan tài đi thật xa mới có chỗ để chôn, trên phần đất nằm trong góc khuất của gia đình ông Phi. Một nấm đất nhỏ được đắp lên vội vã để chôn vùi một con người từng ăn chơi khét tiếng vùng đất Nam Bộ, bên trên không có tấm bia mộ nào.
Ngôi mộ đất "vô chủ" ấy nằm trong góc khu vườn vắng không thay đổi hiện trạng trong suốt gần 50 năm. Cho đến một ngày cuối năm 1999 khi bà Phùng Há tìm đến.
Trước khi tuân theo mệnh trời đi về cõi vĩnh hằng, bà Phùng Há đã tới nơi chôn cất người chồng cũ để xây lại cho ông một ngôi mộ đàng hoàng.
Theo Thanh Thủy
Lao động
Cảm động chuyện hải quân Việt Nam cứu sống 3 phi công Mỹ ở Trường Sa Trưa ngày 10/7/1988, tàu HQ-11 Lữ đoàn 171 Vùng 2 Hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo khu vực đảo Đá Lớn - quần đảo Trường Sa đã cứu sống được 3 phi công Mỹ gặp nạn trên đường bay từ Singapore về căn cứ Subic (Philippines). Không quản sóng to gió lớn, khó khăn gian khổ, cán bộ chiến...