Vụ “thách cắn của quý được 100 triệu”: Xử thế nào?
Chuyện thách đố “cắn của quý” tưởng như tào lao, nhưng khi vụ việc đã được đưa ra Toà thì không phải là chuyện đùa nữa…
Ông H, nhân vật chính của câu chuyện
Ông H. năm nay gần 65 tuổi, trú tại huyện C, tỉnh T, được xem như là người “đại gia hai lúa” giàu có nhất vùng. Không chỉ giàu có, ông lại nằm trong thành phần là “quan chức xã”, vừa có tiền, vừa có quyền. Mọi chuyện bắt đầu từ bữa rượu của một người hàng xóm, tham gia uống có ông H, chị L bán thịt heo, người yêu cũ của ông H và mấy người hàng xóm khác. Cao hứng, người yêu cũ còn lôi đặc điểm ít người biết của ông H ra nói để chứng minh sự thân mật ngày trước của mình.
Chị bán thịt heo nghe vậy chắc khó chịu, nên có nói vài câu không lọt tai, khiến ông H cáu. Cho rằng chị bán thịt heo đang hạ nhục mình, ông H thách: “Dám cắn cái đó của tao không? Dám cắn tao cho 100 triệu”. Đang có men rượu, chị L chẳng chịu kém cạnh, liền hành xử theo kiểu “ thích thì chiều”. Chuyện tưởng đùa hoá thật khi ông H cho rằng chị L “xâm phạm thân thể” còn chị L thì đòi ông H phải thực hiện lời hứa. Cả hai cùng làm đơn gửi ra UBND xã tố cáo nhau đòi bồi thường tổn thất tinh thần và thân thể. Ngoài chuyện tố cáo hành vi hạ nhục người khác của ông H, chị bán thịt heo còn yêu cầu ông H phải trả 100 triệu đồng vì đó là số tiền mà ông H đã cam kết trước mặt nhiều người rằng sẽ trả nếu chị dám cắn… của ông.
Video đang HOT
Chính quyền lẫn công an xã đã tiến hành hòa giải nhưng không thành. Theo yêu cầu của cả hai bên, công an xã đành chuyển hồ sơ lên công an huyện. Phía công an huyện xác định, vết thương do chị bán thịt cắn ông H là không có gì nên không xử lý chị bán thịt. Còn về phần chị L, nếu chị muốn kiện đòi bồi thường danh dự, tiền bạc thì cứ sang Tòa án. Theo thông tin mới nhất, thì TAND huyện C đã thụ lý đơn của chị bán thịt heo, chị cũng đóng án phí hết 500 nghìn.
Giải quyết thế nào?
Vậy, vụ việc hy hữu này có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không? Có ý kiến cho rằng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, nhưng ý kiến khác lại cho rằng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì thuộc quan hệ pháp luật dân sự nào?
Theo phân tích của một số luật gia, việc “thánh đố” của ông H có sự chứng kiến của nhiều người là một sự kiện pháp lý. Ông H ra điều kiện phải thực hiện, người thực hiện đầy đủ điều kiện của ông H đề ra sẽ được nhận 100 triệu đồng của ông H. Việc chị L đồng ý thực hiện điều kiện của ông H và trước khi chị L thực hiện hành vi thì ông H không phản đối nên đây là một giao dịch dân sự có điều kiện.
Theo Điều 121 BLDS thì giao dịch dân sự là “hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Về hợp đồng dân sự, Điều 388 BLDS quy định như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Việc ông H thỏa thuận để chị L thực hiện hành vi để xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự đối với ông H và đối với chị L là đúng với quy định của Điều 388 BLDS nên sự thỏa thuận giữa ông H với chị L là một hợp đồng dân sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 401 BLDS thì hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trường hợp của ông H với chị L là trường hợp giao kết bằng lời nói và bằng hành vi cụ thể.
Việc ông H “thách đố” chính là hành vi hứa thưởng. Điều 590 BLDS quy định về hứa thưởng như sau: “1. Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng. 2. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội”. Vấn đề là giao dịch dân sự giữa ông H với chị L có trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hay không?. Có ý kiến cho rằng hiện chưa có văn bản nào quy định hành vi trên là trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Chị L đã thực hiện đầy đủ điều kiện và yêu cầu của ông H nhưng ông H không thực hiện nghĩa vụ đối với lời hứa của mình trước mọi người là vi phạm hợp đồng. Cụ thể là ông H vi phạm nghĩa vụ trả tiền nên căn cứ vào quy định tại Điều 290, Điều 590 BLDS để buộc ông H thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, mặc dù hành vi hành vi “hứa thưởng” của ông H là có thật, cũng chưa có quy định nào cấm, nhưng nội dung hứa thưởng và việc thực hiện lại không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Cụ thể, hành vi ông H thách đố rồi cởi quần để lộ “của quý” khi có mặt nhiều người, trong đó có cả phụ nữ là khó chấp nhận. Việc chị L thực hiện hành vi “cắn cái đó” trước mặt mọi người cũng không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Vì vậy, không có căn cứ để xem xét đơn khởi kiện của chị L.
Theo Xahoi
Bợm nhậu miền Tây: Chớ dại "hun" vợ bạn
"Không có cái dại nào giống cái dại nào", câu chuyện về bợm nhậu miền Tây chỉ vì khen, đòi "hun" vợ bạn nhậu mà suýt mất mạng, tàn tật suốt đời là một trong những cái dại đó...
Tàn tật vì khen vợ bạn nhậu
Cuối năm 2011, vào một chiều đẹp trời, H.M.T. (19 tuổi, ngụ xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) chạy mô tô đến quán của ông Năm Phải cùng xã, gặp ông đang ngồi uống rượu với N.C.C. (36 tuổi, ngụ quận Ô Môn - TP Cần Thơ). Vốn quen biết nhau nên C. rủ T. cùng nhậu chung cho vui. Vài tua xoay vòng, ai cũng ngà ngà say, cuộc nhậu thêm rôm rả. Lúc này C. buộc miệng hỏi T.: "Hôm tao gặp con nhỏ mặc áo đỏ ở nhà mày là người ở hay vợ mày?". T. nói: "Vợ em đó". C. tiếp tục: "Vợ mày dễ cưng quá, bữa nào cho tao 'hun' một cái cho đã nhé". T. gằn giọng: "Tui không thích giỡn như vậy nha!". C. càng lấn tới: "Anh em không hà, không lẽ mày đánh tao". T. bực mình đáp trả: "Anh đừng giỡn kiểu đó, tui đánh thiệt chớ không nói chơi đâu"... Trước sự dòm ngó, xầm xì của những người trong quán nhậu và cái kiểu cười khích của C. làm T. bực mình đứng lên tuyên bố với mọi người sẽ về nhà lấy dao chém C. vì những lời lẽ xúc phạm của bạn nhậu, nhưng được mọi người can ngăn.
Ngay lúc này, vợ T. đến quán tìm T. và hai vợ chồng cùng về. Đến nhà, T. nhớ lại những câu nói của C. mà lòng vô cùng bực tức liền ra sau nhà lấy một con dao chạy đến quán, chém thẳng vào đầu, lưng C. nhiều nhát. Theo kết quả giám định, tỷ lệ thương tích của C. là 4%... Bây giờ trong nhiều cuộc nhậu, dân ở địa phương hay đem câu chuyện này ra như lời nhắc nhở, "chớ dại mà đòi 'hun' vợ bạn trong trận nhậu nhé"...
Khi đã ngà ngà say, dân nhậu dễ mất khả năng kiểm soát hành vi của mình (Ảnh minh họa)
"Hun" vợ bạn nhậu: Thương tật 30% vĩnh viễn
Cách nay chưa lâu, gia đình của chị P.T.N.B. (xã Đ., huyện Vũng Liêm - Vĩnh Long) làm đám giỗ cha và có mời một số khách đến dùng cơm thân mật. Trong đó, có 2 vị khách quen thân lâu ngày không gặp là P.T.P. và L.B. cùng ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh chẳng ngại đường xa, mang 2 thùng bia lon đến dự.
Vào bàn tiệc, chị N.B. giới thiệu với mọi người và chồng mình cho 2 người bạn thân lâu ngày không gặp. Rồi mọi người cùng nâng ly, giao lưu, "đá bổng đá bỏ", tiệc nhậu càng thêm rôm rả. Bia rượu vào, thêm phấn khích, cảm kích trước sự nhiệt tình của bạn phương xa, chị N.B "tặng" anh P. một... nụ hôn! Nhìn thấy vợ mình hôn người đàn ông khác, anh chồng bắt đầu "lên máu" ghen nhưng cố kìm lại cho vui nhà bên vợ... Thấy gia chủ quá nhiệt tình, 2 vị khách quyết chơi tới bến, tranh thủ ra ngoài mua bia về nhậu tiếp... Lúc này, khách đi đám giỗ về hết. Trên bàn nhậu chỉ còn lại 4 người gồm: vợ chồng gia chủ và 2 người bạn quý của vợ gia chủ. Uống tiếp một lúc, anh P. đi "xả nước cứu thân", L.B. thì ra ngoài nghe điện thoại. Ông chồng vào nhà kiếm thêm mồi ra đãi khách của vợ. Thấy anh P. ra ngoài khá lâu, chị N.B. đi ra tìm bạn mời vô nhậu tiếp.
Trên đường vào, tranh thủ lúc vắng người, anh P. đã "tặng" gia chủ N.B. một nụ hôn để đáp trả tấm thịnh tình. Vụ việc trở nên "banh chành" khi cảnh nhạy cảm này bị ông chồng bắt gặp liền hỏi: "Ông có gì với vợ tôi mà hôn vậy?". anh P. trả lời tỉnh queo: "Anh em không hà". Lúc này, L.B. nghe điện thoại xong trở vào bàn nhậu, khuyên can 2 bên và tiếp tục cuộc nhậu. Ấm ức trong lòng, ông chồng vào nhà xách dao tìm anh P. nói chuyện. Khi thấy L.B đang nghe điện thoại ông chồng vung tay chém một phát vào lưng, làm vị khách này phải nhảy xuống sông trốn thoát. Chưa dừng lại, ông chồng xông tới chém người hôn vợ mình một phát gần đứt lìa bàn tay trái, phải lên tận TP.HCM cấp cứu. Kết quả giám định cho thấy tỷ lệ thương tật của vị khách tên P.T.P. là 30%...
Theo 24h
Bợm nhậu miền Tây: Rượu vào... "đổi vợ" Về miệt U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, nghe những giai thoại xảy ra trên bàn nhậu mà té ngửa. Hai câu chuyện bợm nhậu được bạn thân nhờ đánh vợ và bợm nhậu "đổi vợ" được kể ra dưới đây, được bà con, cán bộ địa phương xác nhận là chuyện thật 100%. Kêu bạn nhậu đánh vợ mình Trong chuyến công...