Vụ thảm sát 5 phu trầm: Đã xác định danh tính 3 nghi can
Đêm ngày 23/3, 5 phu trầm đã bị hành quyết một cách dã man tại vùng biên giới giáp ranh giữa tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) và tỉnh Savanakhet (Lào).
Tối 31/3, theo một nguồn tin riêng của phóng viên cho biết, cơ quan chức năng đã bước đầu xác định được danh tính 3 nghi can trực tiếp gây ra vụ giết hại dã man 5 phu trầm ở hai xã Quảng Minh, Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).
Trước đó, đêm ngày 23/3, 5 phu trầm đã bị hành quyết một cách dã man tại vùng biên giới giáp ranh giữa tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) và tỉnh Savanakhet (Lào)
Nơi bọn bắt cóc đào hố giết và chôn 5 phu trầm tại đất Lào
Mới đây một nguồn tin cho biết, qua thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, xác minh, điều tra đã đi đến việc xác định được 3 nghi can là những hung thủ gây ra vụ giết 5 phu trầm. Trong 3 nghi can thì có 2 đối tượng người Việt trú tại khu vực xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) và một đối tượng ở Savanankhet (Lào). Do yêu cầu bí mật trong công tác điều tra, nên tên tuổi cụ thể của 3 nghi can trên hiện chưa được công bố công khai.
Hiện 3 nghi can này được trinh sát xác định đang trốn ở trong rừng. Để phục vụ cho công tác điều tra, truy bắt các đối tượng gây ra vụ án này, gần 200 cán bộ thuộc lực lượng Công an, Biên phòng Việt Nam và Sở An ninh tỉnh Savanakhet (Lào) đã được tung vào để thực hiện nhiệm vụ phá án.
Các cơ quan chức năng tuyến biên giới từ Thừa Thiên Huế đến Hà Tĩnh đều đã được thông báo nhận dạng của 3 nghi can và được lệnh tăng cường thêm lực lượng của mình để thực hiện công tác tuần tra, canh phòng nghiêm ngặt và kiểm soát kỹ tất cả các đối tượng ra vào ở địa bàn mình phụ trách, nhất là các đối tượng có nghi vấn.
Theo đó, các chủ rừng của các lâm trường, các xã tuyến biên giới cũng đã được thông báo tăng cường kiểm soát khu vực rừng được quản lý để phát giác đối tượng trong tầm ngắm. Lực lương giữ rừng của các lâm trường và các xã được huy động hơn một ngàn người vào cuộc để hỗ trợ cho các mũi điều tra của Công an và Biên phòng làm nhiệm vụ.
Video đang HOT
Theo vietbao
Nỗi niềm thưởng Tết giáo viên vùng cao
"Với GV vùng cao như chúng tôi, chuyện không có thưởng Tết đến giờ cũng trở nên bình thường. Phần thưởng lớn nhất của chúng tôi đó là niềm vui khi ăn Tết xong, các em đến trường đầy đủ, không bỏ lớp, bỏ trường"-tâm sự của cô giáo ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An).
Tết Nguyên đán Quý Tỵ đã cận kề, các thầy cô giáo vùng cao, miền núi Nghệ An đang chuẩn bị hành trang để về với gia đình dưới đồng bằng. Nơi vùng cao xa xôi đất trời cũng thay đổi, cây đâm chồi nảy lộc nhưng "điệp khúc buồn" về chuyện thưởng Tết của những giáo viên (GV) nơi đây thì vẫn vậy. Điều kiện các trường miền núi còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt nên hàng năm nguồn kinh phí đưa về hầu hết là lo trang trải cho công tác dạy và học nên GV ở đây chưa bao giờ biết đến chuyện thưởng Tết là như thế nào.
Với các giáo viên vùng cao, miền núi thì chuyện thưởng Tết vẫn là "điệp khúc buồn".
Với nhiều thầy cô miền núi, Tết đến được trở về sum họp bên gia đình, cạnh người thân đã là một niềm hạnh phúc. Một năm trời âm thầm tận tụy với nghề nhưng thầy cô giáo nơi đây chỉ có được từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, hay chút quà nhỏ là những gói mì chính, chai dầu ăn gửi về xuôi như một niềm an ủi.
Thầy Nguyễn Minh Hòa - hiệu trưởng Trường tiểu học Tiền Phong 4 (huyện Quế Phong) cho biết: "Chuyện thưởng Tết với các thầy cô giáo ở trường là cái gì đó xa xỉ, mỗi dịp Tết đến bên công đoàn xem xét thi đua khen thưởng, chứ thưởng Tết thì không có". Là cán bộ quản lý nhưng mỗi khi Tết đến, nghe thông tin các nơi thưởng Tết, thầy Hòa cũng "lực bất tòng tâm".
"Nhà trường ngoài các khoản chi tiêu theo quy định thì không còn khoản nào hết nên chuyện thưởng Tết cho GV cho đến năm nay vẫn chưa thể có được. Chính bản thân tôi hơn mười năm gắn bó vùng cao khi về Tết cũng nhận bó hương trầm hay cuốn lịch của Công đoàn nhà trường gửi biếu thôi", thầy Hòa chia sẻ.
Nhắc đến chuyện thưởng Tết, các thầy cô giáo ở vùng cao, miền Tây xứ Nghệ đều ngậm ngùi. Thế nhưng, chính lòng yêu nghề và cái tâm với nghề giáo đã giúp họ gắn bó, bám trường bám lớp, vượt lên khó khăn miệt mài gieo chữ nơi heo hút núi ngàn. Gần 20 năm gắn bó ở Trường tiểu học Diên Lãm, huyện miền núi Quỳ Châu, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, phần quà Tết lớn nhất mà cô Sầm Thị Mai nhận được là những bó rau, ít măng rừng, một vài cây bánh tét của đồng bào dân tộc Thái gửi kèm khi về xuôi.
Với giáo viên miền núi, đối với họ, niềm vui lớn nhất là thấy học trò của mình đi học đông đủ, no ấm. (Ảnh: Doãn Hòa)
"Nghe một số doanh nghiệp, công sở... họ thưởng Tết vài ba chục triệu đồng, các GV vùng cao như mình bùi ngùi. Nhưng so với cực khổ, khó khăn mà đồng bào ở đây đang phải đối mặt thì chẳng đáng là bao", cô Sầm Thị Mai tâm sự.
Thưởng Tết với những người thầy, người cô cắm bản là một điều quá xa vời.Cô Võ Thị Lộc - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Quỳ Châu cho hay, ở một số trường gần với trung tâm có nhiều thuận lợi hơn thì quà Tết cho GV giới hạn trong khoảng từ 50 - 100 nghìn đồng, ngoài ra công đoàn nhà trường còn hỗ trợ bằng việc cho thêm gói mì chính để thầy cô về ăn Tết.
Tuy nhiên, một số điểm trường thuộc vùng khó khăn ở huyện Quỳ Châu như Châu Hoàn, Châu Phong thì quà của GV mỗi dịp Tết đến xuân về có chăng cũng chỉ là lời chúc sức khỏe, là gói kẹo, bịch cà phê hay mấy thẻ hương trầm mang đặc trưng riêng của phố núi.
"Cuộc sống nơi đây vốn đã thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, GV còn làm cả những việc như vận động, chăm sóc HS, rồi phải đối mặt với bao khó khăn. Có những GV giảng dạy ở vùng cao, vùng sâu mỗi buổi sáng phải lội bộ đường rừng 4 đến 5 cây số mới đến được các điểm trường lẻ để mang được cái chữ đến các em HS... Đối với họ, niềm vui lớn nhất là thấy học trò của mình đi học đông đủ, no ấm", cô Lộc chia sẻ.
Các em học sinh tại điểm trường lẻ Na Lạnh, Diên Lãm, Quỳ Châu được các thầy cô giáo, quan tâm khi Tết về.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại một trường miền núi huyện Quỳ Hợp thì công tác tổ chức thưởng cho GV hàng năm đều có tuy nhiên quà Tết cũng rất ít ỏi. Thầy Lữ Xuân Khầm - hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Hồng Tiến cho biết: "Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu trước hụt sau, nơi ăn, chốn ở nội trú cho GV và HS còn bao việc phải lo, phải làm. Tiết kiệm được đồng nào là lo mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu thiết yếu của trường nên việc thưởng Tết cho GV còn phải suy tính. Với một trường miền núi chúng tôi thì thưởng Tết Quý Tỵ cho GV cao nhất cũng chỉ 200 ngàn đồng mà thôi. Còn các GV đạt các danh hiệu như danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, GV dạy giỏi cấp huyện được thêm 200 ngàn đồng nữa".
Cũng theo thầy Khầm, năm nay ngoài việc thưởng Tết cho GV, nhà trường cũng tặng, thưởng quà Tết cho các em HS nghèo. Để các em nghèo vượt khó, học giỏi được đón Tết ấm áp, Trường PTDT nội trú THCS Hồng Tiến thưởng cho 15 - 20 suất quà cho các em khó khăn nhất, mỗi suất 100 ngàn đồng và thưởng cho các em sách vở, quần áo cho các em.
"Để kịp thời thưởng Tết cho GV và HS, nhà trường đã quyên góp được khoảng 12 triệu đồng. Hiện nhà trường cũng đã mua được hơn 30 bộ quần áo, hơn 500 cuốn sách vở để thưởng cho các em và thưởng thêm bánh kẹo cho GV", thầy Lữ Xuân Khầm cho biết thêm.
Sở GD-ĐT Nghệ An yêu cầu các trường đặc biệt là các trường vùng biên giới, miền núi sau Tết phải đảm bảo 100% học sinh đến trường đầy đủ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Trọng Hoàn - Phó chánh văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết: "Các đơn vị trường học trên địa bàn Nghệ An có mức thưởng Tết cao nhất là 1 triệu đồng, thấp nhất là 100 ngàn đồng. Hầu hết các khối từ mầm non cho đến THPT đều ở mức trung bình từ 100.000 đến 1 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay chung với cả nước nền kinh tế khó khăn cho nên việc thưởng Tết cho GV cũng rất khiêm tốn".
"Trong dịp trước, trong và sau Tết, Sở GD-ĐT Nghệ An sẽ phối hợp và chỉ đạo các trường trên địa bàn toàn tỉnh phổ biến đến các em HS về vấn đề an toàn giao thông, không được đốt pháo, chơi các trò chơi nguy hiểm. Sở GD-ĐT yêu cầu các trường đặc biệt là các trường ở vùng biên giới, miền núi cao sau Tết phải đảm bảo 100% HS đến trường đầy đủ", ông Nguyễn Trọng Hoàn nói.
Nguyễn Duy
Theo dân trí
Những người thầy gắn bó với vùng biên Đăk Long và Đăk Blô là hai xã nằm ở vùng biên giới phía Tây Bắc của huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum giáp với nước bạn Lào. Hơn mười năm về trước, Đăk Long, Đăk Blô vẫn còn là một vùng đồi núi xa xôi cách trở, giao thông đi lại khó khăn, đời sống người dân lạc hậu, quanh năm đói...