Vụ thảm sát Bình Phước: Giết người không chỉ vì hận tình?
Nguyễn Hải Dương thừa biết vụ án của Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa nhưng vẫn làm, điều đó cho thấy Dương không chỉ vì hận tình mà giết người.
Hàng loạt vụ án đặc biệt nghiêm trọng, hành vi man rợ xảy ra thời gian qua khiến dư luận xã hội không khỏi hoang mang. Hoang mang bởi đa phần thủ phạm như Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện và gần đây là Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến là những đối tượng tuổi đời còn trẻ, có học nhưng họ xuống tay với các nạn nhân vô cùng tàn độc.
Đằng sau những vụ án đó, dư luận nghi ngại phải chăng họ bị ảnh hưởng tâm lý từ những trò chơi, phim ảnh bạo lực hay những thông tin cướp giết hàng ngày tràn lan trên các phương tiện truyền thông. Có ý kiến lại cho rằng họ là “sản phẩm” của hệ thống giáo dục chú trọng thành tích mà lơ là việc giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ năng sống, cách ứng xử trong gia đình, bạn bè cũng như các mối quan hệ ngoài xã hội.
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất
Chia sẻ về những ý kiến này, nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng những vụ án mạng man rợ xảy ra thời gian qua đều có một điểm chung là hung thủ, nghi phạm gây ra những vụ án đó là những kẻ không chịu trau dồi tri thức, không biết giá trị sống của mình, không chịu dùng bàn tay khối óc của mình để lao động mà chỉ biết hưởng thụ bằng mọi cách không cần nghĩ tới cộng đồng, từ đó dẫn tới việc họ lao vào chiếm đoạt tiền, tài sản của người khác bằng mọi giá, mọi cách, cách tàn độc nhất là giết người.
Dùng đến cách giết người để cướp của cũng là lúc họ đã mất hết tính người. Bản năng động vật nổi lên cộng với việc không kiềm chế được lòng tham luôn tồn tại trong mỗi cá nhân khiến cho những hành vi chúng gây ra vô cùng phức tạp và khó kiểm soát. Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất nhấn mạnh, trong vụ thảm sát ở Bình Phước, có thể khẳng định Nguyễn Hải Dương đã mất nhân tính toàn diện. Trước khi vụ thảm sát xảy ra, trong con người Dương đã tiềm ẩn những dấu hiệu không tích cực. Cộng với tính ích kỷ, chỉ biết bản thân mình mà những dấu hiệu đó đã phát ra ngoài bằng hành vi man rợ không thể là của con người có trí não, biết suy nghĩ.
Trả lời cơ quan điều tra, Dương khai vì hận tình với nạn nhân, bị bố mẹ nạn nhân cấm cản mà hắn giết cả gia đình họ, đó chỉ là sự biện hộ. Không thể lấy đó là lý do để bào chữa cho hành vi man rợ, tàn độc của Dương. Lên kế hoạch rất kỹ từ việc dụ cháu Dư Minh Vỹ mở cửa cho Dương và Tiến vào nhà, cũng như chuẩn bị rất kỹ các phương tiện để gây án, từ dao, súng đến khẩu trang, găng tay,…; sát hại nạn nhân sau khi tra khảo chỗ cất tiền không được… cho thấy việc cướp tiền cũng nằm trong chủ đích của đối tượng.
Ông Chất cho rằng, những đối tượng giết người, cướp của đều là những kẻ không có trách nhiệm với bản thân. Đã vô trách nhiệm với chính bản thân mình thì chúng không thể có trách nhiệm với người khác, khi đó chúng sẽ làm bừa, làm bằng bất kỳ giá nào mà không nghĩ sẽ gây tổn thương cho bất kỳ ai, kể cả bản thân chúng. Chúng hoàn toàn biết sẽ vướng vào lao lý khi gây ra những hành vi đó, đặc biệt với Nguyễn Hải Dương, hắn thừa biết vụ án của Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa nhưng vẫn làm. Điều đó cho thấy Dương không chỉ vì hận tình mà làm như thế.
Video đang HOT
Hành vi của Dương là cực kỳ dã man, tàn độc, gây chấn động xã hội, nó không chỉ tước đi mạng sống của 6 người mà nó khiến hàng trăm, hàng nghìn người bị ám ảnh trong tâm trí.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất không nên cho rằng các vụ giết người dã man vừa qua là hiện tượng phổ biến trong xã hội “mà chỉ là dư luận còn chưa quên vụ án trước thì các vụ án sau đã xảy ra”, ông Chất nói./.
“Mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng quyết định bản thân họ. Không ai có thể làm thay mình để được người khác yêu mến, kính trọng. Không thể lấy tác động ngoại cảnh, môi trường bên ngoài biện hộ cho những hành vi sai trái của một cá nhân. Mặc dù môi trường bên ngoài (gia đình, nhà trường, xã hội) có ảnh hưởng, nhưng rõ ràng cha mẹ, thầy cô không ai muốn con em, học sinh của mình làm những việc sai trái” – Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất.
Thanh Hà
Theo_VOV
Phó Thủ tướng yêu cầu sớm xét xử lưu động vụ thảm sát 6 người
Vụ án giết 6 người ở Bình Phước được cả Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập như một cảnh báo về tình trạng tội phạm có tính chất nghiêm trọng gia tăng. Phó Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra xét xử lưu động.
Chiều 14/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị sơ kết tháng đầu năm 2015 của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống tội phạm (138/CP).
Phạm tội manh động, bạo lực, côn đồ, liều lĩnh hơn
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp tại trụ sở Chính phủ (ảnh: Chinhphu.vn).
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Phó trưởng Ban chỉ đạo 138 cho biết, 6 tháng đầu năm, công tác phòng chống tội phạm đạt kết quả tích cực, kéo giảm tỷ lệ gia tăng tội phạm, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Lực lượng công an đã điều tra, phá gần 21.500 vụ phạm pháp hình sự, bắt xử lý gần 42.000 đối tượng; triệt phá trên 1.230 băng, nhóm tội phạm. Tuy nhiên, tính chất tội phạm còn nguy hiểm, đã xảy ra nhiều vụ án mạng nghiêm trọng, điển hình là vụ án thảm sát 6 người trong một gia đình vừa xảy ra ở Bình Phước...
Báo cáo của Tổng Cục trưởng Tổng Cục cảnh sát Phan Văn Vĩnh minh chứng rõ hơn về tình hình tội phạm hiện nay. Theo đó, 6 tháng đầu năm, tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn xã hội được kiềm chế, số vụ phạm pháp hình sự giảm 3,32% so với cùng kỳ năm 2014, một số tội phạm giảm mạnh như giết người cướp tài sản giảm gần 16%; giết người do nguyên nhân xã hội giảm 12%; cướp giật tài sản giảm 12%; hiếp dâm giảm trên 16%.
Tuy nhiên, tính chất tội phạm lại nghiêm trọng, hành vi phạm tội mạnh động, bạo lực, côn đồ, liều lĩnh hơn. Đã xảy ra nhiều vu giết nhiều người, giết người cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng, đối tượng liên tục gây án (vụ giết chủ quán cơm chay, cướp 1 xe mô tô ở Bà Rịa-Vũng Tàu, đối tượng khai nhận trong tháng 8,9-2014 đã gây ra 3 vụ giết người, cướp tài sản tại 3 địa phương Hải Phòng, TPHCM, Quảng Ngãi).
Tướng Vĩnh nhắc lại việc gần đây nhất là vụ giết 6 người ở Bình Phước, 4 người ở Nghệ An.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng phức tạp, hoạt động có tính chất xuyên quốc gia (6 tháng qua đã phát hiện 178 vụ việc, giảm trên 50% so với cùng kỳ năm 2014). Đáng chú ý, xuất hiện các hacker tấn công trang web, cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước và mạo danh blog, FB cá nhân mang tên các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để lan truyền thông tin sai sự thật gây chia rẽ nội bộ, tâm lý hoài nghi trong nhân dân, tác động xấu trước Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Đáng lo ngại, tướng Vĩnh nhấn mạnh, là tình trạng những nhóm thanh niên côn đồ, liên kết với nhau, khi có mâu thuẫn, va chạm là sẵn sàng tụ tập "dàn trận" đâm chém, gây thương tích, gây rối trật tự công cộng diễn ra ở một số tỉnh phía Nam. Tình trạng ném đá xe khách tại khu vực Tây Nguyên gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để giải quyết mâu thuẫn có chiều hướng gia tăng; đã phát hiện nhiều vụ sản xuất vũ khí cung cấp cho các đối tượng phạm tội.
Tuy tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản giảm nhưng hành vi cướp tài sản lại tăng 6,3%. Tội phạm trộm cắp tài sản vẫn diễn ra phức tạp (chiếm gần 45% tổng số vụ phạm pháp hình sự), nhất là trộm cắp tài sản ở khu vực nông thôn (chó, mèo) kéo theo hệ quả là các vụ cố ý gây thương tích, giết người, hủy hoại tài sản (người dân đánh đối tượng trộm chó) diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương.
Ngoài ra, tội phạm chống người thi hành công vụ tăng, hành vi chống đối manh động, côn đồ, liều lĩnh xảy ra ở nhiều địa phương, nhất là chống lại lực lượng công an. Bên cạnh đó, tội phạm mại dâm gia tăng, tổ chức mại dâm "sex tour", xuất hiện nhiều vụ xưng là người mẫu. Tội phạm buôn bán người cũng gia tăng. Cùng với đó, tội phạm về kinh tế, tham nhũng tiếp tục xảy ra trong nhiều lĩnh vực.
Để tội phạm lộng hành, quy trách nhiệm người đứng đầu chính quyền
Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân thông tin, 6 tháng đầu năm, trên địa bàn thành phố xảy ra 2.870 vụ án phạm pháp hình sự (giảm so với cùng kỳ), trong đó án xâm phạm tài sản chiếm tới trên 80%, chủ yếu do thanh thiếu niên hư hỏng, thất nghiệp gây ra. Tương tự tình hình trên địa bàn cả nước, tại TPHCM, tuy số vụ phạm pháp hình sự giảm nhưng tính chất lại phức tạp hơn.
Chủ tịch thành phố cho biết, từ vụ án sát hại 6 người vừa xảy ra ở Bình Phước, TPHCM đã rút ra bài học kinh nghiệm xương máu trong việc tăng cường giáo dục truyền thống gia đình, xây dựng gia đình một cách căn cơ.
"Từ thực tế nhiều vụ án cho thấy, nếu chúng ta không chú trọng xây dựng văn hóa gia đình thì nguy cơ phát sinh các loại tội phạm là rất lớn", ông Lê Hoàng Quân nhận xét.
Ghi nhận, đánh giá cao kết quả phòng chống tội phạm đạt được trong 6 tháng qua nhưng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu phải nhận diện rõ tình trạng tội phạm hiện nay khi mà nhân dân vẫn còn lo lắng nhiều.
Phòng chống tội phạm, theo đó, không phải trách nhiệm riêng của ngành công an mà phải là của toàn hệ thống chính trị, có sự tham gia của người dân để bảo đảm cuộc sống bình yên của xã hội. Vì vậy, từng bộ ngành, từng cấp, địa phương, lực lượng phải nêu cao trách nhiệm trước nhân dân, huy động tổng lực các giải pháp để chuyển biến tích cực hơn trong phòng chống tội phạm.
"Công tác phòng ngừa tội phạm, nhất là phòng ngừa xã hội chưa tốt. Còn nhiều vấn đề trong việc giáo dục của dòng họ, gia đình, nhà trường, xã hội, dẫn đến nhiều trường hơp nhận thức mù quáng, có hành động phạm tội mù quáng. Cần phải tăng cường công tác giáo dục", Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng yêu cầu, nơi nào để tội phạm lộng hành, nơi đó người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Trấn áp tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân phải là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, nhất là trong bối cảnh đang diễn ra đại hội Đảng các cấp. Cần có phương án bảo vệ an toàn cho đại hội Đảng các cấp, không để xảy ra tình huống bị động.
Trong 6 tháng cuối năm, trong nước diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, đặc biệt là Đại hội Đảng các cấp, là thời điểm các thế lực thù địch và phản động tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, nguy hiểm nhất là hoạt động khủng bố, phá hoại, kích động biểu tình, bạo loạn. Nhận định về bối cảnh này, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, Bộ Công an dự báo tình hình tội phạm và trật tự an toàn xã hội sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, tội phạm giết người, cướp giật, tội phạm ma túy. "Trật tự an toàn xã hội sẽ không chuyển biến tích cực nếu không quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng chống tội phạm đã đề ra. Cần phải huy động sức mạng tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công cuộc phòng chống tội phạm, các cấp phải vào cuộc mạnh mẽ" - Bộ trưởng Trần Đại Quang nói.
P.Thảo
Theo Dantri
Nhìn từ vụ thảm sát 6 người: Nhiều "cơ hội" để con người bộc lộ cái xấu! Tiên si tâm ly hoc tôi pham Chu Văn Đưc (Đai hoc Luât Ha Nôi) cho răng xa hôi đang co nhiêu cai đê con ngươi ta bôc lô cai xâu, không giup ngươi ta bôc lô sư trung thưc, đâu tranh vi công ly, le phai. Thâm chi bây giơ ngươi ta con bao nhau: "thât tha thăng thăn thi thua thiêt"......