Vụ Terry phân biệt chủng tộc ‘nóng’ trở lại
Ban tổ chức giải Ngoại hạng Anh đã quyết định bỏ nghi thức bắt tay trước trận Chelsea – QPR do lo ngại ảnh hưởng từ vụ kiện tụng liên quan đến John Terry và Anton Ferdinand.
Anton Ferdinand và John Terry đấu khẩu trong trận lượt đi.
Luật sự của Ferdinand đã khuyên anh không nên bắt tay Terry trong lần tái ngộ đầu tiên ở giải Ngoại hạng Anh kể từ sau vụ Terry bị cáo buộc có hành vi phân biệt chủng tộc bởi cầu thủ của QPR cuối năm ngoái. Sau khi lắng nghe tham vấn về luật, ban tổ chức đã quyết định bỏ nghi thức bắt tay giữa hai đội.
Video đang HOT
Thông báo hôm thứ sáu cho biết: “Quan điểm của ban tổ chức về nghi trức bắt tay trước trận đấu không thay đổi. Trong những trường hợp thông thường, nghi thức đó cần phải được tôn trọng. Tuy nhiên, sau khi thảo luận với cả hai phía Chelsea và QPR về những vấn đề liên quan đến luật phát sinh từ vụ John Terry và Anton Ferdinand, chúng tôi quyết định bỏ nghi thức bắt tay trong trận đấu ngày chủ nhật tới”.
Terry bị cáo buộc có hành vi phân biệt chủng tộc trong trận lượt đi năm ngoái và bị tước băng đội trưởng đội tuyển Anh vì chuyện này. Trung vệ của Chelsea đã thề sẽ chiến đấu “bằng cả răng và móng tay” để chứng minh sự trong sạch. Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 9/7.
Liên đoàn bóng đá Anh trước đó đã bỏ nghi thức bắt tay trước trận đấu khi hai đội gặp nhau ở FA Cup hồi tháng 1, nhưng Ngoại Hạng Anh trước đó khẳng định sẽ không làm điều tương tự.
Đây không phải là lần đầu tiên giới chức bóng đá xứ sương mù cảm thấy đau đầu về chuyện bắt tay trước trận đấu. Vụ Luis Suarez từ chối bắt tay hậu vệ Patrice Evra trong trận Liverpool – MU gần đây là một điển hình. Tiền đạo người Uruguay đã bị treo giò 8 trận do có phát ngôn phân biệt chủng tộc với Evra trong trận lượt đi giữa hai đội.
Ban tổ chức Ngoại Hạng Anh cảm thấy có ít lựa chọn cho trận Chelsea – QPR sau khi lắng nghe tham vấn về luật. Luật sư của Ferdinand cho rằng việc bắt tay sẽ không có lợi cho phiên xử, trong khi nhóm luật sư của Terry cho rằng nếu cầu thủ của QPR từ chối bắt tay cũng sẽ gây tổn hại.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sao Liverpool vướng nghi án phân biệt chủng tộc
Một hãng bảo hiểm Tây Ban Nha vừa phải rút lại đoạn video quảng cáo mà Pepe Reina là nhân vật chính vì bị cáo buộc phân biệt chủng tộc.
Bối cảnh của đoạn video dài 26 giây quảng cáo cho hãng bảo hiểm Groupama nằm giữa rừng và Reina đang được một bộ tộc người da màu cùng tù trưởng của họ đón tiếp.
Do Reina trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là Hoàng hậu, người tù trưởng trêu thủ môn của Liverpool bằng cách giả vờ gợi ý anh này quan hệ tình dục: "Tôi là Vua, còn anh là Hoàng hậu".
Reina sau đó đáp lại bằng cái nhíu mày có vẻ khó chịu và nói với vẻ châm biếm: "Tôi thấy an toàn, la la la".
Reina bị cho là có cử chỉ xúc phạm và phân biệt với người da màu trong đoạn video quảng cáo.
Hàm ý trong đoạn quảng cáo này vấp phải sự phản ứng gay gắt từ Operation Black Vote - một nhóm hoạt động phi chính trị ở Anh. Và Groupama đã phải cho hủy chiến đoạn video trên truyền hình Tây Ban Nha.
"Tôi bị sốc nặng với những gì được truyền tải trong đoạn video. Những người Tây Ban Nha sẽ nghĩ gì nếu bị người Anh coi là tụt hậu, ngớ ngẩn và đồng tính? Reina đã sống và làm việc ở Anh gần một thập niên. Cách cậu ta mô tả người da màu như thế liệu có ổn? Liệu những đồng đội da màu với Reina có thể cười khi xem đoạn video quảng cáo này?", người đứng đầu Operation Black Vote, Simon Woolley bình luận.
Groupama, trong khi đó, một mực khẳng định họ không hề có ý xúc phạm hay phân biệt bất kỳ ai trong đoạn quảng cáo. Tuy nhiên, hãng bảo hiểm nhân thọ này đã cho hủy việc chiều đoạn quảng cáo trên truyền hình Tây Ban Nha.
Reina là trụ cột thứ hai của Liverpool vướng cáo buộc phân biệt chủng tộc chỉ trong vòng ba tháng qua. Trước đó, Luis Suarez bị buộc tội đã có những lời lẽ nhục mạ với hậu vệ trái người da màu của MU Patrick Evra trong trận đấu ở giải Ngoại hạng. Tiền đạo người Uruguay vì thế bị phạt treo giò tám trận và phải nộp 40.000 bảng tiền phạt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Người da màu không thể làm HLV và quan chức bóng đá: Dù thế nào, sự phân biệt vẫn tồn tại Việc chỉ phạt tiền các CLB không phải là cách làm thực sự tốt. Dừng trận đấu cho đến khi việc lạm dụng phân biệt chấm dứt đang là cách được áp dụng hiệu quả tại Hà Lan, Italia và nhiều nơi khác. Hệ quả là phần lớn CĐV sẽ khó chịu với những kẻ có hành vi phân biệt chủng tộc bởi...