Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Mẹ chị Huyền lên tiếng về kết quả ADN
Gia đình chị Huyền – nạn nhân vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường khẳng định thông tin ADN của chị Huyền chỉ trùng 95% với mẹ đẻ là hoàn toàn bịa đặt. Thêm vào đó, gia đình bày tỏ sự mệt mỏi và bức xúc trước những tin đồn thất thiệt liên quan đến việc đã tìm thấy xác chị Huyền.
Những ngày qua, thông tin về việc ADN của chị Huyền – nạn nhân vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường chỉ trùng 95% với mẹ đẻ đang gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của báo chí, bà Hiền – mẹ đẻ chị Huyền khẳng định thông tin này là hoàn toàn không có cơ sở.
Chiều 18/8, một tờ báo đưa tin rằng kết quả giám định ADN của thi thể chị Huyền – nạn nhân của vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường chỉ trùng khớp 95% so với mẹ đẻ. Tờ báo này còn đưa tin gia đình bà Nguyễn Thị Hiền – mẹ đẻ của chị Lê Thị Thanh Huyền tỏ ra băn khoăn: “95% liệu có chuẩn xác? Có sai số gì về ADN của đứa con gái tội nghiệp của bà?”
Trao đổi với báo chí về thông tin này, bà Hiền tỏ ra vô cùng bức xúc vì bà không hề cung cấp thông tin nào như nêu trên. Bà cho hay, “Không hiểu thông tin ấy từ đâu ra. Trong bài báo họ trích lời tôi nói như thế, nhưng tôi khẳng định mình không trả lời bất cứ thông tin nào liên quan đến việc này. Kể từ sau khi tìm thấy xác con gái, tôi không muốn suy nghĩ gì nữa cả, vì tôi tin mọi chuyện sai trái đã có pháp luật lo. Cũng từ đó, tôi không hề có cuộc tiếp xúc nào với phóng viên báo chí, bởi vậy mà tôi cho rằng, thông tin trên là do người viết hoàn toàn bịa đặt.”
Mẹ nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường khẳng định thi thể được tìm thấy của chị Huyền. Ảnh minh họa
Bà Hiền cho biết, “Cơ quan giám định công bố kết quả giám định ADN mẫu vật của gia đình và thi thể Huyền trùng khớp gần như là 100%, chính xác là 99,99%. Tỷ lệ giám định như thế thì không tin tưởng sao được. Gia đình tôi đã nói nhiều lần là hoàn toàn tin tưởng vào kết quả giám định ADN của cơ quan giám định. Tôi cũng không hiểu vì sao lại có thông tin tin trùng khớp chỉ 95% trên báo chí.”
Bà cũng cho biết thêm, ngay sau khi nhận được thông tin tìm thấy thi thể con gái bà, cả gia đình đều rất vui mừng, bởi sau 10 tháng trời ròng rã tìm kiếm khắp nơi nhưng không có kết quả, thì nay họ cũng đã đưa được thi thể người thân về. Bà kể lại, “Ngay khi có kết quả giám định ADN, gia đình chúng tôi đã khẳng định hoàn toàn tin tưởng vào kết quả này. Nếu không tin tưởng, thì chúng tôi bỏ chi phí ra tổ chức lễ cầu siêu làm gì, nếu không tin tưởng, thì tại sao tôi lại phải viết thư cảm ơn gửi tới các cơ quan chức năng vì đã tìm thấy thi thể con gái tôi?”
Thêm vào đó, bà Hiền tâm sự: “Thời gian này, chúng tôi đã quá mệt mỏi rồi, chúng tôi chỉ muốn được nghỉ ngơi, yên tâm hương khói cho con gái. Vì vậy, tôi mong rằng, sẽ không còn tờ báo nào đăng những tin như thế này nữa, để không làm ảnh hưởng đến gia đình chúng tôi. Nếu còn đưa tin 1 chiều làm ảnh hưởng đến gia đình tôi, thì tôi sẵn sàng mời họ lên công an làm việc”.
Video đang HOT
Gia đình nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường mệt mỏi trước những tin đồn thất thiệt. Ảnh minh họa
Ngoài ra, thay mặt toàn thể gia đình, bà cũng bày tỏ sự tin tưởng và mong muốn các cơ quan điều tra sẽ sớm làm rõ những góc khuất trong vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường, trả lại công bằng cho người bị hại, và trừng trị thích đáng đối với những kẻ đã gây ra tội ác.
Bàn về vấn đề này, giáo sư Lê Đình Lương, Chủ tịch Hội Di truyền học Việt Nam từng nhận định trên báo chí rằng, trong giám định ADN, với những mẫu giám định người sống thì xác suất sai gần như bằng 0. Nhưng đối với những hài cốt lâu năm thì xác suất đúng chỉ là 95 – 97% vì ADN trong hài cốt chôn lâu năm trong điều kiện khí hậu nóng ẩm không còn chất lượng nữa.
Thêm vào đó, quy trình từ lúc có mẫu đến lúc cho ra kết quả ADN khá phức tạp và sử dụng nhiều loại máy khác nhau, trong đó quan trọng nhất là khâu tách chiết ADN. Lúc này, yêu cầu về trình độ của kỹ thuật viên khá cao. Nếu tách chiết không chuẩn thì sẽ cho ra kết quả sai lệch…
Gia đình chị Huyền muốn hung thủ vụ thẩm mỹ viện Cát Tường sớm bị trừng trị đích đáng. Ảnh minh họa
Thế nhưng, ngay cả những mẫu được chôn cất, việc lấy mẫu ADN cũng có độ khó – dễ khác nhau. Nếu thi thể chôn cất ở vùng đất có nhiều vi khuẩn thì sẽ rất khó khăn trong việc chiết tách ADN. Thậm chí có những mẫu xương không còn ADN nữa. Tuy nhiên, các mẫu này đa phần là vài chục năm chứ chưa bao giờ có mẫu xương của người mất vài tháng mà không tìm được ADN, dù là dưới nước hay được chôn cất bình thường.
Khi được hỏi về khả năng chính xác trong mẫu xương của chị Huyền – nạn nhân của vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường, giáo sư Lê Đình Lương cho hay, nếu được cầm mẫu xương đó thì ông mới có thể biết chắc chắn nó còn ADN không.
Còn nói về tính chính xác thì chắc hẳn các cơ quan chức năng đã làm rất kỹ rồi, nên một khi cơ quan chức năng đã làm rõ thì không nên đặt câu hỏi thêm về việc mẫu đó có chính xác hay không. Còn thực tế cũng đã có những vụ việc, thậm chí người ta không thực hiện phân tích ADN mà vẫn cho ra kết quả.
Theo Chât lương Viêt Nam
Em ruột báo mộng, cha già hoang mang về đứa con đẻ nhờ
Mọi chuyện đều êm đềm cho đến một ngày, ông Chung nằm mơ người em trai đã mất của mình về báo mộng đứa trẻ không phải là con của ông.
Trong hang loat nhưng câu chuyên bi hai vê viêc xet nghiêm tim huyêt thông, ba Nguyên Thi Nga, Giam đôc Trung tâm xet nghiêm ADN Ha Nôi kê vê trương hơp cua môt khach hang cung canh đi "nhơ" ngươi sinh con trai.
Cô đưa con đê hương khoi
Trường hợp của ông Cao Văn Chung (63 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) cung la môt câu chuyên điên hinh đươc ba Nga chia se vơi chung tôi. Theo như lơi kê cua ông Chung vơi can bô cua trung tâm. Ông Chung cho biêt minh sinh được 2 người con một con trai và một con gái.
Ảnh minh họa
Co nêp, có te ông ba nghi cuôc đơi minh như thê la hanh phuc đu rôi. Nhưng ơ đơi không ai ngơ tơi, khi ông bà bước sang tuổi 50, con trai của ông bị tai nạn giao thông. Sau gân môt thang chiên đâu vơi tư thân, đưa con đa qua đơi. Quá đau lòng trước cái chết của con, vợ ông Chung sinh ra đau ốm. Người con gái duy nhất của ông bà lại lấy chồng xa không về thăm cha mẹ thường xuyên được.
Tuổi già cô đơn, vợ không thể sinh thêm con, ông bà bàn nhau chuyên ra ngoài nhờ người khác sinh con hộ. Mai căn nha hoang lanh vi thiêu tiêng tre thơ. Chau ngoai cung không vê ơ vơi ông ba. Điêu ây khiên vợ ông Chung dù con chut ghen nhưng bà cũng đồng ý cho chồng nhờ người sinh con.
Qua mai mối, ông Chung tìm được một người phụ nữ độc thân ngoài 30 tuổi. Thấy người phụ nữ lanh lợi, hoat bat nên ông yên tâm "gửi vàng". 9 tháng sau, ông bế một bé trai bụ bẫm về nhà cho gia đình. Ai cũng vui mừng vì đứa trẻ giống ông Chung như đúc.
Ông ba vui vi ơ tuôi gia đươc chăm con mon. Tư ngay co con trai, vơ chông ông Chung vui hăn. Nôi đau vi đưa con lơn đa mât nguôi ngoai dân. Bao tinh yêu thương ông danh tron cho con minh. Đưa tre lơn lên băng tinh yêu thương vô bơ bên cua bô me gia. Co luc, đưa con đi hoc ngươi ta trêu ông bê chau. Ban đâu ông hơi đo măt nhưng sau nay ông manh dan khoe "con tôi đây".
Cơn ac mông sau giấc mơ báo mộng
Mọi chuyện đều êm đềm diễn ra cho đến một ngày, ông Chung nằm mơ người em trai đã mất của mình về báo mộng đứa trẻ không phải là con của ông. Trước đó, người em trai báo mộng cho ông mô cua minh ơ đâu. Nhơ lai, ông Chung bao "chú ấy về báo nơi yên nghỉ cuối cùng của chú ấy rất đúng, nên khi báo mộng về đứa trẻ, tôi băn khoăn lắm".
Nghe ông Chung noi thê, ba Nga đap, ông đa tin rôi thi con lam xet nghiêm la gi. Nhưng du tin tương la con minh, ông vân muôn khoa hoc chưng minh đê yên tâm hơn. Noi rồi, ông Chung vẫn xin giấy được khai thủ tục làm xét nghiệm ADN.
Ông than răng : "Tôi khổ lắm, biết là con mình nhưng vẫn phải làm xét nghiệm thôi cô. Nếu không làm người trong nhà cứ nghi ngờ sợ tôi nuôi con tu hú".
Một tuần sau, khi có kết quả ADN, đứa trẻ là con đẻ của mình. Người cha già ôm con khóc thút thít: "Tôi biết cảm giác của mình luôn chính xác mà. Nhưng từ nay người nhà tôi sẽ không còn nghi ngờ về máu mủ của mình nữa". Vừa nói vừa cười người đàn ông đầu đã bạc dắt đứa con bằng tuổi cháu nội đi về trong niềm vui khôn xiết.
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Đình Lương,Tổng thư kí Hội Di truyền học Việt Nam cho biết trung tâm đã phục vụ hơn 3.000 trường hợp tự nguyện xác định huyết thống, phục vụ tòa án, các sứ quán, trong nước và từ nước ngoài gửi mẫu về yêu cầu. Trong đó, 80% đến vì chuyện hôn nhân, gia đình, xác định huyết thống của con, cháu mà các nhân viên ở đây thường nói đùa gọi dịch vụ này là "ai là ai"!
Hơn 3.000 ca là gần 3.000 câu chuyện cuộc đời đầy đủ hỷ, nộ, ái, ố cùng những éo le, bi kịch đủ viết nên một cuốn sách ly kỳ như tiểu thuyết. Những trường hợp trên là 1 trong số hàng nghìn câu chuyện khác nhau được bộc bạch tại đây.
Theo Infonet