Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Nạn nhân “hoàn toàn có cơ hội sống…”
Rất nhiều vấn đề xoay quanh cái chết của chị Lê Thị Thanh Huyền khi phẫu thuật nâng ngực tại Thẩm mỹ viện Cát Tường chưa được làm sáng tỏ.
BS Hoàng Quốc Kỷ – nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Nam – Cuba (Hà Nội)
Để tìm hiểu phần nào về phương pháp phẫu thuật nâng ngực gây ra cái chết cho chị Huyền và cách xử lý của bác sĩ (BS) khi xảy ra tai biến, PV đã có cuộc trao đổi với BS Hoàng Quốc Kỷ – nguyên Giám đốc bệnh viện (BV) Việt Nam – Cuba (Hà Nội), chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
Theo lời khai của chủ cơ sở thẩm mỹ Cát Tường , ông này đã lấy mỡ từ bụng bệnh nhân rồi bơm vào ngực để nâng ngực cho bệnh nhân Huyền. Vậy BS có thể giải thích rõ hơn về phương pháp nâng ngực này?
- Kỹ thuật nâng ngực bằng cách dùng mỡ tự thân để bơm vào ngực là kỹ thuật mới, hiện đại đã được quốc tế trải nghiệm, có nhiều ưu điểm như: Khuôn ngực đẹp mềm mại, tự nhiên, không có sẹo mổ, không cần phẫu thuật đặt túi ngực, hay lo lắng về hiện tượng co thắt túi ngực, dị ứng chất liệu độn…
Nâng ngực bằng cấy mỡ tự thân hiện đang là một xu hướng làm đẹp ngực mới nhất hiện nay. Nâng ngực bằng mỡ tự thân phải được bác sĩ chuyên khoa về phẫu thuật nâng ngực với nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và thực hiện.
Mỡ sau khi được lấy ra từ bụng, đùi sẽ được cho vào máy ly tâm đặc biệt để loại bỏ tất cả những tế bào dạng sợi, các mô không cần thiết. Sau đó lọc lấy những tế bào nhỏ và các tế bào gốc để bơm vào mô tuyến vú hai bên.
Hiện nay, ở Hàn Quốc thực hiện kỹ thuật này rất rộng rãi, nhiều BS của Việt Nam đã sang đây học và áp dụng ở Việt Nam.
Nhưng vì sao chị Huyền khi thực hiện phẫu thuật này đã bị tai biến, nguyên nhân có thể là do đâu?
Video đang HOT
- Bất kể thủ thuật nào trên người cũng có thể gây tai biến. Trong quá trình thực hiện việc lấy mỡ, bơm mỡ vào ngực bệnh nhân Huyền đã xảy ra các rủi ro.
Theo tôi có thể xảy ra 2 giả thiết: Để giảm đau cho bệnh nhân, BS thường phải dùng thuốc gây tê, có thể bệnh nhân đã bị sốc thuốc gây tê rồi tử vong. Khi tiêm dung dịch mỡ vào ngực có thể tiêm vào tĩnh mạch, mỡ đã đi vào mạch máu gây tắc mạch do mỡ khiến tắc động mạch phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Để có được kết luận rõ ràng về nguyên nhân tử vong vẫn phải dựa trên kết quả giải phẫu tử thi.
Có ý kiến cho rằng: Nếu ngay từ khi phát hiện chị Huyền có biểu hiện co giật, BS Tường nhanh chóng đưa nạn nhân vào BV Bạch Mai gần đó cấp cứu thì có khả năng chị Huyền sẽ không tử vong? Ông có đồng tình với ý kiến này không?
- Bệnh nhân hoàn toàn có cơ hội sống, nếu được cấp cứu kịp thời. Kể từ khi bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu co giật, BS tiên lượng tình hình không tốt đưa ngay vào BV Bạch Mai cấp cứu thì bệnh nhân có thể thoát chết.
Hơn 1 tiếng sau khi bệnh nhân xuất hiện tím tái, khó thở, mạch khó bắt, huyết áp không đo được, BS mới cho thở ôxy, truyền thuốc trợ tim thì không ăn thua.
Nếu lúc đó khẩn trương vừa bóp bóng ôxy cho bệnh nhân vừa chuyển vào khoa cấp cứu – BV Bạch Mai gần đó để đặt nội khí quản duy trì hô hấp thì có thể bệnh nhân vẫn còn có cơ hội sống.
Điều đáng tiếc là BS Tường đã chủ quan không tiên lượng được tình hình và cách xử lý không tích cực đã khiến bệnh nhân tử vong.
Đã có không ít chị em mất mạng khi làm đẹp tại các trung tâm thẩm mỹ tư nhân. Ông có thể giải thích vì sao chị em lại thích đến làm tại các cơ sở “chui” như vậy?
- Thực tế là chị em rất thích làm thẩm mỹ “chui” và giấu chồng con, người nhà. Nhân lúc chồng đi công tác vắng vài ngày là tranh thủ đi nâng ngực, sửa mũi, hút mỡ bụng… tại các cơ sở tư nhân, mà không lường hết được nguy hiểm có thể xảy ra.
Tôi đã từng khuyên nhiều chị em nên đến các khoa thẩm mỹ của các BV công có phòng mổ với đầy đủ phương tiện cấp cứu để làm đẹp. Nhưng chị em vẫn cứ “chui” vào các cơ sở tư nhân, với lý do rất ngại vào các BV công vì sợ lộ khi gặp người quen, sợ các thủ tục hành chính… Đó là những lý do chị em tìm đến các cơ sở tư nhân.
Hiện, ở Hà Nội chưa có BV thẩm mỹ, trong khi đó ở Hàn Quốc có tới hàng trăm BV thẩm mỹ thu hút khách hàng khắp khu vực Châu Á. Họ đến những BV này được đảm bảo riêng tư, an toàn, vì BV được trang bị đủ các thiết bị hiện đại.
Có lẽ chúng ta cần sớm có những BV thẩm mỹ như vậy để đáp ứng mong mỏi nâng cấp sắc đẹp của chị em, và cũng để tránh cho chị em gặp những rủi ro đáng tiếc khi phải làm thẩm mỹ “chui”.
Theo Xahoi
Cần xác định lại bác sĩ có ném xác nạn nhân xuống sông hay không!
"Cần phải xác định lại lời khai của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường có thực sự ném xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền xuống sông hay không"...
Những thợ lặn chuyên nghiệp nỗ lực tiếp tìm kiếm xác chị Huyền ở khu vực chân cầu Thanh Trì
Anh Cường, người từng nhiều lần lặn tìm xác ở khu vực sông ở chân cầu Long Biên đã khẳng định như vậy.
Cuộc tìm kiếm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền diễn ra vào sáng nay (25/10) đã tạm nghỉ vào lúc 11h10 mà không có kết quả nào. Mọi nỗ lực tìm kiếm vẫn đang rơi vào bế tắc và vô vọng.
Trên bờ, những thân nhân của chị Huyền chắp tay cầu nguyện và mong chị "sống khôn chết thiêng", phù hộ để sớm tìm thấy thi thể chị.
Người thân mong ngóng tìm thấy thi thể chị Huyền
Theo anh Cường, một người có hơn 30 năm kinh nghiệm sông nước, từng nhiều lần trực tiếp lặn tìm xác ở khu vực sông ở chân cầu Long Biên (cách cầu Thanh Trì vài km về phía thượng du), khẳng định: Nếu thực sự bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường vứt chị Lê Thị Thanh Huyền xuống sông thì cái xác chưa thể trôi xa được và vẫn quanh quẩn ở khu vực này.
"Kinh nghiệm của dân sông nước chúng tôi, sau khi chìm dưới nước khoảng 3 ngày, xác nạn nhân sẽ nổi lên" - anh Cường cho hay.
"Nếu thực sự có người bị vứt xuống khu vực này, tôi bảo đảm lặn mò trong bán kính khoảng 200 m sẽ thấy ngay. Đằng này lặn tìm suốt từ hôm qua đến giờ không thấy, tôi sợ là chưa chắc cái xác đã được vứt xuống đây" - anh Cường tỏ ra băn khoăn.
Vì vậy, theo anh Cường là cần phải kiểm chứng lại lời khai của bác sĩ Tường, rằng có đúng là anh ta vứt xác xuống cầu hay không. Cần phải xác định đúng là anh ta vứt thi thể chị Huyền xuống sông ở khu vực cầu Thanh Trì, thì cuộc tìm kiếm may ra mới có kết quả.
"Nhỡ may anh ta không vứt xuống sông mà phi tang ở chỗ khác thì sao?" - anh Cường đặt nghi vấn.
Người dân tập trung trên bờ sông theo dõi, chờ tin cuộc tìm kiếm thi thể nạn nhân
Ngoài ra, theo những người dân ở sông nước tại khu vực Long Biên, khu vực này có rất nhiều điểm khai thác cát. Và không loại trừ khả năng, sau khi chị Huyền bị vứt xuống sông, xác bị chìm và sẽ bị cuốn và xoáy vào ống hút cát và sẽ bị vùi lấp trong đó. Nếu thực sự như vậy, cuộc tìm kiếm sẽ rất gian nan.
Theo Xahoi
Vợ BS Tường đã khuyên đưa nạn nhân đến bệnh viện Thấy chị Huyền tắt thở, vợ bác sỹ Tường đã cố khuyên chồng đưa nạn nhân đến bệnh viện và thông báo cho gia đình chị Huyền biết... BS Tường tại cơ quan công an Một cán bộ điều tra Công an Hà Nội cho hay, sau khi thấy chị Huyền tắt thở, bác sỹ (BS)Tường đã gọi điện cho vợ. Người vợ...